Khu công nghệ cao Đà Nẵng thu hút đầu tư – Diện tích: 1.128.40HA – Thời hạn: 2060
Khu công nghệ Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng trực thuộc sự quản lý của UBND thành phố Đà Nẵng. Hiện tại chủ đầu tư của khu công nghệ cao Đà Nẵng là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và lắp máy Trung Nam (Trungnam E&C).
Khu công nghệ cao Đà Nẵng là khu công nghệ cao Quốc gia đa chức năng thứ ba của Việt Nam được thành lập, chỉ sau khu CNC Hòa Lạc – Hà Nội và khu CNC thành phố Hồ Chí Minh và là khu công nghệ cao duy nhất tại miền Trung. Mục tiêu của Khu công nghệ cao Đà Nẵng là trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học – kỹ thuật của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng được xây dựng tại Xã Hoà Liên và xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng trên diện tích 1.128.40ha.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng là nơi nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng cộng nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghệ cao, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng được quy hoạch thành 6 phân khu chức năng chính: Khu sản xuất CNC, Khu quản lý – hành chính; Khu nghiên cứu – Phát triển đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp; Khu ở; Khu hậu cần, logistics và dịch vụ CNC; Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng với một vị trí địa lý thuận lợi nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, phấn đấu trở thành một khu đô thị sinh thái, có sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu – phát triển, đào tạo, sản xuất với môi trường sống và môi trường văn hóa – xã hội.
Các tuyến giao thông trong Khu công nghệ cao bao gồm Đường Trung tâm có mặt cắt ngang Bn = 51m; Các trục phân khu có mặt cắt ngang Bn = 22,5m – 33m; Các tuyến đường nội bộ trong từng khu chức năng có mặt cắt ngang Bn = 8m – 15m.
Phương án cấp điện cho Khu công nghệ cao là xây dựng trạm 110/22kV Hòa Liên, quy mô công suất 2×63MVA. Dự kiến năm 2015 sẽ đưa vào vận hành trước 01 máy biến áp 63MVA. Đường dây 110kV mạch kép cấp điện cho trạm sẽ đấu nối chuyển tiếp trên mạch đường dây 110kV Hòa Khánh – Hầm Hải Vân.
Mạng điện chiếu sáng đường được thiết kế riêng biệt với hệ thống cấp điện sinh hoạt, được bố trí dọc theo các trục đường giao thông.
Nguồn nước cung cấp cho Khu công nghệ cao dự kiến được lấy từ Nhà máy nước Hòa Liên có công suất 240.000 m3/ng.đ. Hiện nay nhà máy đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Trong giai đoạn đầu, khi Nhà máy nước Hòa Liên chưa hoàn thành, Khu công nghệ cao sẽ được cấp nước tạm từ tuyến ống D225 trên tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân. Nguồn nước lấy từ trạm bơm tăng áp DT602; trạm bơm có công suất 120 m3/h, H = 70m.
Thoát nước trong Khu công nghệ cao được thiết kế theo hướng thoát nước riêng, cụ thể như sau: Hệ thống thoát nước bẩn nước bẫn chảy vào hệ thống cống dẫn sau đó được làm sạch ở các nhà máy xử lý trước khi đỗ ra nguồn tiếp nhận (sông, hỗ…).
Hệ thống thoát nước mưa có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa riêng biệt, đưa thẳng ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ…)..
Chất thải rắn trong Khu công nghệ cao sẽ được tập kết về trạm trung chuyển, tại đây chất thải rắn được phân loại tại nguồn sau đó vận chuyển ra khu xử lý.
Trong khu vực công nghệ cao có 2 khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng và trạm xử lý chất thải. Trạm 1: chủ yếu tập trung thu gom, trung chuyển chất thải rắn, quy mô diện tích: 0,8 ha.
Trạm 2: đầu tư nhà máy xử lý nước thải, quy mô diện tích: 02 ha. Công suất: 18.000 m3/ngày đêm (04 mô đun), đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải của Khu Công nghệ cao đạt Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường hiện hành QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B với các hệ số Kq=0,9 và Kf=0,9 trước khi xả thải.
Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc, truyền dữ liệu tốc độ cao và dịch vụ bưu điện trong nước, quốc tế. Đường dây điện thoại và ADSL sẵn sàng cung cấp và kéo nối đến từng doanh nghiệp.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng chủ yếu thu hút những ngành nghề như:
Khu công nghệ cao Đà Nẵng thuộc địa bàn xã Hòa Liên và xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, thuộc khu vực II. Do vậy, lương tối thiểu vùng khu vực II là 3.712.000VNĐ /tháng.
Dịch vụ hải quan: Ngay gần khu vực thông quan, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, niêm phong, kẹp chì….
Ngân hàng: Điểm giao dịch của một số ngân hàng lớn tại Thành phố Đà Nẵng sẽ được mở ngay tại tòa nhà Trung tâm của Khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp Khu công nghệ cao giao dịch…
Bưu điện: Bưu điện dịch vụ tận cửa
Xe buýt: Có đầy đủ xe buýt nội tỉnh và xe khác ngoại tỉnh.
PCCC: Khu công nghệ cao có hệ thống phòng cháy, chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, các trụ cứu hỏa được bố trí dọc theo trục đường Khu công nghệ cao, đảm bảo phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố.
An ninh: Dịch vụ bảo vệ 24/7.
Nơi ở: Khu công nghệ cao gần khu dân cư sầm uất nên đáp ứng tốt nhu cầu về chỗ ở và sinh hoạt cho công nhân viên của Khu công nghệ cao.
Bệnh viện: Trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phòng khám chữa bệnh tư
Giáo dục: TP Đà Nẵng là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh). Hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696
Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.