Khu công nghiệp xanh xuất hiện trong bối cảnh tác động kép của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, đại dịch Covid toàn cầu. Các doanh nghiệp FDI dịch chuyển dần ra khỏi Trung Quốc và chuyển sang các nước Đông Nam Á. Khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, Việt Nam nổi lên là điểm đến đầy tiềm năng, hấp dẫn, an toàn. Chính vì thế khiến Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Để đón làn sóng đầu tư lớn, đòi hỏi Việt Nam phải phát triển các mô hình công nghiệp tiên tiến trên thế giới. Điều này nhằm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những nhà đầu tư lớn đến từ các nước EU và Mỹ.
Công nghiệp xanh – công nghiệp thông minh
Trong bối cảnh nền công nghiệp truyền thống để lại hậu quả ô nhiễm trầm trọng môi trường sinh thái. Do vậy thước đo về uy tín, năng lực doanh nghiệp giờ đây không chỉ đánh giá ở năng suất, chất lượng. Tiêu chí đánh giá về cách kiểm soát, ứng xử với môi trường cũng đươc hết sức coi trọng. Doanh nghiệp lớn vì vậy sẽ quan tâm, ưu tiên hàng đầu cho phát triển CN xanh, CN thông minh.
Hiểu được nhu cầu trên, Việt Nam đã xây dựng chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ, hiện đại, xanh, sạch. Điều này tạo tiền đề cho sản xuất công nghệ cao. Sản xuất phát triển cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường, để phát triển toàn diện cho hôm, mai sau. Các công trình công nghiệp xanh đồng loạt triển khai xây dựng. Đây cũng là một trong những giải pháp tất yếu hướng tới kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững. Mô hình KCN xanh rất phù hợp với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
A. Thế nào là khu công nghiệp xanh?
KCN xanh là những KCN mà ở đó các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn. Sản xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của doanh nghiệp. KCN xanh phải đảm bảo nguyên tắc thân thiện với môi trường. Trong quá trình sản xuất, sử dụng công nghệ tiên tiến. Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường.
Khu công nghiệp xanh có những đặc trưng cơ bản:
- Mật độ xây dựng thấp: không quá 50%
- Tỷ lệ cây xanh và không gian mở lớn: 25-30%. Tối thiểu phải đạt 15%.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN: xử lý triệt để các chất thải, nước thải trong KCN bằng công nghệ thân thiện với môi trường.
- Hệ thống công trình công cộng: có các công trình về thương mại, dịch vụ, CLB vui chơi giải trí, đào tạo nghề, ngân hàng… Tất cả nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, làm việc của người lao động.
- Doanh nghiệp trong KCN: tham gia hoạt động SX sạch, sử dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, kiểm soát tốt môi trường.
Quy hoạch và thiết kế cảnh quan trong KCN xanh
KCN xanh cần có cảnh quan tổng thể đẹp, hài hòa, quy hoạch đồng bộ, độ phủ xanh lớn. Đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:
Hệ thống giao thông nội bộ: phải có vỉa hè, lối đi bộ, bờ rào phục vụ cho người đi bộ, điểm chờ đón các phương tiện. Trong những KCN lớn, phải có cả quảng trường, bến xe buýt, dải phân cách, bến chờ xe.
Cây xanh: cây xanh là yếu tố cốt lõi chính tạo nên cảnh quan đẹp, điều hòa không khí cho KCN. Tận dụng triệt để, hợp lý các điều kiện cảnh quan tự nhiên của KCN để bố trí cây xanh, vườn dạo bộ, công viên.
Mặt nước: mặt nước là yếu tố không thể thiếu trong thiết kế cảnh quan cho KCN xanh. Lại có tác dụng làm giảm bớt sức ép về nguồn nước tưới và thoát nước mưa.
Cổng chào: cổng chào của KCN xanh cần làm nổi bật được đặc trưng và nhấn mạnh vị trí của KCN.
Biển hiệu: Trong KCN xanh, biển hiệu ngoài việc để xác định ranh giới của các chủ đất. Nó còn có tác dụng tạo ấn tượng mạnh mẽ về sự phát triển và đồng bộ hóa của KCN. Chủ đầu tư cần hướng dẫn chi tiết về thiết kế, màu sắc, vật liệu, chiếu sáng… cho biển hiệu để đảm bảo sự chuyên nghiệp.
Quy hoạch hệ thống giao thông nội bộ trong KCN xanh
Đường chính: lòng đường cho 4-6 làn xe, mỗi làn xe rộng 3.5-4m. Trục đường chính có nhiệm vụ liên kết các khu cức năng trong KCN với hệ thống giao thông bên ngoài. Đó giúp cho việc đi lại của người lao động, các hoạt động dịch vụ, vận chuyển hàng hóa thông suốt.
Đường nhánh: lòng đường cho 3-4 làn xe, mỗi làn xe rộng 3.5-4m. Đường nhánh chủ yếu liên kết các khu chức năng trong KCN.
Đường hàng hóa: trong các KCN lớn, nên tách riêng các tuyến vận tải hàng hóa. Lòng đường 2-4 làn xe. Tiêu chuẩn 4m/ làn xe.
Đường phế thải: đường để vận tải chất thải được tách riêng để đảm bảo môi trường chung trong KCN. Lòng đường 2-3 làn xe. Tiêu chuẩn 4m/ làn xe
Đường xe đạp: trong KCN xanh, công nhân có nhu cầu sử dụng xe đạp cao hơn. Các tuyến dành riêng cho xe đạp cần thiết kế riêng hoặc song song với các tuyến đường chính. Tuyến dành cho xe đạp với chiều rộng 1,5 làn xe.
Đường đi bộ: đường đi bộ kết nối các công trình, bến xe với các khu vực công cộng, dịch vụ, vui chơi giải trí trong KCN.
Quy hoạch bãi đỗ xe trong KCN xanh
Nhằm đảm bảo mỹ quan và an toàn cho KCN, không cho phép đỗ xe ven đường. Bãi đỗ xe phải được thiết kế trong các lô đất riêng biệt với một số tiêu chuẩn cơ bản: Xưởng sản xuất, lắp ráp: 2-6 chỗ đỗ/100m2 Nhà kho: 1-2 chỗ đỗ/100m2 Văn phòng: 4-5 chỗ đỗ/100m2 Khu công trình nghiên cứu: 3-5 chỗ đỗ/100m2 Trung tâm dịch vụ khách hàng: 7-8 chỗ đỗ/100m2
B. Công trình công nghiệp xanh
1. Thế nào là công trình công nghiệp xanh?
Công trình công nghiệp xanh là công trình mà có thiết kế, xây dựng, vận hành nhằm giảm thiểu tác động xấu. Tạo ra các tác dụng tốt cho môi trường và khí hậu. Công trình công nghiệp xanh giúp bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng sống. Nhận thức được lợi ích to lớn của các công trình công nghiệp xanh mạng lại. Từ năm 2010 đến nay, các công trình công nghiệp đăng ký đạt chứng nhận công trình xanh của LEED, LOTUS, EGDE, GREEN MARK liên tục tăng. Đến hết năm 2019, Việt Nam có tổng 45 công trình công nghiệp đạt chứng chỉ xanh. Hiện có hai hệ thống đánh giá, chứng nhận Công trình công nghiệp xanh là LEED của Mỹ và LOTUS của Việt Nam.
2. Một số tiêu chí đánh giá công trình công nghiệp xanh
2.1 Tiêu chí đánh giá của LEED (Leadership in Energy & Environmental Design) bao gồm 5 tiêu chí:
* Địa điểm xây dựng bền vững
* Chất lượng và bảo tồn nước
* Năng lượng và môi trường
* Vật liệu và tài nguyên
* Thiết kế có tính đổi mới.
2.2 Tiêu chí đánh giá của LOTUS (Hội đồng công trình xanh Việt Nam):
Tiêu chí đánh giá của LOTUS gồm 9 tiêu chí: năng lượng, nước, vật liệu, sinh thái, chất thải và ô nhiễm, sức khỏe và tiện nghi, thích ứng và giảm nhẹ, quản lý, sáng kiến.
Tương lai của công trình công nghiệp xanh trong KCN xanh
Việt Nam hiện có 326 KCN với tổng diện tích 95,500ha. Hai năm trở lại đây, nhu cầu về đất và nhà xưởng tăng lên nhanh chóng. Giá thuê đất, thuê xưởng cũng theo đó không ngừng tăng. Các chủ đầu tư đồng loạt tiến hành xây dựng và mở rộng KCN. Dự kiến tới đây miền Bắc có 13,000ha, miền Nam có 18,000ha đất công nghiệp sẽ đưa vào sử dụng. Cơ hội đón sóng đầu tư của Việt Nam là rất lớn, nhưng không vì thế mà phát triển ồ ạt.
Công nghiệp Việt Nam cần chú trọng về chất lượng, đảm bảo yếu tố xanh- sạch- thân thiện với môi trường. Có như vậy, chúng ta mới có thể thu hút được những nhà đầu tư chất lượng. Vì chỉ có những nhà xưởng xanh, KCN xanh mới có cơ hội lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư lớn.
Theo các chuyên gia, cơ hội thu hút đầu tư FDI đang mở ra cho Việt Nam là rất lớn. Chúng ta không nên phát triển ồ ạt các dự án KCN. Các dự án cần chú trọng về chất, đảm bảo yếu tố xanh, thân thiện với môi trường. Làm được điều này mới có thể thu hút được các nhà đầu tư chất lượng. Có cơ sở hạ tầng KCN xanh, chúng ta sẽ thu hút được dòng vốn FDI xanh. Chúng ta chọn lọc nhà đầu tư có công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696