Khu công nghiệp tỉnh Tuyên Quang hút đầu tư – Tuyên Quang là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa; giữ vị trí chiến lược quan trọng trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Thuở dựng nước, Tuyên Quang là “phên dậu” vững chắc che chắn kinh thành Thăng Long. Sự ra đời tỉnh Tuyên Quang năm 1831 khẳng định vị thế, tầm vóc chiến lược của vùng đất này; là bước ngoặt lịch sử trong tiến trình xây dựng và phát triển của tỉnh.
Trong dòng chảy lịch sử 190 năm hình thành và phát triển, tinh thần đoàn kết, ý thức cấu kết công đồng đã lắng đọng, kết tinh trở thành sức mạnh nội sinh, nền tảng vững chắc để cộng đồng các dân tộc nơi đây khắc phục khó khăn, chống chọi với thiên tai, địch họa bảo vệ vững chắc quê hương và thúc đẩy phát triển.
-
Tiềm năng, lợi thế
Thiên nhiên và lịch sử văn hoá đã tạo cho Tuyên Quang nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đại, khí hậu, tài nguyên, khoáng sản, du lịch. Tỉnh Tuyên Quang có độ che phủ của rừng trên 65% và đứng vào hàng cao nhất nước, nhiều rừng nguyên sinh được bảo tồn như Tát Ke, Bản Bung, Cham Chu với nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Đất đai của Tuyên Quang màu mỡ, lòng đất chứa nhiều khoáng sản, có tới 200 mỏ, điềm mỏ và 86 điềm khoáng sản với 31 loại khoáng sản, trong đó có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn là quặng sắt, thiếc, mangan, kẽm, angtimon, barít, cao lanh, đá vôi… là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng.
Tinh đã có nhiều sáng tạo trong huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Các tuyến quốc lộ, đường tinh, đường huyện thường xuyên được bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp. Giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư gắn với xây dựng nông thôn mới.
-
Tỉnh phát triển
Toàn tỉnh có 47 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Diện mạo đô thị từ thành phố tỉnh ly đến trung tâm các huyện, xã, thị trấn đều đổi mới khang trang. Đặc biệt thành phố Tuyên Quang đã lên đô thị loại II. Những kết quả được đã tạo cho tỉnh Tuyên Quang hôm nay một diện mạo mới, ổn định và phát triển, tiến bộ, giàu bản sắc, tỉnh đã vươn mình đạt mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vị trí địa lý
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc, nằm ở giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Yên Bái Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng
Đơn vị hành chính Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 1 thành phố: Tuyên Quang 6 huyện: Chiêm Hoá, Hàm Yên, Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 6 thị trấn và 122 xã.
Dân số
Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đồng thứ 53 về số dân,với 780.100 người
dân.
Y tế
Tỉnh Tuyên Quang có hệ thống y tế tường đối đồng bộ. Hiện tỉnh có 15 bệnh viện, trong đó 1 bệnh viện cấp I, 5 bệnh viện cấp II. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang là bệnh viện vệ tinh của của Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Tim mạch (Hà Nội).
Ngoài ra, toàn tỉnh có 8 phòng khám đa khoa khu vực, các trạm y tế xã, phường, thị trấn từng bước được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Giáo dục
Tuyên Quang là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Nhiều năm liền duy trì phổ cập giáo dục các bậc học, chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng được nâng cao. Toàn tỉnh có 142 trường đạt chuẩn Quốc gia, 1 trường đại học đóng trên địa bàn và 3 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác.
Du lịch
Tuyên Quang có tiềm năng phát triển du lịch phong phú: Du lịch lịch sử – văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh… Nơi đây nổi tiếng với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào (Sơn Dương); Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Bình (Chiêm Hóa); Khu di tích lịch sử cách mạng Lào, ở Làng Ngòi – Đá Bàn (Yên Sơn)… Hay như khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; Khu du lịch sinh thái Na Hang, điểm du lịch thác Bản Ba, xã Trung Hà (Chiêm Hóa); Quần thể Động Tiên (Hàm Yên)…
Không chỉ có tiềm năng du lịch phong phú, Tuyên Quang còn là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Du khách có thể tìm hiểu: Nghi lễ Then của dân tộc Tày, Lễ cấp sắc và hát Páo dung của dân tộc Dao, hát Sình ca của dân tộc Cao Lan, hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu…
Đặc biệt, Tuyên Quang có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc
Hàng năm thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch đến xem và trải nghiệm. Trong đó, Lễ hội Thành Tuyên của TP Tuyên Quang đã trở thành lễ hội độc đáo nhất Việt Nam với hàng trăm mô hình đèn Trung thu khổng lồ ngộ nghĩnh do người dân tự làm và diễn diễu phục vụ trẻ em.
Với gần 500 di tích lịch sử gắn với những địa danh nổi tiếng, tỉnh Tuyên Quang đang tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch theo hướng bền vững. Với nhiều loại hình du lịch phong phú, Tuyên Quang trở thành sự lựa chọn thú vị cho nhiều du khách. Lượng du khách du lịch đến Tuyên Quang tăng theo từng năm.
Hạ tầng giao thông
Tỉnh Tuyên Quang có hai hệ thống giao thông chính là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy. Là tỉnh năm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm kinh tế – thương mại lớn của cả nước, Tuyên Quang chưa có đường sắt và đường không. Vì vậy, việc thông thương sang các tỉnh khác và ra nước ngoài nhờ vào hệ thống đường bộ quốc lộ 2 và quốc lộ 37; tinh có sông Lô chảy qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy.
Hiện nay, tỉnh đang triển khai xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nâng cấp các tuyến quốc lộ, đây là lợi thế lớn để mở mới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ gắn với phát triển đô thị.
Đường bộ
Tổng chiều dài: 340,6 km. Gồm có 4 quốc lộ:
Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.
Quốc lộ 37: Điểm đầu km 172 800 (từ đình Đèo Khế xã Hợp Thành – Sơn Dương) điểm cuối km236 748 phà Hiên và km238 108 cầu Bỗng (thuộc xã Mỹ Lâm huyện Yên Sơn, chiều dài 63,4 km (không kề 4.0 km đi chung QL.2).
Quốc lộ 2C: Điềm đầu km 49 750 (thuộc xã Sơn Nam huyện Sơn Dương), điểm cuối km147 250 (thuộc xã Lang Quán huyện Yên Sơn), chiều dài 91,2 km (không kê 6,3 km đi chung QL.37).
Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hóa đến xã Đà Vị huyện Na Hang, chiều dài 96 km.
Các tuyến đường tỉnh: Gồm có 6 tuyến, tổng chiều dài 392,6 km
Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km Các tuyến đường đô thị:
Chiều dài 141,71 km, là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào.
Đường sông
Sông khai thác vận tải được:
Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) – Sà lan< 200 T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gầm-Bạch xa)- Đò ngang
Sông Gâm: dài 109 +70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gôm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền< 40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa – ThuyLoa) 37 km (Chiêm Hóa – Na Hang) Thuyên < 5 T
2- Bến đò: Tổng số bến 44, Trong đó có giấy phép mở bến: 28
Kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm 2021
Năm 2021, tỉnh Tuyên Quang đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống hiệu quả dịch Covid19; vừa duy trì, phục hồi phát triển kinh tế – xã hội, đạt nhiều kết quả quan trọng. Tinh có 17/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, công tác đảm bảo bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm chăm lo. Nổi bật là:
– Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2021 đạt 5.67%;
– Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.500 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch;
– Sản lượng lương thực đạt trên 34,2 vạn tấn, đạt 100,4% kế hoạch;
– Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 15 nghìn tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2020;
– Thu hút 05 doanh nghiệp đề xuất đầu tư, khai thác kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp;
– Tạo việc làm mới cho trên 21.990 lao động, đạt 104,7% kế hoạch;
– Hoàn thành, đưa vào sử dụng 223/223 km đường giao thông nông thôn và 38/38 cầu trên đường giao thông nông thôn;
– Thành phố Tuyên Quang được công nhận đô thị loại II trực thuộc tỉnh;
– Trên 35.000 ha dược cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), góp phần tăng giá trị kinh tế rừng trồng lên 15-20%.
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Tuyên Quang xác định: phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối, đô thị động lực; khai thác tiềm năng, nguồn lực tập trung phát triển mạnh du lịch và các ngành dịch vụ, tiếp tục phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, hiệu quả, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế, hiệu quả cao nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đưa Tuyên Quang trở thành tinh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía bắc.
Từ đó, tỉnh đề ra mục tiêu là huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để xây dựng, tạo lập địa chỉ hấp dẫn, tin cậy, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, thu hút khoảng 45 nghìn đến 50 nghìn tỷ đồng đầu tư vào tỉnh.
Theo đó, đến năm 2025, tỉnh sẽ thu hút 25 nghìn tỷ đồng vào xây dựng khu đô thị, khu dân cư; 9.000 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp; 5.600 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, bến xe, bến cảng, bến thủy nội địa; 5.300 tỷ đồng đầu tư dịch vụ thương mại, du lịch; 2.500 tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực thể thao; 2.000 tỷ đồng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và 970 tỷ đồng đầu tư vào y tế, giáo dục, môi trường.
Phát triển khu công nghiệp tỉnh Tuyên Quang
Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 khu công nghiệp và 05 cụm công nghiệp: 02 khu công nghiệp: Khu công nghiệp Long Bình An và Khu công nghiệp Sơn Nam: Khu công nghiệp Long Bình An: Diện tích 170 ha, đã thu hút 11 dự án với diện tích 126,7 ha, trong đó 07 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 04 dự án đang trong quá trình đầu tư. Khu công nghiệp Sơn Nam, diện tích 150 ha, đã thu hút 7 dự án với diện tích 33,7 ha, trong đó 04 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 03 dự án đang trong quá trình đầu tư.
05 Cụm công nghiệp: Khuôn Phươn (huyện Na Hang), An Thịnh (huyện Chiêm Hóa), Tân Thành (huyện Hàm Yên), Thắng Quân (huyện Yên Sơn), Phúc Ứng, (huyện Sơn Dương).
Cụm công nghiệp Khuôn Phươn, huyện Na Hang, diện tích 20 ha, tổng mức đầu tư dự án 82,2 tỷ đồng đã thu hút được 01 dự án đăng ký đầu tư.
Cụm công nghiệp An Thịnh, huyện Chiêm Hóa, diện tích 75 ha, thu hút 07 dự án đăng ký đầu tư và đang hoạt động.
Cụm công nghiệp Tân Thành, huyện Hàm Yên, diện tích 72,2 ha, được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 tỷ đồng đầu tư đường giao thông vào trong cụm công nghiệp, thu hút 02 dự án đăng ký đầu tư.
Cụm công nghiệp Thắng Quân, huyện Yên Sơn thu hút 01 dự án đăng ký đầu tư.
-
Mục tiêu phát triển
Cụm công nghiệp Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, diện tích 75 ha, đã thu hút 11 dự án đăng ký đầu tư. Đồng thời, thực hiện 02 đề án hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia: Năm 2009, hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Na Hang 213,3 triệu đồng…
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tăng cả về số lượng và năng lực, có khả năng tạo ra các sản phẩm công nghiệp có tính cạnh tranh cao như chế biến nông lâm, thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện; dệt may, da giày….
Mục tiêu trong 5 năm tới, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm đạt 14%, cơ cấu lao động ngành công nghiệp chiếm 25,8%, tương đương 127.900 lao động; cơ cấu ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt trên 24,7%. Tỉnh phấn đấu thành lập mới 2 khu công nghiệp, gồm Khu công nghiệp Ninh Lai – Thiện Kế và Khu công nghiệp trên trục đường kết nối tỉnh Tuyên Quang với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, mở rộng Khu công nghiệp Long Bình An, thành lập mới 5 cụm công nghiệp.
Với các mục tiêu và giải pháp đề ra cho giai đoạn tới, trọng tâm là phát triển ba động lực tăng trưởng quan trọng gồm: “Công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao; du lịch; nông nghiệp hàng hóa, hiệu quả cao” để đến năm 2030, Tuyên Quang trở thành tinh phát triển khá, toàn diện, bền vững trong vùng Trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2050, trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước…
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696