Khu kinh tế (KKT) Đông Nam tỉnh Quảng Trị

Khu kinh tế (KKT) Đông Nam tỉnh Quảng Trị

Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thành lập theo Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày ngày 16/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/1/2016. Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có  diện tích 23.792 ha, là KKT biển đa ngành, điểm đột phá của tỉnh Quảng Trị; đồng thời được xác định là một cực phát triển, trung tâm lớn về công nghiệp chết biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ và cảng biển nước sâu của miền Trung….

Khu kinh tế này được phân thành 4 khu vực phát triển:

Khu vực 2 có diện tích khoảng 2.221 ha, vị trí phía Đông Bắc sông Cửa Việt. Là khu  vực phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng ven biển và đô thị Cửa Việt tập trung phát triển dịch vụ hỗ trợ cho khu vực trung tâm Khu kinh tế

Khu vực 3 co diện tích khoảng 6.702 ha, vị trí ở phía Tây Khu kinh tế (gắn liền với Quốc lộ 49C), là vùng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; khu vực dự trữ phát triển mở rộng cho vùng trọng tâm và ổn định các điểm dân cư hiện hữu.

Trong định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Trị, KKT Đông Nam Quảng Trị luôn giữ một vai trò quan trọng. Tỉnh đã xác định tập trung đầu tư xây dựng và phát triển trục kinh tế kết nối KKT Đông Nam Quảng Trị với hành lang kinh tế Đông Tây và KKT Thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKT cửa khẩu La Lay. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tích cực thu hút nguồn vốn FDI và các nguồn vốn khác để từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật KKT Đông Nam Quảng Trị, hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, KKT của tỉnh để tạo sức hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội.

  • Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC)

Tỉnh Quảng Trị có chính sách ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, đặc biệt là các dự án điện khí. Ngoài ra, tỉnh tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó, phát triển Khu công nghiệp Nam Đông Hà theo hướng công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; tiếp tục thu hút các dự án đầu tư phù hợp vào Khu công nghiệp Quán Ngang và Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá.

Việc hình thành và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị không chỉ khẳng định quyết tâm, nỗ lực của tỉnh Quảng Trị trong việc tìm hướng phát triển đột phá cơ bản về kinh tế, mà còn là cơ sở, điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp quy mô, công nghiệp phụ trợ, thương mại – dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật, qua đó thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển nhanh, bền vững. Và Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị còn mở ra triển vọng rất lớn để trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài nước tạo ra “lực hút” hấp dẫn trên Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC).

Về ranh giới:

Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 17 xã, thị trấn ven biển phía Đông Nam của tỉnh Quảng Trị là: Hải An, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Khê, Hải Dương (thuộc huyện Hải Lăng); Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu Lăng, Triệu Sơn (huyện Triệu Phong); Gio Quang, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt và thị trấn Cửa Việt (thuộc huyện Gio Linh).

Ranh giới được xác định như sau:

  • Phía Bắc giáp xã Trung Giang, huyện Gio Linh;
  • Phía Nam giáp ranh giới huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Phía Đông giáp biển Đông;
  • Phía Tây giáp Quốc lộ 49C.

Vị trí đắc địa:

KKT Đông Nam kết nối với tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây dài 1.450 km, đi qua 4 nước bắt đầu từ Mianmar, Thái Lan, Lào đến Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và là cửa ngõ hướng ra biển Đông qua cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy.

Khu kinh tế (KKT) Đông Nam tỉnh Quảng Trị
Khu kinh tế (KKT) Đông Nam tỉnh Quảng Trị

Cơ sở hạ tầng

Nhằm xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị theo mục tiêu cũng như lộ trình đề ra, thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng; triển khai nhiều dự án động lực để từng bước tạo nên “lực hút” cho KKT.

Điển hình như: Công trình đường trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có tổng chiều dài trên 23,5 km, tổng vốn đầu tư 630 tỷ đồng đã được đưa vào sử dụng. Công trình đường trung tâm trục dọc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch, có tính kết nối cao với bên trong và bên ngoài để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 15D từ cảng Mỹ thủy đến Cửa khẩu quốc tế La Lay dài 92 km đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ. Khi tuyến đường này hoàn thành sẽ tạo thêm trục hành lang song song với EWEC cũng như kết nối đường cao tốc Bắc – Nam và hai nhánh Đông – Tây đường Hồ Chí Minh, nhằm tăng cường việc giao thương hàng hóa khu vực Bắc Trung Bộ và ven biển miền Trung với khu vực Nam Lào. Đông Bắc Thái Lan. Dự án cũng mở ra các vùng phát triển dọc hai bên Quốc lộ 15D để khai thác tiềm năng đất đai phía Tây Nam các huyện Hải Lăng, Đakrông…

Giao thông đối ngoại

+ Đường bộ: KKT có quốc lộ 49C, QL 15D đi qua. Hệ thống đường liên khu vực rộng 50 – 55m.

Đường chính khu vực hướng Đông – Tây rộng 35m

+ Đường thủy: Cảng biển Mỹ Thủy thự chiện theo Dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành riêng.

+ Đường sắt: Theo đồ án Quy hoạch chung KKT đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050

Giao thông nội bộ

Đường kết nối các khu chức năng rộng 35m. Đường phân khu rộng 17.5m

Hệ thống điện

Nguồn điện: Nguồn 500Kv và 220Kv: Xây dựng mới trạm 500Kv và trạm 220Kv trong khu vực nhà máy nhiệt điện.

Giai đoạn 1 : Sử dụng nguồn điện từ trạm biến áp Đông Hà công suất 220/110Kv – 2X125 KVA

Giai đoạn 2 : Xây dựng đường dây 220Kv chạy từ nhà máy Đông Hà với chiều dài 20Km.

Hệ thông nước

Dự kiến tổng nhu cầu nước sạch là 47.000m3/ngày đêm; nước thô 225.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước được lấy từ sông Nhùng, nước hồ đập Trấm và kênh chính hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn.

Xây dựng 1 trạm bơm tăng áp, công suất giai đoạn đầu là 50.000m3/ ngày đêm. Nước thô làm mát của nhà máy nhiệt điện lấy từ biển.

Sử dụng mạng lưới đường ống hỗ hợp kết hợp mạng vòng và mạng cụt. Ống cấp nước đặt dưới vỉa hè, đường kính ống D100.

Nước chữa cháy: Sử dụng hệ thống chữa cháy áp lực thấp, trên mạng đường ống cấp nước sạch bố trí các trụ cứu hỏa D100 – D125mm dọc các trục đường, khoảng cách 150m – 300m bố trí 1 trụ.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế:

  • Xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam giàu đẹp, văn minh, hiện đại, kiến trúc tiên tiến; phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia nói chung; và chiến lược phát triển biển Việt Nam nói riêng;
  • Xây dựng cấu trúc Khu Kinh tế Đông Nam phát triển bền vững; khai thác tối đa lợi thế tiềm năng, tương xứng vai trò; vị thế của Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, trung tâm giao thương quốc tế;
  • Xây dựng Khu Kinh tế Đông Nam phát triển năng động; Trung tâm thu hút về đầu tư; Trung tâm chuyển trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) với đường hàng hải quốc tế; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh;
  • Xây dựng phát triển Khu Kinh tế Đông Nam; tương xứng vai trò điểm đột phá của tỉnh Quảng Trị; cực phát triển quan trọng của vùng Trung Bộ về công nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, điện năng, phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ, cảng biển nước sâu; tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài của tỉnh;
  • Xây dựng phát triển Khu Kinh tế Đông Nam đạt hiệu quả cao trong sử dụng đất; xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, hiện đại; tạo không gian kiến trúc cảnh quan, đô thị văn minh, tiên tiến, môi trường bền vững.

Các khu chức năng của KKT

  1. Khu phi thuế quan, 275 ha;
  2. Khu cảng biển Mỹ Thủy, 955ha. Trong đó: Diện tích đất sử dụng xây dựng cảng Mỹ Thủy là 685ha; (diện tích đất liền 335ha, diện tích trên biển 350). Cảng Mỹ Thủy được xếp trong nhóm cảng biển số 3; tiềm năng lớn phát triển cảng biển nước sâu tầm cơ quốc tế;
  3. Khu trung tâm nhiệt điện Quảng Trị, 650ha. Tiềm năng khai thác khí ngoài khơi biển Đông Việt Nam với trữ lượng khoảng 15 – 20 tỷ m3; (Mỏ báo vàng và mỏ voi xanh). Khả năng phát triển khu phức hợp năng lượng, trung tâm nhiệt điện miền trung Việt Nam; với các dự án nhà máy nhiệt điện than, tua bin khí công suất 4.000 MW.
  4. Các KCN đa ngành, kho tàng, 1.352ha;
  5. Các khu trung tâm (Trung tâm công cộng, điều hành quản lý), 110ha;
  6. Các khu, dịch vụ du lịch, 471 ha. Tài nguyên thiên nhiên thuận lợi phát triển du lịch biển; có đảo Cồn Cỏ cách đất liền khoảng 16 hải lý; là nơi nghỉ dưỡng với cảnh quan còn nguyên vẹn hoang sơ.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG KHU KINH TẾ (KKT) ĐÔNG NAM ĐẾN NĂM 2030

Theo thỏa thuận hợp tác đầu tư giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030; tỉnh Quảng Trị thống nhất để Tập đoàn BBG và Tập đoàn Quantum tiến hành khảo sát; nghiên cứu đầu tư hai dự án tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thuộc huyện Hải Lăng.

Trong đó, dự án Trung tâm công nghiệp khí Hải Lăng – Quảng Trị có quy mô khoảng 140 ha; tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD. Dự án có các hạng mục: Nhà máy xử lý khí và nhà máy sản xuất thiên nhiên hóa lỏng; kho khi trên bờ, kho khí nổi. Dự án thực hiện từ năm 2022 – 2030; trong đó giai đoạn 1 triển khai từ năm 2022 – 2027 với số vốn 3,5 tỷ USD; giai đoạn 2 từ năm 2026 – 2030 với số vốn khoảng 1,5 tỷ USD.

Và, dự án Cảng tổng hợp Quảng Trị có quy mô khoảng 275 ha; tổng vốn đầu tư dự kiến 500 triệu USD. Dự án có thể tiếp nhận các loại tàu: Tổng hợp, container, hàng rời trọng tải 100.000 tấn; tàu chở hàng lỏng như khí, gas trọng tải 180.000 tấn; thời gian đầu tư dự án từ năm 2022 – 2025.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook