Huyện Thường Tín – Hà Nội lợi thế phát triển khu công nghiệp

Huyện Thường Tín – Hà Nội lợi thế phát triển khu công nghiệp

Huyện Thường Tín – Hà Nội | Huyện Thường Tín xưa là huyện Thượng Phúc, có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ của Kinh thành Thăng Long xưa, là nơi hội tụ và lan tỏa sự phong phú, độc đáo của vùng văn hóa Sơn Nam, văn hóa đồng bằng sông Hồng, đậm đà bản sắc dân tộc. Nơi đây cũng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học với nhiều danh nhân nổi tiếng. Thường Tín được gọi là “đất danh hương” – nơi có 123 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố; 49 làng nghề truyền thống được thành phố công nhận, đặc biệt là quê hương của 68 nhà khoa bảng trong lịch sử khoa cử phong kiến, trong đó tiêu biểu là Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới của Nguyễn Trãi.

Ngày 4/11/1831 là cột mốc đánh dấu Thường Tín chính thức là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hà Nội xưa – thành phố Hà Nội ngày nay. Vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích và dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thành phố Hà Nội, nên Thường Tín trở thành 1 huyện của thành phố Hà Nội.

Vị trí địa lý

Huyện Thường Tín nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng

Phía nam giáp huyện Phú Xuyên

Phía tây giáp huyện Thanh Oai

Phía bắc giáp huyện Thanh Trì

Đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

Thị trấn Thường Tín (huyện lỵ)

28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.

Dân số

Theo thống kê năm 2020, Thường Tín có dân số trên 240.000 người sống trên địa bàn 169 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố, thuộc 28 xã và 1 thị trấn.

Theo đồ án quy hoạch chung, huyện Mê Linh có tổng diện tích khoảng 14.131,91 ha, quy mô dân số tối đa đến năm 2030 khoảng 460.000 người, trong đó dân số đô thị 300.000 người, dân số nông thôn 160.000 người (11 xã).

Giáo dục

Huyện Thường Tín có 02 trường cao đẳng là: Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây và Trường Cao đẳng Truyền hình. Hệ thống giáo dục các cấp hoàn chỉnh, bao gồm: 6 trường THPT; 30 trường và 29 trường tiểu học.

Hạ tầng giao thông

Huyện có hệ thống đường giao thông với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A cũ và tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ cùng các tuyến đường tỉnh lộ 427, 429.

Từ năm 2010 đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 450 km đường giao thông nông thôn, bảo đảm tất cả hệ thống đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm ô-tô đi lại thuận tiện. Các tuyến đường ngõ, xóm, đường trục chính nội đồng được cứng hóa.

Đường sắt và đường sắt trên cao (metro)

Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là ga Tía, ga Thường Tín, và ga Đỗ Xá.

Đường bộ

Thường Tín có 2 tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2km và đường cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ dài 17km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ).

Tỉnh lộ 427 từ dốc Vân La (xã Hồng Vân) sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ thị trấn Phú Minh giao với quốc lộ 1A cũ; đoạn đường 429 từ ngã ba Tía chạy vào Đồng Quan.

Đường sông

Sông Hồng là tuyến đường thủy với cảng Vản Điểm, cảng Hồng Vân, tạo thành trục giao thông vành đai quan trọng của Thủ đô.

Phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021, huyện Thường Tín, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong thời điểm dịch covid-19 diễn biến phức tạp, tuy vậy:

Huyện đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/8 chỉ tiêu thành phố giao
  • Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2021 thực hiện được hơn 1.063 tỉ đồng; đạt 142,08% dự án thành phố giao, đạt 134% dự toán huyện và tăng 15,93% so với năm 2020;
  • Tổng thu ngân sách địa phương năm 2021 thực hiện hơn 2.715 tỉ đồng; đạt 188% dự toán thành phố giao;
  • Công tác văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; an sinh xã hội được chăm lo chu đáo, nhất là các gia đình có công với cách mạng; các đối tượng chính sách và chất lượng cuộc sống của nhân dân từng bước được nâng cao…
  • Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng tuy có tăng trưởng khá; nhưng còn thấp hơn kế hoạch đề ra; (thương mại – dịch vụ đạt 97%, công nghiệp – xây dựng đạt 94% so với kế hoạch).
  • Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt 55,1 triệu đồng/ năm.
  • Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp của huyện đạt 15.310 tỉ đồng; đạt 92,96% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 2020.
  • Tổng giá trị thương mại dịch vụ năm 2021 đạt 13.650 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch; tăng 9,8% năm so với nam 2020.
  • Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 đạt 1.680 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch; tăng 9,8% năm so với năm 2020.
  • Ngày 26/04/2021, huyện Thường Tín đã được công nhận huyện đạt nông thôn mới năm 2020 theo quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo kế hoạch đề ra

Năm 2022 giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng tăng 16,2% so với năm 2021; giá trị sản xuất dịch vụ thương mại tăng 16,6% so với năm 2021; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo phân cấp 768.510 tỷ đồng; duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển trong ngày đạt 100%.

Huyện Thường Tín – Hà Nội phát triển công nghiệp

Trong số các huyện ở phía nam Thủ đô; Thường Tín là huyện có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nhất. Đây là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống, khu cụm công nghiệp, gần các trục giao thông.

Thường tín được coi là “cái nôi làng nghề” lâu đời nhất nước ta, với 126 làng nghề; trong đó 46 làng được công nhận là làng nghề truyền thống; nên cần tạo đột phá làng nghề, phát huy tối đa lợi thế này.

Bên cạnh đó, Thường Tín có lợi thế về phát triển công nghiệp khi đã có quy hoạch 22 KCN. Huyện đang tích cực xây dựng đề án để phủ kín cho 22 khu công nghiệp này; nhằm tăng việc làm, thu nhập cho người lao động.

Hiện tại, Thường Tín có; khu công nghiệp Hà Bình Phương nằm ở khu vực các xã: Hà Hồi, Văn Bình và Liên Phương; khu công nghiệp Phùng Hiệp nằm ở vị trí 4 xã: xã Thắng Lợi, xã Dũng Tiến, xã Tô Hiệu, xã Nghiêm Xuyên. Khu công nghiệp phía bắc Thường Tín và khu công nghiệp Phụng Hiệp vẫn chưa được đầu tư.

Xây dựng các cụm công nghiệp

Những năm qua, huyện Thường Tín rất chú trọng đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp (CCN); cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn. Đến nay, có 10 cụm CN, cụm TTCN đang hoạt động ổn định, với tổng diện tích hơn 191 ha; bao gồm: CCN Liên Phương (18,8ha), CCN Hà Bình Phương 1 (41,6ha); CCN Hà Bình Phương 2 (9,1ha), CCN Quất Động (23,6ha); CCN Quất Động mở rộng (43ha), CCN sơn mài Duyên Thái (12,6ha); cụm TTCN Ninh Sở (5,1ha), cụm TTCN Vạn Điểm (7,2ha) và cụm TTCN Tiền Phong (7,6ha).

Nhờ đó đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động; với thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng/ người/ năm; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook