BĐS công nghiệp miền Bắc sáng nửa cuối năm 2022

BĐS công nghiệp miền Bắc sáng nửa cuối năm 2022

BĐS công nghiệp miền Bắc sáng nửa cuối năm 2022 | Theo Bộ Xây dựng, ngành công nghiệp vẫn là ngành có mức tăng trưởng tốt và thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp phía Bắc tiếp tục phát đi những tín hiệu phát triển khả quan khi có thêm nhiều dự án đầu tư khu công nghiệp mới được chấp thuận góp phần bổ sung nguồn cung mới cho thị trường. Tỷ lệ lấp đầy các KCN ở phía Bắc đạt khoảng 80%. Giá thuê BĐS tại các khu công nghiệp phía Bắc trong nửa đầu năm 2022 có xu hướng tăng và đạt ở mức cao.

I. Nguồn cung BĐS công nghiệp miền Bắc dồi dào

  1. Nguồn cung đất công nghiệp mới

Nửa đầu năm 2002, mặc dù chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị và chính sách Zero COVID của Trung Quốc nhưng thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau khi Việt Nam mở cửa lại các đường bay quốc tế.

Với sức chống chịu tốt qua hơn hai năm đại dịch, nhu cầu logistics ngày càng tăng do làn sóng dịch chuyển các cơ sở sản xuất trên thế giới sang Việt Nam, ngành bất động sản KCN sẽ tiếp tục duy trì được đà sự tăng trưởng. Tại miền Bắc đã ghi nhận nhiều dự án bắt đầu triển khai hoạt động xây dựng.

Có thể kể đến 130 ha đất cho thuê tại KCN An Phát 1, tỉnh Hải Dương đã chính thức được giao đất và tiến hành thi công hạ tầng chào đón các nhà đầu tư. Tổng diện tích quỹ đất công nghiệp tại miền Bắc được nâng lên 10.154 ha.

Tại Quảng Ninh và Hải Phòng, quỹ đất công nghiệp tại KCN DEEP C Hải Phòng III, DEEP C Quảng Ninh II; AMATA Sông Khoai vẫn còn nhiều.

Tập đoàn IDICO dù đang sở hữu hơn 10 KCN với tổng diện tích lên đến 3.267 ha, trong đó còn hơn 754 ha quỹ đất sẵn sàng cho thuê tại 5 dự án KCN (Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh, Cầu Nghìn, Quế Võ), nhưng vẫn đang tích cực đầu tư mở rộng diện tích đất công nghiệp.

Tổng công ty Viglacera cũng đang tiếp tục rót vốn vào triển khai các dự án KCN Yên Mỹ, Yên Phong II, Thuận Thành giai đoạn I…

  • Trong 6 tháng đầu năm 2020

Tỷ lệ lấp đầy các KCN ở Miền Bắc rất khả quan, đạy mức từ 80% trở lên. Trong đó, 5 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Bắc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương với gần 15.000 ha đất công nghiệp

  • 6 tháng cuối năm 2022

Nửa cuối năm năm nay, thị trường đất công nghiệp miền Bắc dự kiến chào đón nguồn cung mới khi KCN Tiên Thanh, Hải Phòng mới được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm với tổng mức đầu tư trên 4.500 tỷ đồng. Khu công nghiệp Gia Bình- Bắc Ninh giờ cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng 260 ha, dự kiến sang tháng 10 bắt đầu tiến hành san lấp, sẵn sàng cho việc khởi công xây dựng hạ tầng để thu hút đầu tư.

Tiếp đến, Tập đoàn YSL cũng đang triển khai dự án đất công nghiệp có diện tích gần 300 ha tại Nam Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Trong tương lai, khu công nghiệp Nam Bình Xuyên sẽ thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư tại Vĩnh Phúc.

Đặc biệt, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 65/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Thành lập 2-5 khu công nghiệp mới, giai đoạn 2021-2025”. Cụ thể: khu công nghiệp Sạch Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn diện tích 302,8ha ở hai xã Minh Trí và Tân Dân; khu công nghiệp Đông Anh, huyện Đông Anh diện tích 300ha ở các xã Nguyên Khê, Xuân Nộn, Thụy Lâm, Liên Hà và thị trấn Đông Anh; khu công nghiệp Bắc Thường Tín, huyện Thường Tín diện tích 112ha ở các xã Văn Bình, Ninh Sở, Liên Phương; khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng, huyện Chương Mỹ diện tích 389ha ở các xã Phú Nghĩa, Trường Yên, Ngọc Hòa; khu công nghiệp Phụng Hiệp, huyện Thường Tín diện tích 174,88ha ở các xã Dũng Tiến, Nghiêm Xuân, Tô Hiệu, Thắng Lợi.

  • Đầu tư tăng trưởng

Trong 6 tháng cuối năm 2022, do nhu cầu tăng nhanh hơn so với việc phát triển cơ sở hạ tầng có thể bàn giao, giá thuê trung bình được dự báo sẽ tăng thêm 5% so với quý II, do nhiều cơ sở sản xuất FDI mới và mở rộng nhắm đến thị trường miền Bắc Việt Nam.

BĐS công nghiệp miền Bắc sáng nửa cuối năm 2022
BĐS công nghiệp miền Bắc sáng nửa cuối năm 2022
  1. Nguồn cung kho xưởng xây sẵn tăng

Thị trường khu công nghiệp phía Bắc ghi nhận nhiều chủ đầu tư trong nước; bắt đầu tham gia phát triển nhà xưởng hiện đại. Các chủ đầu tư trong nước dần chuyên nghiệp hơn, có khả năng cung ứng những sản phẩm; có chất lượng tương đương với các chủ đầu tư quốc tế với mức giá cạnh tranh. Những chủ đầu tư trong nước như KTG Industrial, nPL, và KCN Việt Nam; đã mở rộng thị phần của mình trên thị trường; và sẽ tung ra thêm nguồn cung mới vào cuối năm 2022.

Tại Miền Bắc, Hải Phòng có ngành logistics và hoạt động giao thương hàng hải năng động; là một vùng công nghiệp chủ chốt, đứng thứ hai về cả nguồn cung nhà xưởng xây sẵn; và về giá thuê trung bình trong cả khu vực, chỉ sau Hà Nội.

Bắc Ninh hưởng lợi từ những nhà sản xuất điện tử lớn như Samsung, Canon, Lock & Lock; và những ngành phụ trợ cho những hãng này; khiến cho nguồn cung nhà xưởng xây sẵn ở tỉnh này vẫn luôn dồi dào; nhất là nhà xưởng hiện đại.

Gần đây nhất, vào tháng 6/2022; Công ty cổ phần Phát triển Công nghiệp BW (BW) đã khởi công dự án; “Dự án 16 – Kho xây sẵn Bộ Phú Nghĩa” tại khu công nghiệp Phú Nghĩa (Hà Nội). Đây là dự án đầu tiên của BW tại Hà Nội được xây dựng theo tiêu chuẩn xanh LEED.

  • Miền Bắc

Tại Miền Bắc mới nổi lên nhà đầu tư kho xưởng Core5 Việt Nam. Core5 Việt Nam có kế hoạch phát triển danh mục bất động sản công nghiệp chất lượng cao; tại các địa bàn sản xuất và logistics trọng điểm hiện có và đang hình thành trên khắp Việt Nam. Danh mục đầu tư hiện tại của Core5 Việt Nam có tổng diện tích đất khoảng 90 ha; bao gồm 7 dự án ở miền Bắc và 1 dự án ở miền Nam của Việt Nam.

Khi hoàn thành xây dựng, các dự án sẽ cung cấp cho thị trường diện tích cho thuê khoảng 700.000m2; với tổng chi phí đầu tư phát triển gần 450 triệu USD. Dự án đầu tiên của Core5 Việt Nam tọa lạc tại vị trí đắc địa; trong khu công nghiệp Deep C Hải Phòng 2; sẽ cung cấp ra thị trường diện tích cho thuê gần 90.000 m2. Dự án này bắt đầu được xây dựng từ tháng 7/2022; và bàn giao các nhà xưởng đầu tiên vào quý I/2023.

Dựa theo dự báo tăng trưởng về quy mô thương mại điện tử tại Việt Nam; ước tính sẽ cần thêm hơn 2 triệu m2 diện tích logistics dành riêng cho thương mại điện tử; tới năm 2025 cho cả nước.

Riêng tại miền Bắc, nguồn cung kho xưởng được dự báo sẽ tăng mạnh mẽ trong ba năm tới. Nguồn cung lũy kế của khu vực phía Bắc sẽ vượt 2,6 triệu m2 tổng diện tích sàn, trong đó; 87% nguồn cung mới trong giai đoạn 2012 – 2024 đến từ hai tỉnh là Hải Phòng và Bắc Ninh.

II. BĐS công nghiệp miền Bắc hưởng lợi từ chính sách mới và các nghị định

Chính phủ mới ban hành Nghị định số 35/2002/NĐ-CP (Nghị định số 35) quy định về quản lý KCN; và khu kinh tế. Về đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, Nghị định số 35 bãi bỏ thủ tục thành lập KCN; nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi theo quy định; các KCN được xác định thành lập kể từ ngày được cấp có thẩm quyền. Thủ tục thành lập và mở rộng các KCN được đơn giản hóa; ưu tiên thức đẩy sự phát triển của mô hình KCN sinh thái và phát triển nhà ở; tiện ích cho công nhân là những điểm nổi bật trong quy định mới này. Nghị định 35/2002/NĐ-CP kỳ vọng tạo tiền đề phát triển bền vững cho KCN; và giảm thiểu các thủ tục pháp lý , gia tăng diện tích đất KCN.

Tính đến nay, miền Bắc có khoảng 63.500ha đất đất công nghiệp được đưa vào quy hoạch với 238 khu; cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng. Trong đó, Quảng Ninh đứng thứ nhất với 11.300ha đất khu công nghiệp; chiếm 18% tổng diện tích đất khu công nghiệp phía Bắc; lớn nhất là Hải Hà (4.988ha), Đầm Nhà Mạc (3.710ha); theo sau là các tỉnh, thành: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng và Hà Nội. Tính chung, 5 tỉnh này đã chiếm hơn 50% tổng thị phần toàn miền Bắc.

  • Điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ký kết 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Nổi lên như một thị trường lớn mạnh với lượng lao động trẻ, năng động; chất lượng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao; Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh khả năng thu hút FDI với các nước khác trong khu vực.

Với tốc độ tăng trưởng ổn định, độ mở lớn nhờ gia tăng các hiệp định thương mại tự do; Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thu hút đầu tư” mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook