Đất công nghiệp tại việt nam đến năm 2030 sẽ như thế nào

Đất công nghiệp tại việt nam đến năm 2030 sẽ như thế nào

Đất công nghiệp tại việt nam | Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã trả qua 59 năm hình thành và phát triển. Việc phát triển các KCN, KKT là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược, định hướng thu hút đầu tư của Việt Nam. Hiện nay, trên cả nước có 395 Khu công nghiệp (KCN ) được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích gần 123 nghìn ha, 26 Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới đất liền với tổng diện tích khoảng 766 nghìn ha và 18 KKT ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực ven biển, với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 871,5 ngàn ha.

Các KCN, KKT đã trở thành những khu vực trọng điểm thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, hiện là điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Samsung, Sumitomo, Foxcon, LG, Hyosung, Canon, Robert Bosch, … với nhiều sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ kinh tế của khu vực và thế giới.

Phát triển các khu công nghiệp

Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tạo quỹ đất công nghiệp tại Việt Nam thời gian qua đã tạo điều kiện để thu hút một khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Không chỉ thu hút vốn, các khu công nghiệp và khu kinh tế còn đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động; sản xuất nhiều hàng hoá tiêu dùng nội địa và sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao…

Việc hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế đã có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyễn dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu …Cùng với đó, còn góp phần tích cực trong việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính.

Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO.

Thu hút vốn đầu tư FDI

Ngày nay, trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu có sự dịch chuyển sau đại dịch Covid 19 gần 3 năm qua, chúng ta đang cạnh tranh với các nước đang phát triển trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói chung và vào các khu công nghiệp ngày càng gia tăng đã đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát triển của khu công nghiệp trong tương lai …. Chúng ta cần nhận diện rõ hơn những cơ hội, thách thức và xu hướng mới, để xây dựng được những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp trong phát triển quỹ đất công nghiệp tại Việt Nam.

Trước đây, có rất nhiều nhà đầu tư đã chọn Việt Nam vì một lý do duy nhất đó là chi phí lao động thấp. Nhưng mấy năm trở lại đy, điều này đã thay đổi. Hiện tại có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao đang đầu tư vào Việt Nam.

Chính vì thế, muốn phát triển đất công nghiệp tại Việt Nam, chúng ta cần chú trọng đến:

+ Phát triển các mô hình khu công nghiệp mới như: Khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, khu công nghiệp hỗ trợ, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo điều kiện thu hút được dòng vốn đầu tư có chất lượng.

+ Chú trọng đến tính bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

+ Hình thành một hệ sinh thái, không chỉ khu công nghiệp mà xung quanh đó là những cụm công nghiệp liên hoàn để hỗ trợ nhau.

+ Giải quyết tốt vấn đề giải phòng mặt bằng đất công nghiệp: bởi vì hành lang pháp lý cũng như quy trình đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay còn rất nhiều vướng mắc, dẫn đến việc phải kéo dài tiến trình đầu tư.

+ Tích hợp giữa các luật với nhau như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, mà khó nhất là Luật Đất đai.

Với những cơ hội và thách thức trên, đến năm 2030, quỹ đất công nghiệp tại Việt Nam sẽ ra sao, và được phân bố như thế nào?

Trong những năm tới, Việt Nam đặt kế hoạch đẩy mạnh phát triển đất công nghiệp cho một số ngành công nghiệp nền tảng, như: công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu. Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, như; điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot, ô tô, công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển sản xuất công nghiệp quy mô lớn tại các khu kinh tế ven biển, trong đó chú trọng các ngành sản xuất công nghiệp nặng, chế biến sâu, hình thành các chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc…

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%, giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%, giải quyết việc làm cho 5 – 6 triệu lao động trực tiếp vào năm 2025 và 7 – 8 triệu lao động vào năm 2030.

Xác định tầm quan trọng của công tác lập quy hoạch phát triển quỹ đất công nghiệp trong tương lai, Việt Nam đã đưa ra những quy hoạch mang tính chiến lược trong phát triển khu công nghiệp đến năm 2030, mang tính chất lâu dài, tránh tốn kém kinh phí trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư.

Quỹ đất công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2030

Cụ thể, đến năm 2030, quy hoạch diện tích đất KCN dự kiến tăng thêm 115.000ha đất công nghiệp. Diện tích đất KCN tăng lấy từ đất trồng lúa 46.070ha, đất trồng cây hàng năm, lâu năm 64.360ha… với 558 KCN, tăng thêm 177 KCN so với năm 2020.

Đất KCN được quy hoạch đến năm 2030 phân bố theo các vùng như sau:

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 15.170ha gồm 58 KCN, tăng 9.970ha so với năm 2020.

Vùng Đồng bằng sông Hồng 52.210ha gồm 142 KCN, tăng 32.260ha so với năm 2020.

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: 47.930ha gồm 111 KCN, tăng 30.830ha so với năm 2020.

Vùng Tây Nguyên 3.730ha gồm 17 KCN, tăng 2.180ha so với năm 2020.

Đất KCN được quy hoạch đến năm 2050 phân bố theo các vùng như sau:

Dự báo đến năm 2050 diện tích đất khu, cụm công nghiệp sẽ cơ bản ổn định ở mức khoảng 300.000-350.000ha.

Vùng Đông Nam Bộ 59.010ha gồm 127 KCN, tăng 24.770ha so với năm 2020.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 27.740ha gồm 103 KCN, tăng 14.980ha so với năm 2020.

Việc điều chỉnh, bổ sung, mở rộng các KCN đối với địa phương đã phát triển KCN chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có được cho thuê ít nhất 60% và xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung…

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook