Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP)

Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park | Tổng diện tích: 913,1633 ha

Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park

1. Giới thiệu

Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP) thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ- TTg ngày 24/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, với định hướng trở thành một khu kinh tế-kỹ thuật, xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là một trong ba Khu Công nghệ cao quốc gia do Chính phủ thành lập Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh. Khu công nghệ cao hiện là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong 3 trụ cột của Khu đô thị sáng tạo phía Đông Thành phố.

Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, SHTP đã trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam, tập trung vào 04 mũi nhọn gồm:

  • Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông
  • Cơ khí chính xác – Tự động hóa;
  • Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
  • Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.
Thu hút FDI

Khu công nghệ cao hướng tới là một khu thu hút FDI công nghiệp công nghệ cao từ các công ty đa xuyên quốc gia có tiềm lực mạnh về công nghệ cao, nhằm thu hút, thích nghi hóa và khuếch tán công nghệ cao tới các ngành công nghiệp có thể mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực.

Đồng thời, Khu cũng bắt đầu các hoạt động nghiên cứu – đào tạo, đặc biệt là ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, nhằm góp phần xây dựng năng lực nội sinh về công nghệ cao.

Hiện khu công nghệ cao có 160 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương 12,036 tỷ USD; trong đó có 51 dự án FDI với vốn đầu tư 10,106 tỷ USD (chiếm 84%). Thống kê đầu tư theo quốc gia, vùng lãnh thổ cho thấy SHTP là điểm đến lý tưởng của nhiều dự án, tập đoàn công nghệ cao trên thế giới, trong đó có thể kể đến số lượng lớn các nhà đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia như: Tập đoàn Intel (Hoa Kỳ – 1,04 tỷ USD); Tập đoàn Nidec (Nhật Bản – 296 triệu USD); Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc – 2 tỷ USD). Tập đoàn Nipro (Nhật Bản – 300 triệu USD) … cùng khoảng 60% số lượng dự án từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu phát triển công nghệ cao.

Với kết quả nảy, khu công nghệ cao đã vươn tầm thương hiệu quốc tế, trở thành điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao.

2. Tính chất của SHTP

Là một khu kinh tế – kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, SHTP có tính chất đặc biệt nhằm tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời huy động các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu nhằm:

– Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài về công nghệ cao:

Khu Công nghệ cao cần được xây dựng như một địa điểm, một phương thức, một mô hình tốt nhất hiện nay, để thu hút các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

– Hình thành một Trung tâm Quốc gia về công nghệ cao, hạt nhân động lực phát triển cho Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam:

Xây dựng cơ sở liên kết sản xuất với nghiên cứu – phát triển để làm “điểm xúc tác” nhằm góp phần nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế trên thị trường khu vực và quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Thúc đẩy quá trình chuyển giao khuếch tán công nghệ, đổi mới quy trình sản xuất công nghiệp cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một thuận lợi lớn về địa lý – kinh tế của Khu Công nghệ cao, vì vùng này đã có truyền thống chuyển động về kinh tế – xã hội với đầu tàu là Thành phố Hồ Chí Minh.

– Liên kết viện nghiên cứu – đại học – doanh nghiệp, nhà KH&CN trong, ngoài nước phát triển công nghệ cao:

Thu hút các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước, tập hợp lực lượng trí thức KH&CN trong nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài có quan tâm tới Việt Nam, để nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ cho sản xuất, ươm tạo các doanh nghiệp công nghệ cao.

– Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất mới có trình độ hiện đại làm hạt nhân cho nền công nghiệp Thành phố và khu vực phía Nam.

3. Quy hoạch khu công nghệ cao TP HCM

3.1 Quy hoạch giai đoạn 1

Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 nằm giáp trục xa lộ Hà Nội thuộc địa bản các phường Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và Long Thạnh Mỹ, quận 9. Quy mô diện tích đất xây dựng điều chỉnh Khu Công nghệ cao – giai đoạn 1: 326,09224 ha.

Tính chất, chức năng: Tính chất Khu Công nghệ cao – giai đoạn 1 quy hoạch được duyệt tại Quyết định số 255/QĐ-UB ngày 09 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Các khu chức năng chính khi điều chỉnh của Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 gồm:

+ Khu sản xuất công nghệ cao.

+ Khu nghiên cứu phát triển đào tạo và vườn ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,

+ Khu quản lý – dịch vụ công nghệ cao.

+ Khu nhà ở cho chuyên gia và các tiện ích công cộng.

+ Khu cây xanh – mặt nước.

+ Khu công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật – cấp điện.

3.2 Quy hoạch giai đoạn 2

Khu vực quy hoạch chi tiết xây dựng Khu Công nghệ cao – giai đoạn II tiếp theo phía Nam giai đoạn I, thuộc các phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Long Thạnh Mỹ, quận 9. Diện tích khu đất trong giai đoạn II là : 587,07 ha.

Tính chất, chức năng: Khu Công nghệ cao giai đoạn II khi kết hợp với khu vực đã triển khai thuộc giai đoạn I để hình thành một Khu kinh tế hoàn chỉnh với các chức năng bao gồm: khu sản xuất công nghệ cao, khu nghiên cứu, khu đào tạo, vườn ươm công nghệ, khu nhà ở chuyên gia, các công trình thương mại dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật, công trình phục vụ công cộng, các khu công viên cây xanh, hệ thống giao thông và công trình kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. Các thành phần chức năng chính của Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn II được bố trí trong mặt bằng quy hoạch sử dụng đất như sau:

1) Khu sản xuất công nghệ cao.

2) Khu công nghiệp hỗ trợ.

3) Khu nghiên cứu-phát triển và đào tạo (R&D). 4) Khu Bảo thuế.

5) Khu hậu cần.

6) Khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao.

7) Khu dịch vụ.

8) Khu ở chuyên gia.

9) Khu công viên-cây xanh, mặt nước.

10) Khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng.

3.3 Quy hoạch Khu nghiên cứu phát triển-đào tạo-vườn ươm

Khu vực quy hoạch chi tiết xây dựng khu Không gian khoa học (Khu nghiên cứu phát triển-đào tạo-vườn ươm) thuộc phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, nằm ở vị trí trung tâm của Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh gồm 06 khu đất được đặt tên là E2a, E2b, E3, E4, E5 và E6. Quy mô diện tích: 93,2257 ha trong tổng diện tích đất quy hoạch Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh 913,1633 ha.

Tính chất, chức năng quy hoạch: Khu Không gian khoa học gồm 3 lĩnh vực hoạt động chính: nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực kỹ thuật cao và ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; được phân ra các phân khu chức năng sau:

+ Khu nghiên cứu phát triển-Đào tạo-Vườn ươm Khu nghiên cứu: sáng tạo phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới. Khu đào tạo: đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ cao. Khu ướm tạo doanh nghiệp: phát triển các Công ty khởi nghiệp có nền tảng công nghệ cao.

+ Quảng trường của khu Không gian khoa học (Khu trái tim) và dự trữ phát triển. +Không gian cây xanh mặt nước.

4. Các chính sách ưu đãi tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh

4.1. Ưu đãi thuế cao nhất

Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (CIT) trong 15 năm. Đối với dự án lớn, có đóng góp ý nghĩa cho phát triển kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ của TP.HCM và Việt Nam, thời gian ưu đãi CIT lên đến 30 năm.

Miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT bằng 0 đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án và cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ Miễn thuế xuất khẩu và thuế GTGT bằng 0 cho sản phẩm CNC.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Miễn thuế 4 năm đầu kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế, 9 năm tiếp theo hưởng thuế ueu đãi 5%, 2 năm cuối cùng hưởng mức thuế 10%. Các năm còn lại của dự án đóng mức thuế 20%.

4.2. Ưu đãi tiền thuê đất và thuê nhà xưởng xây sẵn

Nhà đầu tư thuê đất được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng (thời gian miễn không quá 3 năm); Sau thời gian xây dựng, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất từ 15 năm đến 19 năm theo quy định.

Ngoài ra doanh nghiệp có thể thuê nhà xưởng xây sẵn chất lượng cao, đầy đủ hạ tầng thiết yếu, có diện tích từ 1000-6000 m2 với giá thuê từ 3.2 – 5.5 USD/m2/tháng từ các nhà đầu tư phát triển hạ tầng của SHTP phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu cũng như có thể nhanh chóng triển khai dự án khi được chấp thuận đầu tư vào SHTP.

5. Vị trí địa lý chiến lược

Bao quanh bởi 42 khu công nghiệp và khu chế xuất của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo thành mạng lưới nhà cung ứng và khách hàng cho doanh nghiệp trong SHTP. Đặc biệt kế cận Đại học Quốc gia TP. HCM – nơi cung cấp nhân lực chất lượng cao cho thành phố và SHTP.

Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park
Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park

6. Hạ tầng tiện ích chất lượng, đáp ứng yêu cầu cao nhất của nhà đầu tư

+ Hệ thống giao thông: gồm hai trục đường chính, như đường D1 và D2 có lộ giới 52 mét kết nối giao thông nội khu và bên ngoài Khu. Các tuyến giao thông nội khu có chiều rộng mặt đường từ 19 mét đến 32 mét có kết cấu vững chắt, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, thu gom nước thải được đi ngầm theo tuyến giao thông nội

+ Hệ thống điện: công suất 110KVA P được kết nối đến 03 trạm cung cấp khác nhau, đảm bảo hoạt động 24/7;

+ Nhà máy xử lý nước thải: có công suất 20.000m3/ngày đêm

+ Hệ thống cấp nước: cung cấp nước ổn định từ nhà máy nước Thủ Đức, công suất 24.300m3/ngày đêm

+ Hạ tầng xã hội: hoàn thiện trong khu, bao gồm: nhà trẻ, nhà ở cho công nhân, nhà văn hoá lao động, phòng khám đa khoa quốc tế, khu nhà ở chuyên gia, trường học quốc tế, khu thương mại, siêu thị bình ổn, v.v…

Ngoài ra, SHTP còn có các dịch vụ cung cấp tại chỗ như Hải quan điện tử, ngân hàng điện tử, hậu cần (logistics)…

Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park
Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park

Tổng kết

Có thể nói, Công viên khoa học công nghệ chính là nhân tố mới cho sự phát triển của Thành phố với định hướng hình thành nền kinh tế tri thức, xây dựng nền sản xuất, dịch vụ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao có giá trị tăng cao, có tính dẫn hướng sản xuất công nghiệp công nghệ cao, có sức lan tỏa khu vực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế xanh, bền vững.

Đây sẽ là một khu kinh tế khoa học công nghệ được xây dựng và phát triển trên cơ sở liên kết đại học về phát triển công nghệ cao có tính chất đặc biệt, nhằm tập trung phát huy các nguồn lực trong nước về khoa học và công nghệ cao, hình thành một lực lượng sản xuất hiện đại trong một đô thị khoa học được quy hoạch theo kiểu mẫu tiên tiến, phát triển xanh. Tác động của đô thị khoa học chắc chắn mang lại lợi ích vượt trội cho phát triển kinh tế vùng, địa phương, có hiệu quả kinh tế – xã hội cao trong tương lai.

Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park
Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) tên tiếng anh là Saigon Hi-Tech Park

(Lưu ý: tất cả thông tin trên chỉ tham khảo. Thực tế sẽ theo thời điểm hiện tại)

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Robert
  • Robert
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale