Khu công nghiệp huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế | Phong Điền là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 953,751 km2, gần bằng 1/5 diện tích tự nhiên của tỉnh.
Lãnh thổ huyện Phong Điền trải rộng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ Trường Sơn ra tận biển với chiều dài gần 46 km. Đi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam lãnh thổ thu hẹp. Nơi hẹp nhất chỉ chừng 10 km (cửa sông Ô Lâu đến Hải Lăng). Sự phân bố lãnh thổ huyện như trên khiến sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Tây – Đông đa dạng hơn chiều Nam – Bắc.
Về vị trí địa lý kinh tế, huyện Phong Điền có lãnh thổ trải rộng trên cả ba vùng: núi đồi, đồng bằng và ven biển, có tiềm năng đất đai, rừng rú, động vật hoang dã và tài nguyên khoáng sản khá dồi dào, có Quốc lộ IA và đường sắt nối liền Bắc – Nam, có hệ thống đường thủy thuận tiện nối liền các làng xã trong và ngoài huyện, ngoài tỉnh.
Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà
Phía nam giáp huyện A Lưới
Phía tây giáp huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Phía tây bắc giáp huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
Phía bắc giáp Biển Đông.
Đơn vị hành chính
Huyện Phong Điền có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
Thị trấn Phong Điền
15 xã: Điền Hải, Điền Hòa, Điền Hương, Điền Lộc, Điền Môn, Phong An, Phong Bình, Phong Chương, Phong Hải, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Thu, Phong Xuân..
Dân số
Dân số của huyện năm 2018 là 114.820 người. Quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng hơn 117.000 người, đến năm 2045 khoảng 183.000 người.
Giáo dục
Trên địa bàn huyện có 4 trường THPT công lập, ngoài ra, còn có Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phong Điền. Ở các xã, thị trấn đều có đầy đủ các trường THCS , Tiểu học, Mầm non.
Du lịch
Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) hướng đến thị xã vào năm 2024, du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ lực. Với các điểm đến hấp dẫn như suối Hầm Heo, thác A Đon, Làng cổ Phước Tích, Thanh Tân spa… kỳ vọng sẽ thúc đẩy du lịch ngày càng phát triển.
Phong Điền là huyện có địa hình đa dạng, với núi, đồng bằng, vùng ven biển và cả đầm phá; hệ thống 20 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, kiến trúc nghệ thuật; trong đó 7 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp tỉnh; được xem là “cái nôi” của nhiều làng nghề truyền thống, như nghề kim hoàn, nghề rèn, nghề gốm, đệm bàng; nơi lưu giữ nhiều nét đặc trưng của văn hóa Huế, với nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được lưu truyền cho đến ngày nay… Tất cả lợi thế hội tụ lại thuận lợi để phát triển du lịch.
Hạ tầng giao thông
Trên địa bàn huyện có những tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49B, đường tỉnh 4, đường tỉnh 9 và đường tỉnh 6,…
Trong đó trục đường Quốc lộ 1A chạy qua Phong Điền tạo thành trục giao thông chính của huyện. Từ trục Quốc lộ 1A phát triển các tuyến về phía biển và khu vực gò đồi. Trục này có chức năng đáp ứng yêu cầu giao thông Bắc – Nam.
Tuyến đường Quốc lộ 49 nối từ Quốc lộ 1A chạy qua các xã Phong Hoà, Phong Bình, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hoà, Điền Hải, Phong Hải và đến các xã ven biển huyện Quảng Điền. Đây là tuyến đường nối liền vùng đồi núi phía Tây với vùng đồng bằng ven biển.
Ngoài ra, trên địa bàn xã có các tuyến đường huyện lộ khoảng 117,4 km như: tuyến huyện lộ số 1 từ Khúc Lý (Phong Thu) đến Mỹ Xuyên (Phong Hoà) dài 9 km; tuyến huyện lộ số 2 từ Trạch Hữu (Phong Thu) đến Hưng Thái (Phong Mỹ) dài 9 km; tuyến huyện lộ số 3 từ Đồng Lâm (Phong An) đến Hiền An (Phong Xuân) dài 8,5 km; tuyến huyện lộ số 4 từ Đồng Lâm (Phong An) đến Sơn Quả (Phong Sơn) dài 8,2 km;….
Kết quả phát triển kinh tế năm 2021
Theo UBND huyện Phong Điền, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2021 đạt 933,95 tỷ đồng, tổng chi ngân sách là 736,41 tỷ đồng; cân đối thu chi ngân sách. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 59 triệu đồng/người, đạt 0,86 lần so với thu nhập bình quân cả nước. Trong năm 2021, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng hoặc tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản theo mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Phong Điền năm 2021 là 17,47% năm 2020 là 13,96% và năm 2019 là 12,20%. Như vậy, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất của huyện Phong Điền đều lớn hơn 6%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 là 3,80%.
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Tăng trưởng kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước. Cơ cấu lao động theo hướng dân số độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, nguồn lao động của huyện khá dồi dào. Hiện nay, huyện Phong Điền đang thực hiện song song việc tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng đô thị và triển khai thực hiện các giải pháp cho từng nhóm tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đáp ứng các tiêu chí đô thị loại IV theo quy định.
Phát triển khu công nghiệp huyện Phong Điền
Huyện Phong Điền xác định phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế trọng tâm. Công nghiệp – xây dựng chuyển biến mạnh mẽ, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 14,8%/năm, chiếm tỷ trọng 59% trong cơ cấu kinh tế. Các nhà máy sản xuất công nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả và đang mở rộng quy mô sản xuất. Theo định hướng quy hoạch, Khu công nghiệp Phong Điền dự kiến mở rộng lên 700 ha.
Huyện Phong Điền có khu công nghiệp Phong Điền với quy mô diện tích 400 ha và được chia làm 3 khu: khu A với diện tích 210 ha, khu B với diện tích 102,17 ha và khu C với diện tích 87,83 ha.
KCN Phong Điền – Viglacera là KCN thành phần thứ 3 thuộc quy hoạch KCN Phong Điền được khởi công xây dựng năm 2015, với tổng mức đầu tư xây dựng trên 681 tỷ đồng, có tổng diện tích là 284,32 ha, nằm trên địa bàn các xã: Phong Hòa, Phong Hiền, thị trấn Phong Điền.
Phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Song song với phát triển khu công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống có chuyển biến tích cực, nhiều ngành nghề được mở rộng, đa dạng sản phẩm, được thị trường tiếp nhận. Quy hoạch các điểm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) được triển khai; cụm công nghiệp Điền Lộc được đầu tư hạ tầng. Triển khai Đề án phát triển làng nghề đệm bàng Phò Trạch theo hướng phát triển du lịch và sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường; đầu tư xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm Mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, khôi phục nghề gốm Phước Tích.
Tổ chức quy hoạch và đầu tư hạ tầng các điểm TTCN của các xã, thị trấn để vận động các cơ sở vào sản xuất tập trung tại các điểm TTCN; các nghề, làng nghề truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển như: Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, đan lưới Vân Trình, nón lá Phong Sơn, nghề ép dầu lạc, nấu dầu tràm, dầu sả, mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng…
Toàn huyện, hiện có 08 làng nghề được tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống . Sản xuất của các làng nghề truyền thống được quan tâm phát triển từ vùng nguyên liệu tổ chức sản xuất đến kết nối thị trường tiêu thụ; mô hình doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất, bao tiêu sản phẩm đang được chú trọng bước đầu hình thành các liên kết phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696