Khu công nghiệp TP Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh

Khu công nghiệp TP Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh

Khu công nghiệp TP Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa phát triển nhanh thời gian gần đây. Đồng thời thành phố Thanh Hoá là trung tâm kinh tế, chính trị, hành chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Năm 2014, thành phố Thanh Hoá được công nhận là đô thị loại I. Thành phố là điểm giao thoa có ảnh hưởng và đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển KT- XH tới vùng Bắc Trung Bộ, Nam Bắc Bộ và tới nước bạn Lào. Thanh Hoá là đô thị trẻ, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi. Thành phố là vùng đất thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

Vị trí địa lý của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hoá nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hoá, hai bên bờ sông Mã. Vị trí trên trục giao thông chính xuyên Bắc- Nam. Thành phố có diện tích 147km2.

  • Phía Đông giáp huyện Hoằng Hoá
  • Phía Tây giáp huyện Đông Sơn
  • Phía Nam giáp huyện Quảng Xương và thành phố Sầm Sơn
  • Phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá và huyện Hoằng Hoá.

 Diện tích và dân sốcủa thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hoá là một thành phố có quy mô tương đối lớn, dân cư đông đúc, đa dạng. Dân số gần 550,000 người (tương đương 12% dân số toàn tỉnh)

Mật độ dân số cao khoảng 3,411 người/km2.

Dự tính đến năm 2025, thành phố có khoảng 850,000 người, và tới năm 2030 sẽ đạt 1 triệu dân.

Đơn vị hành chính của thành phố Thanh Hóa

Tp. Thanh Hóa Có 34 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

30 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi;

4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Thiệu Vân

Giao thông

TP Thanh Hoá hiện có trên 250 tuyến đường bộ nội thị và 5 tuyến quốc lộ. Tất cả tạo thành mạng lưới với gần 40 nút giao cắt. Trong đó, giao thông Tp. Thanh Hoá là trung tâm của hệ thống giao thông của toàn tỉnh.

Đường bộ

Đường quốc lộ 47 nối thành phố với Sầm Sơn

Đường quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa bàn thành phố gần 20km

Đại lộ Hùng Vương, đại lộ Nguyễn Hoàng

Đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 1

Đại lộ CSEDP

Đại lộ Ngã ba Voi- Sầm Sơn

Đại lộ Đông Tây đang thi công

Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua địa phận thành phố với ga chính là ga Thanh Hoá.

Đường hàng không

Sân bay Thọ Xuân ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân. Sân bay cách thành phố Thanh Hoá 45km về phía Tây. Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho nâng cấp sân bay Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế

Đường thuỷ

Cảng Lễ môn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 4km về phía Đông. Đây là cảng loại 2 phục vụ cho KCN Lễ Môn với công suất thiết kế 300,000 tấn/năm.

Hệ thống giáo dục của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm giáo dục, đào tạo của tỉnh. Hiện thành phố có 2 trường đại học và 2 phân hiệu đại học, 10 trường cao đẳng và 12 trường trung cấp dạy nghề.

Phát triển kinh tế

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kinh tế Tp. Thanh Hoá vẫn tăng trưởng vững chắc. Quy mô kinh tế thành phố ngày càng mở rộng. Giai đoạn 2016-2020, tổng giá trị XK hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 1.75 tỷ USD (chiếm 43.75% của cả tỉnh). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 22,500 tỷ đồng (chiếm 18.4%). Thành lập mới 6,200 doanh nghiệp (chiếm 44% của cả tỉnh). Thu nhập bình quân đầu người/năm đến năm 2020 ước đạt 73.4 triệu đồng (gấp 1.69 lần trung bình cả tỉnh).

Thu hút đầu tư của thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hoá là 1 trong 4 trung tâm động lực của tỉnh. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2020 đạt trên 34,453 tỷ đồng (tăng 1.3% so với kế hoạch, tăng 7.5% so với cùng kỳ)

Phát triển khu công nghiệp TP Thanh Hóa

Nền công nghiệp Thành phố Thanh Hoá hiện có 3 KCN chính là KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương- Tây Bắc Ga, KCN Hoàng Long. KCN Hoàng Long sẽ được dần thu hẹp và tiến tới loại bỏ hẳn hoạt động công nghiệp, trở thành đất đô thị.

Hiện thành phố Thanh Hoá đang quy hoạch 2 KCN mới gần thành phố nhằm hạn chế, tiến tới xoá bỏ các KCN trong nội đô.

Theo quy hoạch mới, KCN- đô thị- dịch vụ phía Bắc thành phố sẽ được xây dựng cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 12km. Tổng diện tích khu vực lập đề án cho KCN này là 800ha. Nhằm hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp 4.0. KCN này nằm ngay bên tuyến quốc lộ 1A- kết nối thuận lợi với cả miền Bắc lẫn miền Nam. Đây chính là nơi thu hút các dự án công nghiệp thay cho các KCN trong thành phố Thanh Hoá hiện tại. Đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân trong tỉnh.

KCN- đô thị- dịch vụ phía Tây thành phố nằm cách thành phố Thanh Hoá hiện tại khoảng 11.2km với tổng diện tích 1,200ha. Trong đó diện tích đất công nghiệp khoảng 900ha, nhằm bố trí phát triển công nghiệp tập trung theo hướng công nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao.

Kế hoạch phát triển của khu công nghiệp TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Theo kế hoạch, trước năm 2005, tỉnh sẽ sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hoá. Sau sáp nhập, quy mô diện tích khoảng 228.28km2, dân số hiện trạng gồm cả quy đổi khoảng 580,000 người.

Dự kiến đến năm 2040, dân số vùng đạt khoảng 1.5 triệu người.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 15.3% thu nhập bình quân đầu người năm 2025 đạt 130 triệu đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025 đạt 180,000 tỷ đồng. Tổng giá trị xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 đạt 10.660 triệu USD.

Giai đoạn 2026-2030 (trên cơ sở sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố), tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 18%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2030 đạt 230 triệu đồng. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2026-2030 đạt 254,000 tỷ đồng.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook