Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng | Quận Sơn Trà là một trong 8 quận, huyện của thành phố Đà Nẵng, nằm về phía Đông thành phố, trải dài theo hạ lưu hữu ngạn sông Hàn. Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP thành lập quận Sơn Trà trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 phường: An Hải Tây, An Hải Bắc, An Hải Đông, Nại Hiên Đông, Mân Thái, Phước Mỹ, Thọ Quang thuộc khu vực III, thành phố Đà Nẵng cũ.

Quận Sơn Trà có vị trí quan trọng về kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên – Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng – an ninh, có cảng nước sâu Tiến Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Thái Lan, Myanma.

Sơn Trà có khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, một dãy bờ biển đẹp với nhiều bãi san hô lớn, bờ biển đẹp. Nhờ có cả 3 mặt giáp sông, biển, có nhiều bãi tắm đẹp tạo cho Sơn Trà một lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng như phát triển các loại hình du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của của thành phố Đà Nẵng, vùng miền Trung và của cả nước..

Sơn Trà có núi Sơn Trà là rừng cấm quốc gia với thảm thực vật phong phú, đa dạng và nhiều loại động vật quý hiếm, đặc biệt là loài Voọc chà vá chân nâu, được coi là “Nữ hoàng linh trưởng”, “báu vật Sơn Trà”, là biểu tượng bảo tồn của Sơn Trà.

Cùng với tốc độ tăng liên tục và khá ổn định của giá trị tăng thêm quận Sơn Trà trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế của quận đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm; tỷ trọng giá trị tăng thêm khu vực kinh tế dịch vụ trong tổng giá trị tăng thêm tăng nhanh; tỷ trọng giá trị tăng thêm công nghiệp- xây dựng trong tổng giá trị tăng thêm chưa có biển động nhiều và có khả năng sẽ giảm trong thời gian đến. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận đảm bảo đúng định hướng đề ra: Dịch vụ; Công nghiệp-Xây dựng; Nông, lâm, thủy sản.

Hiện nay, trên địa bàn quận Sơn Trà đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như: Khu đô thị Phúc Lộc Viên, Khu đô thị Làng Châu Âu (Europe Village), Khu đô thị An Viên City, Khu đô thị Ngô Quyền Shopping House, Khu đô thị The Sun City Riverside Da Nang…

Vị trí địa lý

Quận Sơn Trà có diện tích: 59,32 km2, chiếm 4,62% diện tích toàn thành phố. Quận Sơn Trà có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc và Đông giáp biển Đông;
  • Phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn
  • Phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn

Đơn vị hành chính

Quận Sơn Trà có 7 phường: An Hải Bắc, An Hải Đông, An Hải Tây, Mân Thái, Nại Hiên Đông, Phước Mỹ và Thọ Quang.

Dân số

Theo thống kê dân số ĐÀ NẴNG 2018, quận Sơn Trà có 173.455 người.

Y tế

Quận Sơn Trà có 1 bệnh viện và 1 TTYT gồm: Bệnh viện 199, Trung tâm y tế quận Sơn Trà.

Giáo dục

Quận Sơn Trà có một số trường Đại học, Cao đẳng như:Đại học Greenwich, Học viện Chính trị – Hành chính khu vực 3,Cao đẳng Lương Thực Thực Phẩm.

Du lịch

Trong những năm gần đây, lĩnh vực du lịch của quận đã có nhiều khởi sắc theo hướng tích cực đã thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi. Phát triển du lịch biển là hướng chiến lược song song với việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Thiên nhiên đã dành cho Sơn Trà nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng như: Suối Đá, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Trẹm, bãi Rạng, bãi Nam, bãi Bắc, bãi Tiên Sa, bãi Đá Đen, dải cát ven biển từ Thọ Quang đến Mỹ Khê, ven biển có nhiều bãi cát đẹp, nhiều vũng nước sâu…, trong đó, bãi biển Mỹ Khê được xếp vào “một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh”.

Sơn Trà lấy du lịch nội địa để phát triển du lịch quốc tế. Phát triển du lịch trong mối quan hệ liên vùng, kết hợp Sơn Trà – Đà Nẵng với các khu du lịch miền Trung: Hội An – Mỹ Sơn, Bà Nà, Bạch Mã, Tây Nguyên và Thừa Thiên Huế; đồng thời chú trọng quan hệ du lịch quốc tế và các quốc gia trên tuyến Liên Á.

Có thể nói, quận Sơn Trà có rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên cực kỳ tươi đẹp, các món ngon và địa điểm vui chơi và nét văn hóa đặc trưng ở nơi đây. Các loại hình du lịch phổ biến ở đây là bảo tàng, biển, tượng đài, phim trường, chùa, tâm linh, di tích, bãi biển, hải đăng, điểm du lịch, phượt, khu du lịch, cầu, cầu tàu, bãi tắm, bãi đá,…Các điểm du lịch khôn gtheer bỏ qua khi đến đây như: Bãi biển Mỹ Khê, Bãi tắm Phạm Văn Đồng, Tượng cá chép hóa rồng, Chùa Linh Ứng bãi Bụt, Đỉnh bàn cờ, Hải đăng Sơn Trà, Du lịch Ghềnh Bàng, Cầu Thuận Phước, Cầu Rồng, Cầu tàu tình yêu, Mũi Nghê, Bảo tàng 3D TrickEye…

Phát triển quận Sơn Trà trở thành đô thị trọng điểm về du lịch, dịch vụ, thương mại, tài chính và kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng

Từ một vùng đất thuần nông và ngư nghiệp nghèo khó, qua 25 năm xây dựng và phát triển, quận Sơn Trà đã nhanh chóng trở thành khu đô thị hiện đại ở phía đông và là địa bàn trọng điểm về dịch vụ, du lịch, kinh tế biển của thành phố.

Quận đã tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, thành phố, vốn tài trợ của nước ngoài, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước để hình thành các dự án, cụm thương mại, dịch vụ, du lịch với tổng vốn đầu tư phát triển trong 25 năm qua là 70.276 tỷ đồng. Riêng giai đoạn từ năm 2017-2022 là 48.758 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với giai đoạn 1997-2016.

Các nguồn vốn đó đã góp phần nhanh chóng cải tạo diện mạo quận Sơn Trà từ “nhà không số, phố không tên” trở thành một khu đô thị mới khang trang, hiện đại, đẹp đẽ và văn minh. Đặc biệt, các nguồn vốn đã và đang đầu tư 580 cơ sở lưu trú, trong đó có nhiều dự án quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế như: Intercontinental, Sơn Trà Resort and Spa, DaNang Golden Bay, bến du thuyền Đà Nẵng, Soleil Ánh Dương (57 tầng), Đà Nẵng Times Squares (50 tầng).

Tổng giá trị sản xuất giai đoạn từ năm 2017-2021 đạt đến 105.601 tỷ đồng, bằng 70% so với tổng giá trị sản xuất giai đoạn 1997-2016 (151.546 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại ngày càng cao.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ năm 2017-2021 đạt 40.601 tỷ đồng, gần bằng so với giai đoạn từ năm 1997-2016 (44.493 tỷ đồng).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận 25 năm qua ước đạt 4.819 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 17,71%/năm. Trong đó, giai đoạn 2017-2021, tổng thu ngân sách đạt 2.783 tỷ đồng, cao gấp 1,36 lần so với giai đoạn 1997-2016 (2.036 tỷ đồng).

Tháng 9 năm 2022, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 14-9-2022 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 209-KL/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển quận Sơn Trà đến năm 2030 và những năm tiếp theo, với mục tiêu tạo điều kiện để quận phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian đến, thực sự trở thành đô thị văn minh, hiện đại, là trọng điểm về du lịch, dịch vụ, thương mại, tải chính và kinh tế biển của thành phố.

Quận Sơn Trà sẽ đồng thời thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh như: tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, tái thiết đô thị trên địa bàn quận, nhất là các khu vực chưa đồng bộ, chưa hiện đại.

Có giải pháp thúc đẩy các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế về đêm; Bến du thuyền kết nối với Khu đô thị vịnh Thuận Phước trở thành Trung tâm du lịch – du thuyền, nghỉ dưỡng cao cấp; kêu gọi đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới, hình thành thêm các trung tâm thương mại lớn; xây dựng mới, nâng cấp các chợ của quận theo định hướng kêu gọi đầu tư, xã hội hóa để phát triển thành chợ văn minh, hiện đại.

Đẩy nhanh việc thực hiện Đề án xây dựng thành phổ trở hành Trung tâm tài chính của khu vực; hình thành Khu du lịch Sơn Trà; chuyển đổi Cảng Tiên Sa thành cảng du lịch; đầu tư bến du thuyền, bến thủy nội địa, hạ tầng đường bộ đảm bảo phục vụ du lịch. Ưu tiên nguồn lực triển khai dự án đầu tư cảnh quan hai bên bờ sông Hàn và dự án chiếu sáng nghệ thuật “Dòng sông ánh sáng”; Nghiên cứu chủ trương chuyển đổi một phần Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (Thọ Quang) sang phát triển thương mại dịch vụ và có lộ trình chuyển đổi Khu công nghiệp thủy sản Thọ Quang và Âu thuyền Thọ Quang thành Khu đô thị.

Phát triển khu công nghiệp quận Sơn Trà

Hiện quận Sơn Trà có 02 khu công nghiệp. Khu công nghiệp Đà Nẵng (An Đồn) và khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang đã thu hút được các nhà đầu tư là hạt nhân quan trọng để làm nền tảng cho phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và sự hình thành của các vệ tinh công nghiệp trên địa bàn quận. Cả hai KCN đều đã đượ claasp đầy và ổn định sản xuất.

Khu công nghiệp Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng
Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Sản xuất, khai thác thuỷ sản hình thành và trở thành nghề truyền thống, lại nằm cạnh một trung tâm công nghiệp lớn, một thị trường có sức mua mạnh, tiêu thụ một khối lượng lớn hàng thuỷ sản cho tiêu dùng hàng ngày và cho công nghiệp chế biến.

Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
Khu công nghiệp quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook