Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình | Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065 km2, nằm ở Miền Trung Việt Nam. Nơi đây  hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam – Bắc, đã có bề dày truyền thống lịch sự – văn hóa lâu đời, kết tinh nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần độc đáo. Quảng Bình có vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nước. Phía Tây Quảng Bình giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 201,87 km, có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây giúp giao thương giữa hai nước vô cùng thuận lợi.

Tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi và đặc thù, có rừng có biển, có đồng bằng, là nơi hẹp nhất Việt Nam, tạo điều kiện để có thể nỗ lực vươn lên từ bàn tay khối óc, chân trời, cửa biển, mảnh đất của mình.

Tỉnh có đầy đủ các loại hình giao thông, có hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi (Quốc lộ 1A, 12A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam, sân bay Đồng Hới, cảng biển Hòn La, Cửa khẩu Cha Lo…).

  • Tiềm năng và lợi thế

Mảnh đất Quảng Bình như một bức tranh thủy mặc, vừa có biển, đảo vừa có rừng, với tiền năng, thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị lịch sự văn hóa độc đáo riêng có của vùng đất Quảng Bình, cùng với con người Quảng Bình thông minh, cần cù, chịu khó, đang nỗ lực hết minh để xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp, góp phần cùng cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế. Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính và vùng đầm phá thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản. Bờ biển Quảng Bình có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tishc đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng với trữ lượng lớn. Nguồn lợi hải sản biển đa dàng, phong phú về loài (1.650 loài), có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, hải sâm, mực ống, mực nang, san hô quý. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, hệ thống núi đá đổ ra biển tạo nên cá cảng biển nước sâu cho phép Quảng Bình phát triển kinh tổng hợp về biển.

Quảng Bình là tỉnh có vị trí kinh tế và chính trị quan trọng, cách Thủ đô Hà Nội chỉ 500km, và chỉ cách TP HCM 1h30 đường bay. Với những tiềm năng có và khác biệt, Quảng Bình tràn đầy khát vọng và tự tin để phát triển đi lên từ thế mạnh về du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, thíc ứng với biến đổi khu hậu

Ví trị địa lý

Quảng Bình có vị trí phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào; là điểm cuối của tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, là cửa ngõ ra biển của vùng Đông Bắc Thái Lan và Nam Lào thông qua cửa khẩu Cha Lo và đi xuống cảng Hòn Lo. Quảng Bình cũng là nơi đi qua của các  tuyến giao thông Bắc – Nam quan trọng như đường sắt, đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh.

Tỉnh Quảng có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh
  • Pía nam giáp tỉnh Quảng Trị
  • Phía tây giáp tỉnh Khammuane, tỉnh Savannakhet, Lào với đường biên giới 201,87km
  • Phía đông giáp Biển Đông

Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:

1 thành phố: Đồng Hới;

1 thị xã: Ba Đồn;

6 huyện: Bố Trạch, Lệ Thủy, Minh Hóa, Quảng Minh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa với 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thuh trấn, 15 phường và 128 xã.

Dân số

Dân số Quảng Bình năm 2020 có 901.984 người. Phần lớn cư dân địa phương là người Kinh 97%. Dân số ít người thuộc hai nhóm chính là Chứt và Bra-Vân Kiều sống tập trung ở hai huyện miều núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một số xã Tây Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Dân cư  phân bố không đều, 77,04% sống ở vùng nông thôn và 22,96% sống ở thành thị.

Tính đến năm 2021, dân số toàn tỉnh có 910.655 người, tăng 0,96% so với năm 2020. Trong đó người trong độ tuổi lao động chiếm 57,6% tổng dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo lại đạt 70%

Y tế

100% số xã có trường tiêu học, 95% số xã có trường THCS, mỗi huyện có từ 2 – 3 trường THPT, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Tổng số có 590 trường. Trong đó có 182 trường và cơ sở giáo dục mầm non; 209 trường tiểu học; 147 trường trung học cơ sở; 19 trường phổ thông cơ sở; 6 trường phổ thông trung học và 27 trường trung học phổ thông.

Quảng Bình có 1 trương Đại học, 4 trường Cao đẳng, 2 trường Trung cấp.

Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giao dục phổ thông tương đối đồng bộ. Các trường Đại học, Cao đẳng, Dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đang được đầu tư cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lượng đáp ứng được như cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sư, công nhân lành nghề… phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Du lịch

Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, đèo Lý Hòa,cửa biển Nhật Lệ, phá Hạc Hải, Cổng Trời. . . Quảng bình có hệ thống hang động kỳ vĩ, hoành tráng của khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vường Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi có sức thu hút mãnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nước đến với Quảng Bình.

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn – nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc biệt là hệ sinh học đa dạng ở Quảng Bình nằm ở vùng núi khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, có nhiều loài quý hiếm như Vọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, gà Lôi lam đuôi trắng, gà Lôi lam mào đen, Trĩ….

Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hóa Bàu Tró, các di chỉ thuộc nên văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, nhiều di tích lịch sự.

Hạ tầng giao thông

Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Vận tải đường biển và đường sông là một lợi thế của tỉnh, với 05 cửa sông, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh và cảng Hòn La. Sân bay Đồng Hới đã được nâng cấp hiện đại để đón được các máy bay hạng nặng.

Trên địa bàn tỉnh cũng có 1 cảng  biển sâu là Cảng Hòn La và 1 sân bay là sân bay Đồng Hới. Do vậy, vị trí địa lý và hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Quảng Bình mang đến thuận lợi trong việc kết nối, giao thương đi lại với các địa phương lân cận cũng như khu vực kinh tế 2 đầu đất nước. Đây là một trong những lợi thế khác biệt của Quảng Bình so với các địa phương khác trong khu vực miền Trung

Đường bộ

Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rãi nhựa.. Có 116 km bờ biển, 364 km đường sông.

Hệ thông giao thông đường bộ thuận tiện (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc – Nam) chạy dọc theo chiều dài của tỉnh. Có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, có Cảng biển nước sâu Hòn La.

Đường sắt

Quảng Bình có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua. Tổng 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17ga. Ga Tân Ấp là ga trung chuyển nối với đường sắt quốc tế qua các các nước Lào, Thái Lan…

Đường sông

Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8 – 1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.

Đường biển

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.

Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với có thể đón tàu 3-5 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng có thế đón tàu 3-5 vạn tấn ra, vào.

Cảng biển Hòn La là nơi có mực nước sâu, mặt nước rộng lớn, xung quanh là quần thể đảo che chắc gió, tàu trọng tải lớn ra vào, neo đậu rất thuận lợi. Cảng Hòn La có hệ thống cầu cảng dài 215m có thể tiếp nhận cùng lúc 2 tàu trọng tải 10.000DWT, 2 kho hàng 5.000m2, 88.000 m2 bãi chứa và các trang thiết bị xe cẩu có sức nâng từ 50 tấn đến 180 tấn, các trang thiết bị làm hàng chuyên dụng khác, công suất thiết kế phục vụ xếp dỡ 1,26 triệu tấn hàng hóa qua cảng mỗi năm. Năng lực nêu trên có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Bình.

Đường hàng không

Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm. Sân bay Đồng Hới có các chuyến bay đến Hà Nội (1 giờ bay) và TP. HCM (1 giờ 20 phút bay). Năm 2014, sân bay Đồng Hới sẽ mở đường bay quốc tế Đồng Hới – Đài Bắc (Đài Loan).

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội

Hệ thống điện lực:

Đến nay 98,7% xã phương có điện, có trên 97% hộ dân dùng điện lưới. Đã đưa vào hoạt động trạm 220KV Đồng Hới công suất 2 x 125MVA; 4 trạm 110 KV (Đồng Hới, Ba Đồn, xin măng Sông Gianh, Lệ Thủy) có công suất 150MVA, 18 trạm trung gian với công suất 64MVA, 977 trạm phân phối với công suất 159,6MVA. Có 125 km đường dây 500KV Bắc Nam, 69 km đường dây 220KV, 123 km đường dây 110KV, 1.427 km đường dây 6-35KV.

Hệ thống nước:

Hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng  Hới đang hoạt động với công suất 27.000m3/ngày đêm phục vụ cho trung tâm thành phố và vùng lân cận. Các thị trấn huyện lỵ: Ba Đồn, Quy Đạt, Đồng Lê, Quán Hàu, Kiến Giang và thị trấn Việt Trung đã đâu tư xây dựng và đang hoạt động hệ thống cấp nước với công suất mỗi huyện 1-2,000m3.

Hệ thống bưu chính viễn thông:

Mạng lưới bưu chính viễn thông được phát triển hiện đại và rộng khắp. Đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện, 35 buu cục khu vực và 91 điểm bưu điện văn hóa xã, 150 đại lý bưu chính chuyển phát, 124 trạm chuyển mạch PSTN, 870 trạm thu phát song thông tin di động với 566.932 thuê bao điện thoại, trong đó có 184.950 thuê bao cố ddingj, 381.982 thuê bao di động, 159/159 xã, phường, thị trấn đã có máy điện thoại.

Kế quả phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021, do tác động của dịch Covid-19 nên nhiều chỉ tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình đạt thấp so với năm trước và kế hoạch đề ra, Cụ thể:

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 4,83%, xếp thứ 5 trong khu vực Bắc Trung Bộ;
  • Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,41%;
  • Công nghiệp-xây dựng tăng 6,83%.
  • Cơ cấu GRDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,41%, công nghiệp xây dựng chiếm 29,05%, dịch vụ chiếm 49,54%;
  • Thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.496,4 tỷ đồng, bằng 119,6% dự toán địa phương giao, tăng 8,96% so với cùng ký;
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 23.610 tỷ đồng;
  • GRDP bình quân đầu người đạt 49,3 triệu đồng;
  • Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 68,75%;
  • Số hộ nghèo còn 3,3% giảm 0,6% so với năm 2020;
  • Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2020-2021 đạt 45,0%;
  • Tỷ lệ che phủ rừng đạt 68%;
  • Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt 78,3%;
  • Dịch vụ lữ hành ước tính đạt 70,2 tỷ đồng, giảm 45,9% so với năm trước;
  • Số lượt khách du lịch lữ hành đạt 105.144 lượt khách, giảm 73,0%, trong đó số lượt khách quốc tế đạt 4.101 lượt khách, giảm 88,1% so với năm trước.

Mục tiêu năm 2022:

  • GRDP đạt 6,0-6,5%;
  • Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,5-4,0%;
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,0-9,5%
  • Giá trị sản xuất dịch vụ tăng 6,0-6,5;
  • Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 20,9%: công nghiệp – xây dựng: 30,1%; dịch vụ 49,0%;
  • Thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.000 tỷ đồng;
  • Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 26.000 tỷ đồng…

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình tập trung phát triển công nghiệp từ rất sớm dựa trên những lợi thế có sẵn. Công nghiệp là lĩnh vực kinh tế trụ cột của Quảng Bình trong hơn 30 năm qua. Chính trong giai đoạn những năm sau tái lập tỉnh (1990); ngành công nghiệp Quảng Bình với những cái tên như Sông Gianh, COSEVCO, Bang, Khoáng sản Quảng Bình. . . đã trở thành điểm tựa giúp tỉnh vượt qua gian khó và đi lên.

Quảng Bình có nguồn nguyên liệu phong phú đa dạng với các loại cát, sét, titan, đá vôi; kết hợp với trữ lượng gỗ khá lớn. . . Tòa tỉnh có diện tích vào 8.000km2; rộng gấp nhiều lần so với một số với một số địa phương khu vực phía Bắc; thuận lợi cho việc thu hút đầu tư dự án công nghiệp cần diện tích đất với quy mô lớn.

Quảng Bình đang có lợi thế so với nhiều địa phương trên cả nước; nhờ sở hữu các yếu tố hạ tầng cứng, trong đó phải kể đến các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Hiện nay tỉnh có 2 khu kinh tế và 9 khu công nghiệp (Tây Bắc Đồng Hới; Cảng biển Hòn La, Bắc Đồng Hới, Hòn La 2, Bang, Cam Liên, Tây bắc Quán Hàu; Cửa ngõ phía Tây và Quảng Trạch) với tổng diện tích quy hoạch 66.203 ha. Trong đó, 2 Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo; đều được xem là những khu kinh tế quan trọng của khu vực miền Trung và cả nước.

  • Quảng Bình đang kêu gọi đầu tư

Hiện Quảng Bình đang kêu gọi đầu tư vào các KCN: Hạ tầng KCN Bang; tại các xã Phú Thủy/Mai Thủy, huyện Lệ Thủy (390 ha); Hạ tầng KCN Tây Bắc Quán Hàu tại các xã: Lương Ninh/Vĩnh Ninh và thị trấn Quán Hàu; huyện Quảng Ninh (hơn 262 ha); Hạ tầng KCN Bố Trạch giai đoạn 1 tại các xã Tây Trạch/Hòa Trạch, huyện Bố Trạch (220 ha). Hạ tầng KCN Hòn La 2 tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch (177 ha); Hạ tầng KCN cửa ngõ phía Tây KKT Hòn La tại các xã Quảng Hưng/Quảng tùng; huyện Quảng Trạch (102 ha), . . .\

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Khu công nghiệp Hòn La II
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
KCN Cửa ngõ phía Tây tỉnh Quảng Bình
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình

Khu kinh tế Hòn La thuộc huyện Quảng Trạch, được quy hoạch với tổng diện tích tự nhiên 10.000ha; trong đó đất liền là 8.900 ha, mặt biển và đảo là 1.100 ha. Đây là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp phụ trợ theo Quy hoạch Nam Hà Tỉnh – Bắc Quảng Bình. Khu kinh tế Hòn La là nơi tập trung các ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Bình; như công nghiệp phụ trợ, sản xuất điện năng, đóng tàu, công nghiệp xi măng; sản xuất thủy tinh cùng với các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

  • Khu kinh tế Hòn La

Tại Khu kinh tế Hòn La; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã và đang đầu tư xây dựng hai nhà máy nhiệt điện lớn. Tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với EVN tái khởi động triển khai xây dựng; Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I để kịp đưa vào vận hành trong năm 2023 – 2024; xúc tiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, các dự án năng lượng sạch; năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, thủy điện, điện sinh khối…); triển khai đầu tư các dự án đường dây và trạm biến áp 500kV, 220 kV, 110 kV.

Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình
Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình
  • Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo

Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo; thuộc huyện Minh Hóa, khu kinh tế có tổng diện tích 53.923ha. Đây là 1 trong 9 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm; được Chính phủ tập trung đầu tư giai đoạn 2016-2020; Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ khu vực Trung Lào; Đông Bắc Thái Lan và Tiểu vùng sông Mê Kông. Hiện nay, Cửa khẩu quốc tế Cha Lo cũng là cửa khẩu lớn nhất giữa Việt Nam; và Lào với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, quá cảnh, phi mậu dịch năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD.

 

KKT cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình
KKT cửa khẩu Cha Lo tỉnh Quảng Bình
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình” mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook