KKT Cửa khẩu A Đớt tỉnh Thừa Thiên Huế | Diện tích: 10.184 HA – Thời hạn: 2058
Ngày 22 tháng 5 năm 2008,Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là khu kinh tế cửa khẩu sát đường biên giới Việt Nam-Lào, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Trung Bộ Việt Nam. Khu kinh tế này được thành lập vào tháng 6 năm 2008 với thành tố chính là Cửa khẩu A Đớt. Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt rộng 101,84 km², tức 10.184 ha.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt có 7 phân khu chức năng gồm: Khu đô thị Hương Lâm; Khu công nghiệp Hương Lâm; Khu vực cửa khẩu A Đớt; Khu đô thị trung tâm A Đớt; Khu đô thị sinh thái và du lịch A Roàng; Khu vực phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng (khu vực xây dựng phi tập trung); Khu bảo tồn hạn chế xây dựng.
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt bao gồm các xã A Đớt, Hương Lâm và một phần xã A Roàng thuộc huyện A Lưới với diện tích khoảng 10.184 ha. Ranh giới địa lý được xác định như sau:
– Phía Bắc giáp xã Hương Phong, huyện A Lưới;
– Phía Nam giáp huyện Ka Lưm, tỉnh Sê Kông, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
– Phía Đông giáp xã Hương Nguyên và phần còn lại của xã A Roàng, huyện A Lưới;
– Phía Tây giáp xã Đông Sơn, huyện A Lưới.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm thương mại – dịch vụ – du lịch – công nghiệp – đô thị và nông lâm nghiệp. Hướng phát triển không gian chính của Khu kinh tế theo thung lũng ven sông A Sáp, thuộc xã A Đớt và xã Hương Lâm. Nâng cấp xã A Đớt đạt chuẩn đô thị loại 5.
Đường trục chính đô thị gồm 3 tuyến có quy mô mặt cắt 34 m; Đường liên khu vực có quy mô 27 m; Đường khu vực có mặt cắt từ 20,5 – 22,5 m; Đường cho khu vực trang trại có quy mô mặt cắt 7,5 m.
+ Bố trí 5 nút giao chính trên đường Hồ Chí Minh và đường nối cửa khẩu, thiết kế cùng cốt, có đảo giao thông phân luồng, dẫn hướng. Xây dựng mới 3 cầu trên sông A Sáp, cải tạo một số cống cũ thành cầu. Bố trí 01 điểm đỗ xe cấp thành phố và 02 điểm đỗ xe cấp khu vực.
+ Giao thông công cộng: Sử dụng xe buýt kết nối Khu kinh tế với đô thị A Lưới, thành phố Huế, đô thị Chân Mây – Lăng Cô. Hệ thống điện
– Tổng nhu cầu cấp nước cho Khu kinh tế đợt đầu: 7.480 m3/ngày đêm; dài hạn: 7.480 m3/ngày đêm.
– Nguồn cấp nước sinh hoạt: Nước mặt sông A Sáp và sông Bồ;
+ Trạm cấp nước số 1 công suất đến năm 2020: 8.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030: 12.000 m3/ngày đêm tại phía Tây của Khu kinh tế thuộc xã A Đớt, lấy nước từ hồ chứa nước trên nhánh suối thượng nguồn sông A Sáp.
+ Trạm cấp nước số 2 công suất đến năm 2020: 1.000 m3/ngày đêm, đến năm 2030: 1.000 m3/ngày đêm tại xã A Roàng, lấy nước từ hồ thủy điện A Roàng.
+ Giai đoạn ngắn hạn: Sử dụng nguồn điện từ nhà máy thủy điện A Roàng và từ nguồn điện quốc gia qua lưới trung thế sau trạm trung gian Bốt Đỏ;
+ Giai đoạn dài hạn: Xây mới trạm 110 KV gần khu công nghiệp Hương Lâm, dự kiến tổng cộng suất 41MVA.
Tuyến điện 35 KV từ thủy điện A Roàng đi trung gian Bốt Đỏ phục vụ cho Khu kinh tế. Tương lai khi trạm 110 KV được xây dựng tại A Đớt có thể chuyển đường dây về đấu nối với trạm.
+ Lưới điện trung áp: Cải tạo nâng áp tuyến 15 KV lộ 872 trung gian Bốt Đỏ thành 22 KV. Xây mới 01 tuyến trung áp 22 KV từ trung gian Bốt Đỏ về Khu kinh tế. Giai đoạn dài hạn khi có trạm 110 KV sẽ bổ sung thêm các xuất tuyến 22 KV đến các hạng mục trọng tâm như: Khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp Hương Lâm, các khu dân cư.
+ Trạm hạ thế là trạm kín; sử dụng đường dây nổi. Tại khu trung tâm và cửa khẩu có thể sử dụng cáp ngầm.
+ Xây dựng lưới điện chiếu sáng phủ kín 100% lưới đường chính đô thị.
+ Quy hoạch hệ thống thoát nước riêng cho các khu vực trung tâm với dân cư mật độ cao và khu công nghiệp tập trung. Các khu vực khác sử dụng hệ thống thoát nước chung.
+ Xử lý nước thải: Các khu dân cư tập trung gom về trạm xử lý M1 (công suất đợt đầu 500 m3/ngày đêm, dài hạn 700 m3/ngày đêm) và M2 (công suất đợt đầu 700 m3/ngày đêm, dài hạn 1.500 m3/ngày đêm).
+ Khu đô thị sinh thái, điểm du lịch và các cụm dân cư độc lập: xử lý nước thải cục bộ cho từng công trình hoặc cụm công trình;
+ Nước thải công nghiệp: xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống cống riêng đưa về trạm xử lý tập trung M3 (công suất đợt đầu 1.500 m3/ngày đêm, dài hạn 2.300 m3/ngày đêm).
+ Tổng lượng chất thải rắn cho toàn Khu kinh tế ước tính đợt đầu: 50 tấn/ngày đêm; dài hạn: 79 tấn/ngày đêm.
+ Xây dựng khu chôn lấp CTR quy mô 1,05 ha tại xã Hồng Thượng và khu chôn lấp có quy mô khoảng 2ha nằm tại phía Tây Nam xã A Roàng.
+ Xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Sơn khoảng quy mô khoảng 15-20 ha. Giai đoạn đầu sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, dài hạn xây dựng nhà máy chế biến phân vi sinh.
– Nâng cấp 03 điểm chuyển mạch hiện có quy mô 3.000 – 5.000 thuê bao; xây mới trạm chuyển mạch trung tâm dung lượng khoảng 15.000 thuê bao.
– Mở rộng dung lượng hệ thống cáp quang trên đường Hồ Chí Minh.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt có 7 phân khu chức năng gồm:
Là cửa ngõ của Khu kinh tế về phía A Lưới, với hướng phát triển là khu ở kết hợp dịch vụ. Quy mô đất xây dựng khoảng 110 ha, dân số khoảng 4.500 – 5.000 người.
Thành phần chính là các khu vực xây dựng nhà máỵ, kho bãi và khu dịch vụ công nghiệp. Các loại hình sản xuất chính là chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; vật liệu xây dựng; da giày, dệt may và các loại hình công nghiệp khác. Quy mô diện tích khoảng 140 ha.
Là khu kiểm soát cửa khẩu A Đớt và khu thương mại công nghiệp (khu phi thuế quan). Nâng cấp cửa khẩu A Đớt thành cửa khẩu chính để tạo điều kiện cho giao thương và đầu tư. Quy mô diện tích khoảng 70 ha.
Là trung tâm về hành chính, quản lý, dịch vụ thương mại, khu đô thị chính của Khu kinh tế. Quy mô diện tích khoảng 410 ha, dân số khoảng 9.500 – 10.500 người.
Là khu ở hiện hữu cải tạo và khu vực phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với vùng đệm khu bảo tồn Sao La. Quy mô khoảng 230 ha, dân số khoảng 4.000 – 4.500 người.
Là khu vực phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng hàng hóa với mô hình trang trại. Các trang trại được quy hoạch chủ yêu tại xã Hương Lâm, một phân thuộc vùng xã A Roàng và vùng tiệm cận với đô thị tại A Đớt. Quy mô đến năm 2020 khoảng 800 ha, đến năm 2030 khoảng 1.530 ha.
Là khu vực bảo tồn và cấm xâỵ dựng công trình dân dụng; bao gồm vùng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ, sông A Sáp và khu vực vành đai biên giới. Quy mô diện tích khoảng 3.923 ha..
(Lưu ý: tất cả thông tin trên chỉ tham khảo. Thực tế sẽ theo thời điểm hiện tại)
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696
请输入您的用户名或电子邮件地址。您将收到一个链接,通过电子邮件创建一个新密码。