Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ | Tỉnh Phú Thọ là cửa ngõ phía Tây thủ đô Hà Nội, kết nối với vùng Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh có diện tích khoảng 3.533km2, nằm ở vị trí trung tâm miền núi phái Bắc, vị trí “ngã ba sông” – nơi giao hoà của ba con sông lớn Việt Nam gồm sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi pháo Bắc Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam(Trung Quốc).

Nằm trong vành đai các tuyến trục giao thông quan trọng: đường vộ có Quốc lộ 2, Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rùi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Với vị trí địa lý này, Phú Thọ hội tụ các điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế, giao thương với các vùng trong nước và quốc tế.

Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Thọ có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thủ dô Hà Nội.
  • Phía tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái
  • Phía nam giáo tỉnh Hoà Bình.
  • Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm:

1 thành phố Việt Trì;

1 thị xã Phú Thọ;

11 huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Tân Sơn, Thanh Ba, Thanh thuỷ và Yên Lập với 225 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 197 xã, 17 phường và 11 thị trấn.

Dân số

Phú Thọ có nguồn nhân lực dồi dào. Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2021 khoảng 1.507,5 nghìn người, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước trong đó, nữ chiếm 50,4%. Dân số thành thị chiếm 19,1%. Số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 57,5% tổng dân, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các nghành kinh tế ước tính năm 2012 đạt 847,2 nghìn người, tăng 4,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 41,2% tổng số, giảm 5,8 nghìn lao động; khu vữ công nghiệp và xây dựng chiếm 31,2%, tăng 7,1 nghìn lao động; khu vữ dịch vụ 27,6%, tăng 3,2 nghìn lao động.

Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm được tỉnh rất chú trọng. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế đã qua đào tạo đạt 26,0%; lao động có việc làm tăng thêm 16,6 nghìn người, đạt 110,0% so với kết hoạch (tăng 7% so năm 2020); xuất khẩu lao động 1,160 người đạt 46,4% so với kế hoạch ( bằng 66,3% so năm 2020).

Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Y tế

Tỉnh Phú Thọ hiện có trên 480 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện ( 1 bệnh viện đa khoa tỉnh, 4 bệnh viện chuyên khoa, 12 bệnh viện đa khoa huyện, 1 bệnh viện đa khoa tư nhân). 13 trung tâm y tế và 277 trạm y tế xã, phường, thị xã trấn với tổng số giường bệnh là gần 5.900 giường. Tổng số cán bộ, nhân viên y tế là trên 5.900, trong đó có trên 1.300 bác sĩ. Chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện hạnh I, đến nay, bệnh viện có quy mô 1300 giường, trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hoá.

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ lêk giường bệnh đạt 50 giường/vạn dân; 100% số trạm y tế được kiên cố hoá. Đẩy mạnh thực hiện cơ chết tự chủ trong các bệnh viện công lập; khuyến khích xã hội hoá, hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục dạy nghề của tỉnh Phú Thọ khá tốt. Tỉnh có trường Đại học Hùng Vương, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, 11 trường cao đẳng, các trường trung học dạy nghề khác luon trú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sư, cử nhân, cán bộ, kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyện sâu, kỹ năng làm việc thành thạo phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Năm 2020, tỷ lệ lao động đào tạo đạt 70%, trong đó: đào tạo nghề đạt 54,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghành nông lâm, ngư nghiệp là 21,8%, nghành công nghiệp, xây dựng là 39%, các nghành dịch vụ là 39,2%.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Phú Thọ đã đề ra các mục tiêu cụ thế như: bình quân mỗi năm tạo việc làm tăng thêm từ 15 – 16 nghìn lao động; đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 72% ( trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%); giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân giai đoạn 2021 – 2025 là 0,4%/năm; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là năng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực  đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Du lịch

Phú Thọ là mảnh đất cội nguồn của dân tộc, có truyền thống lịch sử văn hoá gắn liền với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ ngàn đời xưa, các Vua Hùng đã chọn đây là đất khởi nghiệp dựng nước, xây dựng hà nước Văn Lang (nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam).

Ngày 24/11/2011, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loạ.

Ngày 6/12/2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loài. Đây là lần đầu tiên một đi sản văn hoá của Việt Nam được vinh danh ở loạ hình tín ngưỡng.

Phú Thọ có các điểm đến tâm linh hấp dẫn: Khu Di tíhc lịch sử Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đình Hùng Lô, đình Lâu Thượng, đền Lăng Sương, thành phố lễ hội Việt Trì…, các điểm đến danh lam thắng cảnh được thiên nhiên ưu đãi ban tặng: Vườn Quốc gia Xuân Sơn với hệ thống rừng nguyên sinh, hang động kỳ thú và thác nước; khu nước khoáng nóng có lợi cho sức khoẻ Thanh Thuỷ, đầm Ao Châu, Ao Giời – suối Tiên… Phú Thọ có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, du lịch di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh….

Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hoá cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực. Phú Thọ nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng như: đường Hồ Chí Minh, đường sắt có tuyến đường xuyên Á, đường sông chạy từ Trung Quốc rồi mới toả đi Hà Nội, Hải Phòng cà các khu vực khác.

Xác định mạng lưới giao thông chính là huyết mạch của nên kinh tế thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo và mở rộng nhiều tuyến đường giao thông quan trọng theo hướng đồng bộ, kết nối liên vùng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế –  xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Giai đoạn 2015-2020, tỉnh Phú Thọ đã huy động đầu tư hàng nghìn tỉ đồng cho giao thông để xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và bảo trì 410km đường quốc lộ, đường tỉnh, 32 cầu trên các tuyến quốc lộ được Bộ GTVT uỷ thác quản lý.

Đường bộ

Tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai ( tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60km, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ con Minh – Hải Phòng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế – xã hội rất lớn.

Tuyến đường quốc lộ 2 ( AH.14 – đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam ( Trung Quốc ) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bâif về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân – Quảng Ninh ( cảng biển ). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La – Điện Biên – CHDCND Lào.

Quốc lộ 32C từ Phú Thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.

Đường sắt

Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam ( Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – TP Hồ Chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn nhất thuận tiện cho việc đưa đón và vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn.

Đường hàng không

Phú Thọ có lợi thế gần Hà Nội, cách sân bay Nội Bài chỉ 60km, nên rất thuận lợi cho vận chuyển đường hàng không.

Đường sông

Phú Thọ có vị trí “ngã ba sông” , nơi hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đường sông của tỉnh 235km, trong đó sông Hồng là 130km, sông Lo 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ vế Phú Thọ rồi toả đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác.

Cảng sông Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có công suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm.

Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doang nghiệp.

Kinh tế tỉnh Phú Thọ có bước phát triển đầy khởi sắc

Phú Thọ là cửa ngõ, trong tâm kinh tế của liên tỉnh phía Bắc, năm trong  vùng đô thị Hà Nội, hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế.

Kinh tế – xã hội năm 2021 trên địa bàn tỉnh diễn ra trong bối cảnh làn sóng đại dịch lần thứ tư lan rộng tại các huyện, thành, thị xã, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Với sự điều hành linh hoạt, đồng bộ của Chính phủ; sự quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ,UBND tỉnh và sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát tốt, không lay lan rộng trong cộng đồng; môi trường sản xuất kinh doanh cơ bản được đảm bảo ổn định, kinh tế của Tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu, mục tiêu đều hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Kết quả ở từng ngành, lỉnh vữ như sau:
  • Quy mô Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 80.764 tỷ đồng, đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 3/14 tỉnh Vùng trung du và miền núi phía Bắc.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước tăng 6,28% so với năm 2020, đứng thứ 21 cả nước và đứng thứ 5 so với các tỉnh Vùng trung du và miền núi phái Bắc; trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,59%; khu vực dịch vụ tăng 3,04%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,23%; …
  • Cơ cấu kinh tế ( cơ cấu giá tăng thêm ) năm 2021: Khu vực nông; lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 21,6% (năm 2020 đạt 23,1%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm trọng 39,0% (năm 20202 đạt 36,5%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 39,4% (năm 2020 đạt 40,4%). Đóng góp vào mức tăng trưởng chung, 6,28% của GRDP; khu vực công nghiệp – xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất; đóng góp 3,81 điểm phần trăm; tiếp theo đó là các nghành dịch vụ đóng góp 1,15 phần trăm; khu vữ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng góp 0,63 điểm phần trăm; thuế sản phẩm đóng góp 0,69 điểm phần trăm.
  • Doanh nghiệp đăng ký thành lập mới:

Có 763 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng lý đạt 7.593,0 tỷ đồng, tăng 8,8% về doang nghiệp và tăng 63,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,9 tỷ đồng, tăng 50,6% cùng kỳ năm trước.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có 442 doanh nghiệp đăng ký mới; chiếm 57,9% tổng số, tăng 8,9% so với cùng kỳ; công ty trách nhiệm hữu hai thanh viên trở lên có 146 doanh nghiệp, chiếm 19,1% tổng số; giảm 14,1%; công ty cổ phần có 172 doanh nghiệp, tăng 44,5%; doanh nghiệp tư nhân có 3 doanh nghiệp;…
  • Sản xuât nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2021 đạt khá ở mức 3,23% so với cùng kỳ.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2021 tăng 9,28% so với cùng kỳ. Trong đó: nghành Khai khoáng tăng 8,58%; nghành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,32%; nghành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 12,37%; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,18%.
  • Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 37.031,0 tỷ đồng; tăng 4,3% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ ước đạt 32.185,6 tỷ đồng; chiếm 86,9% tổng mức, tăng 8,2% so với cùng kỳ;…
  • Xuất khẩu ước đạt 8.289,4 triệu USD, tăng 76,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 8.451,2 triệu USD, tăng 104,3 %.
Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025
a. Về kinh tế:

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng bình quân 7,5%/năm trở lên

– Tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 65 triệu đồng.

– Cơ cấu kinh tế năm 2025: Công nghiệp – xây dựng 40,5%; dịch vụ 41,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 18%.

– Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 160 nghìn tỷ đồng.

– Tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt 22% trở lên.

b. Về các lĩnh vực xã hội:

– Tỷ trọng lao động nông nghiệp đến năm 2025 dưới 40%.

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đến năm 2025 đạt từ 72% trở lên, trong đó đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt từ 30% trở lên.

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 0,4% ( thực hiện quy đổi theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021 – 2025 sau khi thực hiện điều tra).

– Đến năm 2025, có 15 bác sỹ/1 vanh dân và 50 giường bệnh/1 vạn dân.

– Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2025 đạt 93% trở lên.

– Đến năm 2025, số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đạt 45% trở lên ( 6 đơn vị); 65% số xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; trong đó số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao đạt 20% trở lên ( 28 xã).

c. Về Môi trường:

 –  Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh

 – Đến năm 2025, phấn đấu 100% dân cư thành thị, 98% dân cư nông thôn được sử dụng nướ sạch, nước hợp vệ sinh.

– Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung đến năm 2025 đạt 70% trở lên.

– Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt 38,8%.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Năm 1997, KCN Thuỵ Vân – Phú Thọ được thành lập và từ đó cho đến nay; trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được Chính phủ phê duyệt 0 khu công nghiệp và 28 Cụm công nghiệp; với diện tích gần 4.000 ha. 7 khu công nghiệp bao gồm: KCN Thuỵ Vân, TP Việt Trì: 323 ha; 2 KCN Trung Hà và Tam Nông: 550 ha; KCN Phú Hà, TX Phú Thọ: 450 ha; KCN Phù Ninh, huyện Phù Ninh: 100 ha; KCN Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê: 450 ha; KCN Hạ Hoà, huyện Hạ Hoà: 400 ha. Ngoài ra, tỉnh còn có 2 Cụm công nghiệp ( CCN) trọng điểm UBND tỉnh giao Ban quản lý; các KCN quản lý với tổng diện tích là 120 ha, gồm: CCN Bạch Hạc và CCN Đồng Lạng.

Các KCN, CCN đều được kết nối với nút lên xuống của đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai; đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 2, có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ; đường thuỷ và đường sắt, thông thương với  Thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng; các tỉnh Tây Bắc và tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.

7 KCN đã được Chính phủ phê duyệt

Hiện nay trên tổng số 7 KCN đã được Chính phủ phê duyệt thì có 4 KCN; đã đi vào hoạt động  ( KCN Thuỵ Vân, KCN Trung Hà, KCN Phú Hà, KCN Cẩm Khê); với 183 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó có 96 dự án đầu tư trong nước, 87 dự án FDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký luỹ kế tính đến 31/12/2020 là 20.701,86 tỷ đồng và 1.041,92 triệu USD; (tương đương 23.969,37 tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy các KCN Thuỵ Vân, Phú Hà, Trung Hà, Cẩm Khê lần lượt là: 98,8%; 29,23%; 45,46%; 9,72%, còn CCN Bạch Hạc, Đồng Lạng thì đạt tỷ lệ lấp đầy cao hơn( 81%, 50,36%).

Khu công nghiệp (KCN) Thụy Vân tỉnh Phú Thọ
Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Khu công nghiệp (KCN) Trung Hà tỉnh Phú Thọ
Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Phú Hà
Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Cẩm Khê
Khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ

Các loại hình dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là: Sản xuât vật liệu xây dựng; ( xi măng, gạch men, gạch không nung, gỗ vãn ép); cơ khí, điện tử, sợi, dệt, nhuộm; may mặc, bao bì, các sản phẩm từ nhựa; hoá chất nghành giấy ( keo AKD, tinh bột biến tính); bao cao su; găng tay y tế,…

Giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh Phú Thọ đã thu hút 746 dự án; vốn đầu tư quy đổi đạt 105.457 tỉ đồng (4,585 tỉ USD). Hoạt động của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng ổn định ( doanh nghiệp Nhà nước tăng 4,4%; ngoài quốc doanh tăng 15,3%, doanh nghiệp FDI tăng 15,3%). Tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp cho GRDP của tỉnh đến năm 2020 đạt 56,2%; tương đương 38,778 tỉ đồng. Tỉ lệ đóng góp NSNN đạt 41,74%, tương đương 3.615 tỉ đồng.

Tính đến thời điểm cuối tháng 10/2021

Theo báo cao của Ban Quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ,  tính đến thời điểm cuối tháng 10/2021; tổng số lao động trong các KCN, CCN là 47.480 người, bao gồm: KCN thuỵ Vân 28.000 người; KCN Phú Hà 14.160 người, KCN Trung Hà 1.115 người, KCN Cẩm Khê 1.180 người; CCN Đồng Lạng 2.025 người và CCN Bạch Hạc 1.000 người. Trong đó, lao động làm việc tại doanh nghiệp Nhà nước có 64 người; doanh nghiệp dân doanh 8.540 người và doanh nghiệp FDI là 38.876 người.

Qua tổng hợp nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN, CCN; cuối năm 2021 và năm 2022 sẽ cần khoảng 4.000 người. Trong đó, lao động có chuyên môn kỹ thuật khoảng 800 người, lao động phổ thông khoảng 3.200 người. Nhu cầu lao động theo các nghành gồm: điện tử 55%, may mặc 34%, bao bỉ vải bạt 5%; các ngành nghề khác như: chế biến gỗ, vật liệu xây dựng khoảng 6%.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook