Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An | Trong quá khứ cũng như hiện tại, TP. Vinh, thủ phủ của tỉnh Nghệ An có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của khu vực Bắc Trung bộ. Đây là vùng đất có núi bao bọc, lại nằm cạnh biển Đông, là vùng phân dậu của quốc gia thời phong kiến, nên các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều cử tướng tài vào trấn giữ, cùng nhân dân địa phương khai khẩn, tạo lập nên một miền trù phú.

Thành phố Vinh nằm giữa hai khu kinh tế lớn là Nghi Sơn (Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh), bên cạnh thành phố là khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An). TP Vinh đang xây dựng nền tảng đô thị thông minh để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung bộ, đặc biệt trên các lĩnh vực thương mại, du lịch, Công nghệ thông tin, y tế…

  • TP Vinh phát triển thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ

Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 827/2020/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TP. Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2023 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây là yếu tố mở ra cơ hội thay đổi tầm nhìn, vai trò, vị thế của TP. Vinh và tỉnh Nghệ An, đồng thời tạo ra động lực phát triển mới cho TP. Vinh là đô thị trung tâm, thủ phủ vùng Bắc Trung bộ.

Để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế khu vực, TP. Vinh đã và đang đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, tăng cường hỗ trợ, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch, phát triển hạ tầng…

  • Cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng

Hiện nay, TP. Vinh đang nâng cấp, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng bằng cách tập trung ngân sách để đầu tư, kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu kinh tế, cụm công nghiệp trên địa bàn, đồng thời triển khai kế hoạch chỉnh trang đô thị, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật – xã hội gắn với các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Việc tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông nội thị như Đại lộ Vinh – Cửa Lò, đường Lê Mao kéo dài, đường Trần Hưng Đạo kéo dài, đường bao phía Tây, đường bao phía Đông,… giúp thành phố Vinh nhanh chóng thu hút đầu tư với các công ty, tập đoàn lớn như: Mipec, VinGroup, T&T Group, FLC Group, Vinaconex, Bảo Sơn Group hay các nhà đầu tư nước ngoài như VSIP – Singapore, Tập đoàn Hemaraj – Thailand, Tập đoàn Kovinet – Korea,…

Vinh – Thành phố Bình Minh, phía trước là cả một bầu trời rộng mở. Với sức trẻ – Vinh đang bước vào thời kỳ mới phát triển và hội nhập”. Thành phố Vinh sẽ trở thành Trung tâm kinh tế – văn hoá Vùng Bắc Trung Bộ. Thành Vinh đang cất cánh đi lên cùng đất nước với những vận hội và thời Cơ mới. Thành Vinhđiểm đến đầy hấp dẫn đối với nhân dân cả nước và nối vòng tay lớn – chào đón bạn bè quốc tế gần xa.

Vị trí địa lý

Thành phố Vinh nằm bên bờ sông Lam, có vị trí địa lý

  • Phía tây và tây bắc, giáp huyện Hưng Nguyên
  • Phía nam và đông nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
  • Phía bắc giáp huyện Nghi Lộc.

Đơn vị hành chính

Thành phố Vinh được chia thành 25 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 16 phường:

Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng; Hưng Phúc, Lê Lợi Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân;

9 xã: Hưng Chính, Hưng Đông, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Phú.

Dân số và lao động

Thành phố Vinh có diện tích 104,5 km, dân số khoảng gần 600.000 người. Trong đó, cư dân thành thị chiếm 68%.

Quy mô dân số quy hoạch dự báo đến năm 2025 khoảng 667.000 người. Trong đó dân số đô thị chiếm 78%, với tỷ lệ tăng từ 3,0% – 3,6%/năm;

Quy mô dân số quy hoạch dự báo đến năm 2030 khoảng 900.000 người. Trong đó dân số đô thị chiếm | 90%, với tỷ lệ tăng 2,8% – 3,3%/năm từ 2020 – 2030.

Quy mô lao động dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 450.000 người, chiếm tỷ lệ 50% dân số. Trong đó, phân bố trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 22.000 người, chiếm tỷ lệ 5%, ngành công nghiệp và xây dựng là 180.000 người, chiếm tỷ lệ 40%, ngành dịch vụ là 248.000 người, chiếm tỷ lệ 55%.

Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

Quy mô giáo dục

Thành phố Vinh là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn thứ ba của khu vực miền Trung – Tây Nguyên sau thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có 8 trường đại học, 16 trường cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.

Y tế

Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 24 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khác.

Hệ thống giao thông

Vinh là đầu mối giao thông quan trọng, nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Thành phố nắm giữ vị trí trọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước, hệ thống bến xe kết nối hầu khắp các địa bàn cả nước, ga đường sắt hạng I, sân bay Vinh được quy hoạch và đầu tư mở rộng thành sân bay quốc tế, bến cảng Cửa Lò dân được hoàn thiện, mở rộng thành cụm cảng biển trong đó có cảng nước sâu.

Đường bộ

TP Vinh được hưởng lợi hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận tiện với các tuyến Quốc lộ theo trục Bắc – Nam và Đông – Tây.

Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc – Nam với chiều dài 15 km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Ngoài ra, có đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15 theo trục Bắc – Nam. Quốc lộ 7, Quốc lộ 8, Quốc lộ 46, Quốc lộ 48.

Mạng lưới giao thông nội thị có 765 km đường giao thông các loại, hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng, tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12 km/km2

Thành phố có 2 bên xe lớn phục vụ nhu cầu đi lại nội và ngoại tình của nhân dân, bên xe Vinh và bên xe Chợ Vịnh thu hút trên 700 lượt xe đón trả khách ngày. Vinh còn có 2 bên xe mới là Bắc Vinh và Nam Vinh đang được xây dựng. Thành phố Vinh đang quy hoạch xây dựng các khu trung tâm đô thị dọc trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trường Thi, Đại lộ Lê Nin, đường du lịch ven sông Lam, Đại lộ Vinh – Cửa Lò… trong tương lai không xa sẽ mang lại cho thành phố bộ mặt đô thị hiện đại, xứng tầm đô thị loại 1 trung tâm cấp vùng.

Đường sắt

Ga Vinh là một trong 2 ga lớn nhất miền Trung (ga hạng 1 cùng với Ga Đà Nẵng) và quan trọng trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các chuyến tàu xuyên Việt đều dùng đón và trả khách tại đây. Ngoài các chuyến tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu địa phương xuất phát từ Vinh đi miền Bắc là NA1, NA2 và đi miền Trung là VQ1, V22. Ga Vinh hiện là ga đầu tiên và duy nhất thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được đầu tư lắp đặt hệ thống điều khiển chạy tàu tập trung Domino 70-E của Hãng Siemens (CHLB Đức)…

Đường thủy và hàng hải

Hệ thống sông ngòi bao quanh phía Tây Đông và phía Nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh.

Sông Lam có độ sâu 2 – 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của khu vực Bắc miền Trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi.

Trong tương lai, khi thị xã Cửa Lò sáp nhập vào thành phố Vinh, thì cảng nước sâu Cửa Lò với công suất 17 triệu tấn/năm, là một cảng lớn trong hệ thống cảng biển quốc gia sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của thành phố trong việc giao thương bằng đường biển.

Hàng không

Sân bay Vinh là một sân bay quốc tế của Việt Nam nằm ở khu vực miền Trung. Hiện nay, từ Cảng hàng không Vinh đang có các đường bay thẳng khứ hồi kết nối Vinh với các thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Pleiku, Bangkok (Thái Lan), với tần suất trên 40 lần chuyên cất, hạ cánh/ngày, do các hãng hàng không đối tác: Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines và Vietjet Air khai thác.

Chính phủ dự kiến mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn, mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Nhật Bản, khu vực Đông Á và các nước khác. Nhà ga hành khách mời của sân bay Vinh cũng đã hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 2,5-3 triệu khách/năm.

BỨC TRANH KINH TẾ NĂM 2021

Năm 2021 là năm đặc biệt với đô thị Vinh khi ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 khiến thương mại – dịch vụ du lịch cùng nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh khác bị ngưng trệ nhiều tháng. Dù phải giãn cách triệt để, cách ly diện rộng, phong tỏa vùng đỏ do dịch Covid-19… nhưng thành phố Vinh đã nỗ lực cao nhất để hoàn thành mọi nhiệm vụ, thực hiện vai trò trung tâm chính trị – kinh tế của tỉnh.

Năm 2021, tổng giá trị tăng thêm trong sản xuất, kinh doanh của thành phố Vinh ước đạt 22,344 tỷ đồng (giá Ss 2010), bằng 97,03% KH và tăng 6,36% so với cùng kỳ.

Trong đó, ngành Công nghiệp – Xây dựng ước đạt 6.894 tỷ đồng, bằng 98,08% so với KH và tăng 7,92% So với cùng kỳ, ngành Dịch vụ ước đạt 15.220 tỷ đồng, bằng 96,57% SO VỚI KH và tăng 5,76% so cùng kỳ; ngành nông – lâm – ngư nghiệp ước đạt 230 tỷ đồng, bằng 98,29% so với KH và tăng 0,88% so cùng kỳ Có 641 doanh nghiệp (giảm 36 DN so với cùng kỳ năm 2020) và 2.947 hộ kinh doanh (tăng 903 hộ so với cùng kỳ năm 2020) đăng ký thành lập mới…

  • Đầu tư kinh doanh

Hiện Thành phố đang tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác thu hút đầu tư; đổi mới tư duy và phương thức xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư; trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố khai thác mọi nguồn lực; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh đề xây dựng phát triển nhanh; bền vững và xứng tầm đô thị loại I và sớm trở thành trung tâm kinh tế – văn hóa; của vùng Bắc Trung bộ.

ĐỀ ÁN MỞ RỘNG THÀNH PHỐ VINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 14/01/2015; bao gồm toàn bộ thành phố Vinh, toàn bộ thị xã Cửa Lò; toàn bộ thị trấn Quán Hành và một số xã khác thuộc huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên; mục tiêu hướng tới phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc biệt là du lịch.

  • Thành phố Vinh mở rộng

Sau khi được mở rộng, thành phố Vinh sẽ được mở rộng diện tích lên 250 km2, gấp 4 lần so với diện tích hiện tại.

Về tổng thể phát triển thành phố Vinh cùng với thị xã Cửa Lò; trở thành một trong những đô thị ven biển của Việt Nam; là nơi giao thoa kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng với; khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Nghệ An; là trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về các lĩnh vực: Tài chính, thương mại; du lịch, khoa học – Công nghệ Công nghệ thông tin, Công nghiệp Công nghệ cao, y tế; văn hoá, thể thao, giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; đầu mối giao thông quốc gia, quốc tế.

Mục tiêu cụ thể đển năm 2023, về phát triển kinh tế tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng; (theo giá so sánh 2010) bình quân đạt khoảng 10-11%/năm giai đoạn 2020-2023. Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) chiếm khoảng 25-30% tổng GDP của tỉnh; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng 141,7 triệu đồng.

Về phát triển xã hội, thành phố Vinh phấn đấu đến năm 2023; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm còn dưới 0,25%; và giảm nghèo bền vững đối với những hộ cận nghèo. Tỷ lệ qua đào tạo đạt trên 70%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 46%.

QUY MÔ KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN

Những năm qua, TP. Vinh đã khẳng định là địa chỉ đầu tư hấp dẫn; có tầm chiến lược cho nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

TP phát triển công nghiệp Công nghệ cao theo hướng cơ cấu lại sản xuất công nghiệp; tăng hàm lượng Công nghệ cao trong các sản phẩm, với các lĩnh vực chủ yếu như tự động hóa; vật liệu mới, điện tử, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm; nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp Công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao; hoàn thành việc xây dựng hạ tầng tại khu công viên công nghệ thông tin và nghiên cứu; triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ…

Là đô thị hạt nhân; có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến tốc độ công nghiệp hoá vùng Bắc Trung Bộ; trong nhiều năm qua Cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng; trong đó tốc độ phát triển Công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành Công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ; với các ngành chế biến thực phẩm – đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may; vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ; đá trang trí, sản xuất bao bì nhựa, giấy,…

  • Khu công nghiệp và cụm công nghiệp
Khu công nghiệp (KCN) VSIP tỉnh Nghệ An
Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An

Thành phố có 02 Khu Công nghiệp (KCN Bắc Vinh) và KCN VSIP Nghệ An, 04 cụm công nghiệp; trong đó KCN Bắc Vinh, CCN Hưng Lộc, CCN Nghi Phú, CCN Đông Vĩnh; đã lấp đầy diện tích cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ổn định; KCN Vsip đang là điểm nóng thu hút đầu tư của tỉnh. Ngoài ra có CCN Nghi Thạch, khu công nghệ cao, dệt may – khai thác cảng Bến Thủy; sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô.

Khu công nghiệp (KCN) Bắc Vinh
Khu công nghiệp thành phố Vinh tỉnh Nghệ An
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook