Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh – Hà Nội

Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh - Hà Nội

Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh – Hà Nội | Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, là địa phương có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Với vị trí địa lý thuận lợi, Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hóa, xã hội.

Ngày 1 tháng 8 năm 2008, theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Mê Linh đã được tách ra khỏi tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Trong những năm qua, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng và tài nguyên với truyền thống của một huyện anh hùng được hòa quyện với truyền thống hiếu học, lao động cần cù, sáng tạo, giàu tính nhân văn của nền văn hóa Kinh Bắc xưa cũng như nền văn hóa đô thị, văn minh công nghiệp ngày này đã tạo nên nền tảng tinh thần, là động lực quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện Mê Linh khắc phục khó khăn, thực hiện sáng tạo nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Ngày nay, huyện Mê Linh đang là khu phát triển mạnh với nhiều đô thị cao cấp, làm thay đổi diện mạo của vùng ngoại thành. Cùng với truyền thống anh hùng, tinh thần kiên cường bất khuất, huyện Mê Linh sẽ là một trong những huyện có sự phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển chung của cả nước.

Vị trí địa lý

Huyện Mê linh nằm ở phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội thuộc đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

Phía bắc giáp thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Phía tây giáp huyện Yên lạc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Phía Nam giáp huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.

Phia đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội

Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh - Hà Nội
Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh – Hà Nội

Đơn vị hành chính

Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh

16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Vạn Yên, Văn Khê.

Dân số

Theo đồ án quy hoạch chung, huyện Mê Linh có tổng diện tích khoảng 14.131,9ha, quy mô dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 460.000 người, trong đó dân số đô thị 300.000 người, dân số nông thôn 160.000 người (11 xã).

Giáo dục

Huyện Mê Linh rất chú trọng đầu tư phát triển giáo dục. Hiện huyện đã có 60/72 trường học công lập thuộc quản lý của huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 83,3%.

Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển theo hướng hiện đại

Giai đoạn 2010-2020, huyện Mê Linh đã huy động được 4.011 tỷ đồng tập trung xây dựng mới 442,8km và cải tạo 105,5kmk đường giao thông trục liên xã, liên thôn, đường ngõ xóm, trục chính nội đồng; xây mới 51km kênh mương cấp 3.

Giai đoạn từ nay đến 2025, tại huyện Mê Linh, Hà Nội dự kiến xây mới ba tuyến đường gồm Tiền Phong – Tự Lập dài 6,2 km, đường nối từ 23B đi cảng Chu Phan dài 8.62km và đường 48m đoạn từ Yên Vinh đến đường 36 khu công nghiệp Quang Minh dài gần 2,4km.

Đường sắt và đường sắt trên cao (metro)

Hiện nay trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua, dài 7km, từ km29 đến km36, có 1 nhà ga (ga Thạch Lỗi nằm ở thị trấn Chi Đông đóng vai trò là ga hàng hóa). Trung bình một ngày có khoảng 30 chuyến tàu đi qua, trong đó có 14 chuyến tàu khách và 16 chuyến tàu hàng.

Đường bộ

Có 5 tuyến đường tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện gồm đường 35, đường 36, đường 38, đường 301 và đường 312.

Tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài: đoạn qua huyện dài 2,3km từ km 7 + 300 đến km 9 + 600, đi qua địa phận thị trấn Quang Minh.

Tuyến quốc lộ 23b: là trục giao thông chính của huyện, dài 12km, chạy qua 4 xã (Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh và Thanh Lâm) mặt đường nhựa rộng 5,8m đoạn qua ủy ban huyện và nghĩa trang Thanh Tước đã được cải tạo mở rộng 10,5m.

Đường hàng không

Huyện Mê Linh nằm ngay gần sân bay quốc tế Nội Bài, là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam, có nhiều đường bay nhất cả nước, tổng công suất thông qua cảng đạt 50 triệu hành khách/năm.

Đường sông

Đông Anh có sông Hồng và sông Cà Lồ chảy qua. Dọc theo tuyến giao thông đường thủy của sông Hồng có 3 bến, bãi 1 bến phà, 2 bãi bốc dỡ hàng hóa.

Phát triển kinh tế năm 2001

Năm 2001, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Mê Linh vẫn nỗ lực không ngừng để đạt được những kết quả khả quan:

  • Tổng giá trị sản xuất đạt 30.376 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm trước, khu vực có vốn đường nước ngoài (FDI) tăng 9,7%.
  • Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tại Mê Linh năm 2021 ước đạt 27.187 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch, tăng 8,0% so cùng kỳ.
  • Sản xuất nông nghiệp thuận lợi, chăn nuôi ổn định, chăn nuôi lợn có sự phục hồi, hoạt động tái đàn được chú trọng. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 1.871,4 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 3,6% so cùng kỳ.
  • Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện tiếp tục chuyển dịch tích cực: công nghiệp – xây dựng 87,8%, dịch vụ 6,3%, nông nghiệp 5,9%.

 

Năm 2021, ngân sách các cấp đã chủ động tổ chức điều hành thu, chi ngân sách dự toán; bảo đảm thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19; vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Tổng thu nhân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 7.083 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Đặc biệt, năm 2021, thành phố và HĐND huyện không giao thu trong dự toán; song UBND huyện đã tích cực đôn đốc thu nợ cũ các dự án đô thị, đạt 80,705 tỷ đồng.

Mục tiêu năm 2025:

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Mê Linh đề ra mục tiêu:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-8,5%/năm, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 8,5/năm; dịch vụ tăng 8,7%/năm và nông nghiệp tăng 2,5%/năm.
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đạt 1.000 tỷ đồng/năm
  • Giá trị sản xuất nông nghiệp hằng năm đạt 205 triệu đồng/ ha.
  • Mục tiêu quan trọng nhất trong nhiệm kỳ này Đảng bộ huyện Mê Linh hướng tới là; từng bước nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân, phấn đầu đến năm 2025; bình quân đạt 100 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 50%.
Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh - Hà Nội
Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh – Hà Nội
Để hoàn thành mục tiêu này:

Huyện Mê Linh tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới nâng cao chất lượng tăng trưởng; và sức cạnh tranh của nên kinh tế; tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII); “về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng; của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cụ thể, huyện chủ động phối hợp với các sở; ngành của thành phố hoàn thiện hạ tầng dịch vụ khu công nghiệp Quang Minh I; đồng thời, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; chủ động hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn; vướng mắc trong việc lập, triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn huyện.

Cùng với đó, Mê Linh tập trung phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ, du lịch, logistics; cả về số lượng và chất lượng; phát triển các làng nghề tập trung trên địa bàn; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là các dự án, công trình trọng điểm; hệ thống kết cấu hạ tầng khung, hạ tầng đô thị, nông thôn theo hướng đồng bộ; văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường…

Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh phát triển

KCN Quang Minh, được xác định là động lức chính để phát triển khu vực đô thị Mê Linh.

Khu công nghiệp (KCN) Quang Minh - Hà Nội
Khu công nghiệp (KCN) Mê Linh – Hà Nội

Phát huy khả năng sản xuất của các khu cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn; phát triển hoàn chỉnh theo quy hoạch đã được duyệt các khu công nghiệp; phù hợp với định hướng của huyện Mê Linh gồm: khu công nghiệp Quang Minh 1, Quang Minh 2; khu công nghiệp Kim Hoa – Phúc Thắng; các điểm tiểu thủ công nghiệp phân tán tại các xã nông thôn gắn với quy hoạch nông thôn mới.

  • Chuyển đổi, di dời các cơ sở công nghiệp phân tán, cụm tiểu thủ công nghiệp; nằm trong ranh giới phát triển đô thị sang các chức năng dịch vụ công cộng; tiện ích đô thị và nhà ở sinh thái.
  • Khuyến khích xây dựng các khu cụm công nghiệp có chức năng hoàn chỉnh: có nhà ở công nhân; dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, khu quảng bá giới thiệu sản phẩm, kho chứa hàng hóa; và được quản lý chặt chẽ về mật độ xây dựng, tầng cao công trình, kiến trúc công trình; hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan, môi trường lao động.
  • Thực hiện xử lý môi trường triệt để; hạn chế tối đa các nguồn thải gây ảnh hưởng tới môi trường đất; nước, không khí và tiếng ồn đối với khu vực phụ cận. Giám sát chặt việc thực hiện xử lý môi trường.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
Chat Facebook