Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển

Công nghiệp tỉnh Thanh hóa có lợi thế phát triển mọi mặt

Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển trong thời gian tới:

Vị trí địa lý

Thanh Hóa là một tỉnh lớn cả diện tích và dân số của cả nước. Đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 11,120.6km. Thanh Hóa có vị trị địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
  • Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
  • Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn nước Lào với đường biên giới 192km
  • Phía Đông của Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông. Chiều dài bờ biển là hơn 120km

Đơn vị hành chính

Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện. Toàn tỉnh có 559 đơn viij hành chính cấp xã, bao gồm 60 phường, 30 thị trấn và 469 xã.

Dân số và trình độ học vấn

Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ ba của cả nước, chỉ sau Thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chính Minh. Theo thống kế năm 2020, dân số của tỉnh là 3,664,900 người. Trong đó, hơn 2.5 triệu người trong độ tuổi lao động (chiếm hơn 60% dân số của tỉnh). Đây là nguồn lực dồi dào, đáp ứng được mọi nhu cầu về nhân lực cho các nhà đầu từ vào khu công nghiệp của tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh luôn đặt nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực lên vị trí hàng đầu. Lao động của tỉnh hầu hết đều có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Quy mô giáo dục

Tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng về truyền thống giáo dục từ xa xưa. Hiện trên địa bàn có: 2 trường đại học, nhiều phân hiệu trường đại học, 1 trường dự bị đại học, 13 trường cao đẳng, 18 trường trung cấp. Tính riêng năm học 2020-2021, toàn tỉnh có hơn 870,000 học sinh, sinh viên, học viên. Đây là lợi thế giúp tỉnh tăng sức cạnh tranh trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đây là góp phần cho nguồn nhân lực hỗ trợ cho công nghiệp tỉnh Thanh Hóa.

Hệ thống giao thông

Tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh có đầy đủ hệ thống giao thông cơ bản: đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tính đến năm 2021 tỉnh đã phát triển mạng lưới xe buýt. Gồm 18 tuyến ở khu vực đồng bằng và một phần các huyện miền núi trong tỉnh.

Đường bộ có 6 tuyến đường bộ huyết mạch của Việt Nam. Tổng chiều dài đường bộ hơn 8,000km. Trong đó:

Quốc lộ 1a và quốc lộ 10 đi qua các vùng đồng bằng và ven biển

Hệ thống quốc lộ 15a chiến lược, đường Hồ Chí Minh với chiều dài 98.8km chạy qua miền trung vf miền núi.

Quốc lộ 45 và 47 nói vùng đồng bằng ven biển với miền núi và miền Trung của tỉnh

Quốc lộ 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn, Lào

Xa lộ xuyên Á (AH1) chạy qua Thanh Hóa trên quốc lộ 1A

Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua Thanh Hóa dài 92km. Gồm có 9 ga điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Đường thủy và hàng hải

Thanh Hóa có hơn 1,600km đường thủy. Trong đó đã phát triển 487km cho phương tiện có trọng tải từ 20 đến 1,000 tấn.

+ Cảng Lễ Môn: công suất thông qua 300,000 tấn/năm, tàu 600 tấn cập cảng an toàn.

+ Cảng nước sâu Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu hơn 50,000 tấn. Hiện đang xây dựng để trở thành trung tâm dịch vụ hậu cầu và vận tải quốc tế.

Hàng không

Sân bay Thọ Xuân đang lỗ lực để trở thành sân bay dự phòng cho sân bay quốc tế Nội Bài. Tần suất trung bình 400,000 lượt khách qua sân bay Thọ Xuân mỗi năm.

Bức tranh kinh tế năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, các yếu tố rủi ro, dịch bệnh, thách thức ngày càng gia tăng. Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển công nghiệp, KT-XH tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Từ năm 2019 đến năm 2021, tình hình KT-XH của tỉnh có những chuyển biến tích cực.

Công nghiệp tỉnh Thanh hóa có lợi thế phát triển mọi mặt
Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển
  • Chỉ số GRDP

+ Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2020 đạt 6.08%. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra (trên 12.5%) nhưng là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực miền Trung và miền Bắc.

+ GRDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8.66% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó:

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.4%

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12.9% (riêng khu vực công nghiệp tăng 13.91%)

Ngành dịch vụ tăng 7.3%

  • Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm 2021:

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18.68% (giảm 0.07%)

Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 43.67% (tăng 1.25%)

Khu vực công nghiệp dịch vụ chiếm 32%

  • GRDP thu nhập bình quân đầu người

Năm 2020 GRDP bình quân đầu người đạt 53.7 triệu đồng (tương đương 2,325USD)

  • Giá trị xuất nhập khẩu

Năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt 3.76 tỷ đô la Mỹ (tăng 1.6%)

Giá trị nhập khẩu là 5 tỷ đô la Mỹ (tăng 1.8%)

  • Giao thông vận tải

Sản lượng vận chuyển đạt 57.2 triệu tấn hàng hóa và 42.3 triệu lượt khách

Hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn đạt 39.7 triệu tấn (tăng 23% so với cùng kỳ năm trước)

Mở mới 5 đường bay, nâng tổng số đường bay qua sân bay Thọ Xuân lên 8 tuyến. Vận tải hàng không đạt 1.2 triệu lượt khách, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáu tháng đầu năm 2021, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 6,000.6 tỷ đồng (tăng 20.7% so với cùng kỳ)

  • Thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách Nhà nước năm 2020 là 28,967 tỷ đồng. Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 15,664.8 tỷ đồng, đạt 59% dự toán tỉnh giao, tăng 3.3% so với cùng kỳ.

  • Giải quyết việc làm

6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh tạo thêm 27,500 việc làm mới. Hoàn thành 46.6% kế hoạch năm, tăng 62.5% so với cùng kỳ năm 2020.

Khu công nghiệp Thanh Hóa thu hút đầu tư

Trong 5 năm qua (từ 2016 đến 2020) tỉnh Thanh Hóa đã thu hút hơn 1,204 dự án đầu tư trực tiếp.

Trong đó có 136 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng vốn đăng ký vượt 234,931 triệu đồng và hơn 13.4 tỷ đô la Mỹ. Đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới.

Riếng tháng 11/2020 tỉnh đã thu hút được 155 dự án đầu tư trực tiếp. Trong đó có 13 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 28.9 nghìn tỷ đồng (tương đương 1.242 tỷ USD). Tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước.

Từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021, tỉnh đã thu hút được 159 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 14.53 tỷ USD.

Quy mô khu công nghiệp Thanh Hóa

Mấy năm trở lại đây, tỉnh tập trung chủ yếu vào công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các KCN. Khi nhận xét về xu hướng phát triển, một số chuyên gia kinh tế khẳng định rằng: trong vài năm tới, các KCN hiện có của Thanh Hóa và KKT Nghi Sơn sẽ trở thành đòn bẩy, bàn đạp cho sự phát triển rực rỡ hơn nữa của nền kinh tế tỉnh.

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 106,000ha thuộc KKT Nghi Sơn và 8 KCN. Bao gồm: KCN Lễ Môn, KCN Đình Hương- Tây Bắc Ga, KCN Bỉm Sơn, KCN Hoàng Long, KCN Lam Sơn- Sao Vàng, KCN Ngọc Lặc, KCN Bãi Trành và KCN Thạch Quảng. Tổng diện tích của các KCN là 2,250ha trong đó có 5KCN đã được đầu tưu có sở hạ tầng.

Giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ của KCN đạt 57,034 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 56,379 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8.5 tỷ đô la Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 14 tỷ đô la Mỹ.

6 tháng đầu năm 2021, chỉ số SX CN toàn ngành tăng 15.93% so với cùng kỳ (quý I tăng 8.14%, quý II tăng 24.15%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 24.38% so với tháng cùng kỳ.

Theo quy hoạch phát triển KKT và KCN của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2021 đến 2045, tỉnh sẽ phát triển: cửa khẩu quốc tế Na Mèo và hai KCN dịch vụ đo thị tại huyện Quan Sơn. Bao gồm KCN phía Tây 1,200ha và KCN 800ha ở KCN phía Bắc của thành phố Thanh Hóa.

Quy mô cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Để taoj ra một hệ thống mới đột phá cho phát triển công nghiệp, ngoài việc phát triển các KCN, KKT, tỉnh Thanh Hóa còn đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp (CCN).

Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số CCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh là 78 cụm công nghiệp. Trong đó có 52 CCN đã có chủ đầu tư, tổng diện tích đất cho thuê là 563.4ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 48.6%; số lượng doanh nghiệp trong CCN là 302 doanh nghiệp. Tổng vốn đầu tư là 11,386.8 tỷ đồng, lao động thu hút vào CCN đạt 56,631 người. Về quy hoạch phát triển các CCN đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045: tỉnh Thanh Hóa có phương án phát triển 132 CCN với tổng diện tích 5,570.83ha.

Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển

Chính sách vĩ mô

Nghị quyết 58 về quy hoạch, xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, mục tiêu đến năm 2045. Tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Do vậy tạo thành tứ giác phát triển kinh tế.

Thanh Hóa- các khu công nghiệp- vị trí chiến lược quan trọng

+ Tỉnh Thanh Hóa có cảng nước sâu Nghi Sơn, hàng năm có thể khai thác hơn 100 triệu tân hàng hóa. Đồng thời có thể kết nối với tàu 100,000 tần

+ Khu kinh tế Nghi Sơn có diện tích 106,000ha, là một trong 8 khu kinh tế ven biển của Việt Nam. KKT được đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và thuế nhập khẩu.

+ Sân bay Thọ Xuân hiện đang hoạt động tốt và có kế hoạch trở thành sân bay quốc tế

+ Cửa khẩu Na Mèo nối liền Lào với các nước Đông Nam Á bằng đường bộ

Nguồn lực dồi dào

Tỉnh Thanh Hóa có hơn 2.5 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% dân số toàn tỉnh.

Thanh Hóa- các khu công nghiệp- giá thuê đất siêu hấp dẫn

Theo các tổ chức nghiên cứu thị trường, giá thuê BĐS công nghiệp trung bình ở tỉnh Thanh Hóa vào khoảng 40-50USD/m2. Trong khi giá ở các tỉnh và thành phố lân cận cao hơn nhiều. Giá thuê đất trung bình các tỉnh xung quanh như: Hà Nội khoảng 180USD/m2, Hải Phòng khoảng 95USD/m2, Hưng Yên khoảng 85USD/m2 và Hải Dương khoảng 75USD/m2.

Công nghiệp tỉnh Thanh hóa có lợi thế phát triển mọi mặt
Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa phát triển

(Lưu ý: tất cả giá trên chỉ là tham khảo. Giá thực tế sẽ được tính theo thời điểm hiện tại)

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook