Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư

Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư

Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư | Thành phố Đà Nẵng được thành lập từ năm 1888. Từ xa xưa, Đà Nẵng đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung. Thành phố Đà Nẵng đóng vai trò hạt nhân, quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời cũng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam (năm 1997), đô thị loại I, trung tâm cấp quốc gia, cùng với Hải Phòng và Cần Thơ. Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 của các nước – sau TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng về đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học – công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế.

Thành phố của ba di sản văn hóa thế giới

Thành phố Đà Nẵng còn là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Nằm trên bờ biển Đông và là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông – Tây ( EWEC ), Đà Nẵng có tiềm năng trở thành một phần không thể thiếu trong mạng lưới chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

Vị trí địa lý

Đà Nẵng có diện tích khoảng 1285,4 km2., với vị trí địa lý như sau:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
  • Phía Đông giáp biển Đông…

Đơn vị hành chính

Thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện, gồm 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 45 phường và 11 xã. Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm quận còn lại của thành phố đều giáp biển.

Dân số

Đà Nẵng có dân số trên 1,16 triệu người; người dân năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, mến khách; lực lượng lao động gần 590 nghìn người (chiếm hơn 50% dân số), tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 44%.

Y tế

Đà Nẵng hiện có 18 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11 bệnh viện và trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường với hơn 900 phỏng khám chữa bệnh tư. Cùng với sự hình thành của trường đại học Y Dược và trường Đại học Kỹ thuật Y tế trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Giáo dục

Là một trung tâm giáo dục đào tạo lớn nhất của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), hiện nay, Đà Nẵng có 15 trường Đại học, học viện, 17 trường cao đẳng; nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc học phổ thông tới ngành học mầm non.

Du lịch

Đến với vùng đất Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp đi thăm các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà… Đà Nẵng là một thành phố biển với bãi biển dài hơn 60 km. Với bãi biển đẹp, trải dài thoai thoải và cát trắng miên man, biển Mỹ Khê Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Tiềm năng du lịch của vùng đất Đà Nẵng thật to lớn. Tính đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng nhiều dự án du lịch được cho phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hành tỷ USD. Trong đó, nhiều dự án thu hút nhiều tập đoàn lớn như Vina Capital, Indochina Capital…đầu tư vào các sân golf, khách sạn, resort cao cấp. Đà Nẵng còn có thương hiệu du lịch Bà Nà Hills. Được khám phá và xây dựng từ thời Pháp thuộc, khu du lịch Bà Nà ngày càng hấp dẫn du khách với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới và khu vui chơi giải trí trong nhà lớn nhất Đông Nam Á – Fantasy Park.

Thành phố của du lịch

Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.

Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc …

Cơ sở hạ tầng kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà Nẵng nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A.

Đường bộ

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai đường quốc lộ: Quốc lộ 1, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tai nạn giao thông trên đèo Hải Vân.

Ngoài ra, việc đưa vào sử dụng hai cao tốc tiểu vùng là Đà Nẵng – Quảng Ngãi và La Sơn – Tuý Loan sẽ giúp hệ thống giao thông Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được kết nối và đảm bảo.Hiện nay, Đà Nẵng đang xúc tiến Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 (Quốc lộ 14D). Tại đây có thể nối vào hệ thống giao thông của Thái Lan. Sự có mặt của Hành lang Kinh tế Đông-Tây 2 sẽ thuận lợi về nhiều mặt trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa giữa 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan.

Đường sắt

Tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam chạy dọc thành phố với tổng chiều dài khoảng 30 km. Trên địa bàn thành phố hiện nay có năm nhà ga, trong đó Ga Đà Nẵng là một trong những ga chính, quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, ga chính của thành phố, hàng ngày tất cả các chuyến tàu ra Bắc vào Nam đều dừng tại đây với thời gian khá lâu để đảm bảo cho lượng khách lớn lên xuống tàu.

Đường hàng không

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay quốc tế lớn nhất, quan trọng nhất Việt Nam (sau Nội Bài và Tân Sơn Nhất). Sân bay đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga T1, T2 và xây dựng nhà ga T3 để đạt mức 30 triệu hành khách/năm vào năm 2030.

Từ Đà Nẵng có các chuyến bay đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku. Có 5 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng đã được mở từ Bangkok, Hong Kong, Siêm Riệp, Đài Bắc và Singapore với 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines, PB Air, Siem Riep Air way, Far Transportasion và Sil Airway..

Đến nay, từ một cửa ngõ duy nhất là Ngã ba Huế, ga đường sắt, Đà Nẵng đã “mở cửa” bầu trời. Hiện có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có máy bay bay qua vùng trời Thành phố, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất cánh từ Đà Nẵng.

Cảng biển

Là thương cảng lớn thứ 3 của Việt Nam, cảng Đà Nẵng có độ sâu trung bình từ 15-20m, có khả năng tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và có chiều dài 220m. Vịnh Đà Nẵng rộng và kín gió, là nơi neo đậu tàu thuyền rất an toàn trong mùa mưa bão. Cảng Đà Nẵng tiếp tục giữ vững vị thế là càng số 1 ở khu vực miền Trung và là một trong những cảng biển lớn hiện đại nhất Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng góp phần phát triển du lịch của thành phố thông qua việc đón 95 lượt tàu du lịch với gần 188.000 hành khách và thuyền viên. Hiện tại, cảng Đà Nẵng mỗi tuần đón khoảng 26 tàu container cập cảng làm hàng.

Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Đà Nẵng chỉ cách cảng Hải Phòng 310 hải lý, cảng Sài Gòn 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Hồng Kông 550 hải lý, cảng Manila 720 hải lý, cảng Malaysia 720 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Đài Loan 1030 hải lý, cảng Thái Lan 1060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Chỉ cần khoảng hai ngày đêm là các loại hàng hóa từ các nước trong khu vực Phillippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan…đã có thể đến Đà Nẵng và ngược lại…. Hệ thống bưu chính viễn thông:

Thành phố là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước

Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu chính lớn nhất nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet…, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh, điện hoa…

Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và 12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số PDH – 140Mb/s, mạng cáp quang SDH – 2,5bb/s tổng đài Toll AXE- 10… các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên ngang tầm các nước trong khu vực…

Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng

Sở hữu vị trí chiến lược, có nhiều lợi thế cho phát triển vận tải, logistics, du lịch,.cơ cấu kinh tế Đà Nẵng dịch chuyển theo hướng “Dịch vụ – công nghiệp – thủy sản, nông, lâm”. Các lĩnh vực du lịch, thương mại, các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo, y tế phát triển theo chiều sâu, có vị trí ngày càng quan trọng. Trong đó:

+ Dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng, bước đầu tư Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của cả nước và khu vực, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực và phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.

+ Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, dần định hình được vị trí, vai trò trung tâm mua sắm, phân phối, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ khu vực miền Trung.

+ Các ngành dịch vụ chất lượng cao, có lợi thế cạnh tranh, nhất là thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo, y tế được tập trung đầu tư phát triển, từng bước tạo lập vai trò trung tâm của khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Đà Nẵng 25 năm phát triển kinh tế

Sau 25 năm kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương năm 1997, Đà Nẵng đã vươn lên trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với chiến lược “hạ tầng đi trước”, nhiều cây cầu nối 2 bờ sông Hàn, mở rộng đô thị về phía Đông để phát triển du lịch, Đà Nẵng đã chuyển mình mạnh mẽ. Cầu sông Hàn đã góp phần mang lại sức sống mới cho bờ Đông sông Hàn, mở ra thời kỳ bùng nổ du lịch của Thành phố và trở thành biểu tượng cho sự chung sức phát triển của chính quyền, nhân dân Đà Nẵng.

Năm 2019 so với năm 1997, GRDP của Thành phố tăng 8 lần; GRDP/người tăng 8,3 lần; đóng góp thu ngân sách tăng 23 lần; khách du lịch đến tăng gần 55 lần… Đó là những con số – thành tích thật sự ấn tượng.

Đứng từ góc độ du lịch, Đà Nẵng đã có những bước phát triển “thần kỳ” với tốc độ tăng trưởng về khách du lịch giai đoạn 1997-2019 đạt 25,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước cùng giai đoạn là 18,6%/năm; doanh thu về du lịch từ 529 triệu đồng (năm 1997) lên đến 30.973 tỷ đồng (năm 2019).

Năm 2021, quy mô kinh tế đạt 105.000 tỷ đồng, gấp 12 lần so với năm 1997. Tổng thu ngân sách đạt 21.000 tỷ đồng, gấp 18 lần so với năm 1997. Diện tích đất xây dựng đô thị là 18.396 ha, gấp 3,5 lần năm 1997.

Việc Đà Nẵng trở thành đô thị lớn thứ 4 Việt Nam không chỉ ghi dấu mốc lịch sử về công trình hạ tầng giao thông trọng điểm; mà song song với hạ tầng, chính quyền Đà Nẵng đã chọn du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác tiềm năng vốn có.

Sau giai đoạn chống chọi với đại dịch COVID-19, Đà Nẵng đang tiếp tục vươn lên, khẳng định vị thế của một điểm đến du lịch hàng đầu và một môi trường đầu tư hấp dẫn.

Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, sau 8 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của thành phố ước đạt 11.859 tỷ đồng (tăng 56,1% so với cùng kỳ năm 2021).

Tổng số lượng khách lưu trú 8 tháng ước đạt đạt gần 2,4 triệu lượt (tăng 125,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó khách quốc tế đạt 221 nghìn lượt (tăng 144,9% so với cùng kỳ năm trước).

Doanh thu lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch trong 8 tháng ước đạt 1.215 tỷ đồng (tăng 483,9% so với cùng kỳ năm trước).

Trong những năm tới, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất tập trung xây dựng phát triển thành phố trên 03 trụ cột, đều liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch,

đó là:

+Du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng và trung tâm tổ chức sự kiện quốc tế; +Kinh tế tri thức với 02 mũi nhọn: trong đó (1) Công nghiệp công nghệ cao gắn với

xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp và (2) công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, gắn với nền kinh tế số;

+ Trung tâm dịch vụ chất lượng cao với 02 mũi nhọn: trong đó (1) Cảng biển, cảng hàng không gắn với dịch vụ logistics, và (2) trung tâm tài chính quy mô khu vực.

Đến năm 2030, tầm nhìn 2045

Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đã tiếp tục xác định chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thành phố theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp và xác định mục tiêu đến năm 2030 xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế – xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, với vai trò trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, thương mại, tài chính, logistic, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ; thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung – Tây Nguyên.

Phát triển khu công nghiệp TP Đà Nẵng

Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng…Ngành công nghiệp của thành phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20% /năm. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Việt Nam, trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.

TP Đà Nẵng có nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung đang hoạt động như: Hòa Khánh, Liên Chiều, Hòa Cầm, dịch vụ thủy sản Đà Nẵng; khu công nghệ cao Đà Nẵng; Công viên phần mềm Đà Nẵng và khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng – giai đoạn 1.

Khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng cập nhật danh sách mới nhất 2023
Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư
Khu công nghệ cao Đà Nẵng thu hút đầu tư
Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư
KCN Hòa Khánh mở rộng thành phố Đà Nẵng
Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư
KCN Hòa Cầm mở rộng
Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư
KCN dịch vụ thủy sản
Khu công nghiệp TP Đà Nẵng thu hút đầu tư
Dưới đây là danh sách khu công nghiệp tại TP Đà Nẵng:
STT Tên Diện tích Địa chỉ
1 Khu công nghiệp Hoà Khánh 394 ha Quận Liên Chiểu
2 Khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng 132,60 ha Quận Liên Chiểu
3 Khu công nghiệp Liên Chiểu 289,35 ha Quận Liên Chiểu
4 Khu công nghiệp Hoà Cầm 266 ha Quận Cẩm Lệ
5 Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng 101,5 ha Quận Sơn Trà
6 Khu công nghệ cao Đà Nẵng 1.129,76 ha Xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang
7 Khu công nghiệp Hoà Ninh (quy hoạch) 400 ha Xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang
8 Khu công nghiệp Hoà Nhơn (quy hoạch) 405,5ha Xã Hoà Nhơn & Hoà Sơn, huyện Hoà Vang
9 Khu phụ trợ khu công nghệ cao Đà Nẵng (quy hoạch) 102ha Xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang

 

Danh sách các cụm công nghiệp trên địa bàn TP.Đà Nẵng:
STT Tên Diện tích Địa ch
1 Cụm công nghiệp Thanh Vinh 29,56ha quận Liên Chiểu
2 Cụm công nghiệp Phước Lý 46,2ha quận Liên Chiểu
3 Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (quy hoạch) 29,1ha quận Cẩm Lệ
4 Cụm công nghiệp Hoà Nhơn (quy hoạch) 24,7ha Xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
5 Cụm công nghiệp Hoà Hiệp Bắc (quy hoạch) 14,5ha quận Liên Chiểu
6 Cụm công nghiệp Hoà Khánh Nam (quy hoạch) 11,8ha quận Liên Chiểu
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook