KCN thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

KCN thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

KCN thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư | Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của Việt Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1.730km. Thành phố Hồ Chí Minh, còn gọi bằng tên cũ Sài Gòn quen thuộc, là thành phố lớn nhất Việt Nam và là một siêu đô thị trong tương lai gần.

TP HCM  là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của Vùng. Trong 5 thành phố trực thuộc TW, TP. HCM, Hà Nội và Hải Phòng là những địa phương lọt top 10 tỉnh, thành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước với tổng diện tích 2.095 km2, dân số gần 9,2 triệu người nhưng TP. HCM vẫn là địa phương có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước.

Vị trí địa lý

Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng.

Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông.

  • Phía bắc giáp tỉnh Bình Dương.
  • Phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An
  • Phía đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Phía nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.

Đơn vị hành chính

Là một trung tâm kinh tế – văn hóa – giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh luôn không ngừng phát triển, bứt phá mạnh mẽ và trở thành một trong những đại đô thị lớn nhất cả nước. Về mặt hành chính thì thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 22 quận huyện, trong đó có 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện..

1 thành phố: Thủ Đức. Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

22 quận: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú.

5 huyện: Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và Huyện Nhà Bè.

Dân số

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt nam xét về mặt dân số và quy mô đô thị hóa. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km2 (cao nhất cả nước). Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 7.239.600 người, chiếm 79% dân số toàn thành phố và dân số sống tại nông thôn đạt 1.927.200 người, chiếm 21% dân số thành phố.

Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu, đăng ký thường trú thì dân số thực tế của thành phố này thì năm 2018 đã là gần 14 triệu người.

Giáo dục

Là thành phố lớn nhất Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm giáo dục bậc đại học lớn bậc nhất. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với 6 trường đại học thành viên thuộc Chính phủ. Nhiều đại học lớn khác của thành phố như Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Trường Đại học Ngân hàng. Trường Đại học

Luật, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Mở, Trường Đại học Tài chính – Marketing đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố, 40% đến từ các tỉnh khác của quốc gia.

Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư.

Hạ tầng giao thông

Giao thông Thành phố Hồ Chí Minh là tổng hòa của nhiều loại hình giao thông hiện hữu phục vụ nhu cầu đi lại trong phạm vi thành phố và giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các vùng lân cận và toàn cầu. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ quan trọng.

Đường sắt

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyển nội ô và khu vực phụ cận do Xí nghiệp Liên hiệp đường sắt 3 quản lý và tuyến Bắc – Nam. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp.

Do mạng lưới đường sắt không được nổi trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.

Đường sắt đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh đã lập dự án xây dựng hệ thống đường sắt đô thị gồm 8 tuyển với tổng chiều dài 172 km. Hiện tại có 2 tuyến metro số 1 là Bến Thành – Suối Tiên (tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng), số 2 giai đoạn 1 là Bến Thành – Tham Lương (tổng mức đầu tư hơn 48.000 tỷ đồng) đã khởi công xây dựng. Trong đó:

– Dự án Metro số 1(Bến Thành-Suối Tiên)được khởi công tháng 8-2012, có chiều dài 19,7km, trong đó đoạnngầm dài 2,6km,đoạn trên cao dài 17,1km;có 14 ga, thiết kế đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa tổng mức đầu tư hơn 47.300 tỷ đồng. Dự kiến tuyến số 1 sẽ vận hành thương mại vào năm 2023.

Tuyến số 2 được khởi công vào năm 2013 nhưng do gặp nhiều khó khăn nên dự án đã bị trì hoãn đến năm 2022, dự kiến khởi công lại vào năm 2023 và sẽ đưa vào vận hành sau năm 2026.

Đường bộ

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng và hiện đại với nhiều đường trục liên vùng lớn, hai đường cao tốc chính nối các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, cùng nhiều tuyến quốc lộ trọng điểm (như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, Quốc lộ 22). Tuyến đường Xuyên Á AH1 đi qua địa phận của thành phố.

Hiện nay, thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tốc chính: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Ngoài ra, các tuyến Quốc lộ và Xa lộ của ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Nam Sài Gòn), Xa lộ Hà Nội (đi Biên Hòa) và Đại lộ Đông – Tây cùng Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn.

Thành phố cũng đầu tư nhiều cầu lớn để tăng cường giảm tải lưu lượng xe cộ ra ngoại thành, tiêu biểu là Cầu Phú Mỹ. Cầu Sài Gòn 2 và Cầu Thủ Thiêm..

Đường hàng không

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất cả nước. Sân bay nằm trên địa bàn Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chỉ 7 km. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á, với hơn 41 triệu lượt khách đi và đến. Hiện có 43 hãng hàng không quốc tế mở đường bay đến sân bay này. Nhà ga thứ 3 sẽ được xây dựng nhằm nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 45 triệu khách/năm.

Trong tương lai, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn tất xây dựng và mở cửa, sân bay này sẽ gánh một lượng hành khách đáng kể từ Tân Sơn Nhất, giúp giảm tình trạng quá tải toàn diện hiện tại.

Đường sông

Thành phố hiện có tuyến đường thủy chở hành khách liên tỉnh là tuyến tàu cánh ngầm nối Cảng Nhà Rồng với Cảng Cầu Đá, Thành phố Vũng Tàu. Ngoài ra còn có khoảng 50 bến đò, phà phục vụ giao thông hành khách, trong đó lớn nhất là Phà Cát Lái nối thành phố Thủ Đức với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Tuy nhiên, tại hầu hết các cảng đường sông, do thiết bị thiếu, vẫn phải bốc dỡ thủ công. Cảng biển

Thành phố Hồ Chí Minh có 4 cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước…

Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước.

Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32ha, tổng chiều dài cầu cảng 528m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 – 20.000 tấn cập bến.

Tuy năng lực của các cảng của Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhưng việc chuyển tiếp giữa giao thông đường bộ, đường biển và đường sông gặp khó khăn.

Bức tranh kinh tế của TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 9,3% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9%

dự án nước ngoài.

Năm 2021, GRDP đã đạt mức 1.298.791 tỉ đồng (tương ứng 56,47 tỉ USD), trong đó khu vực thương mại dịch vụ đạt khoảng 63,4%, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 22,4%, khu vực nông-lâm-thủy sản chỉ chiếm 0,6%. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 142,6 triệu đồng (tương đương 6.173 USD).

Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỉ đồng, đến năm 2021 đã tăng lên là 383.703 tỉ đồng. Trong đó, thu nội địa năm 2021 đạt 253.281 tỷ đồng, vượt 2% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 116.400 tỉ đồng, vượt 7% dự toán.

Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính… Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.

Về thương mại

Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza… Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.

Tuy vậy, nền kinh tế của TP HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy…. có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp… cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Đầu tư hạ tầng tại TP HCM không tương xứng với vai trò kinh tế của nó do tỷ lệ ngân sách mà thành phố này được giữ lại ngày càng giảm.

Năm 2021

Trong năm 2021, GRDP Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm chưa từng có trong lịch sử do đại dịch COVID-19, với mức 6,78%. Mọi thành phần của GRDP đều tăng âm, cao nhất là ngành dịch vụ với -54,93%. Các ngành thông tin – truyền thông, tài chính – ngân hàng – bảo hiểm, giáo dục, y tế thì có mức tăng trưởng dương, nhất là ngành tài chính với 8,16%. Sau khi nới lỏng giãn cách vào cuối năm 2021, thành phố lên kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế cho năm 2022. Trong 8 tháng năm 2022, nền kinh tế thành phố phục hồi gần như hoàn toàn.

Phát triển kinh tế năm 2022

Năm 2022 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với TP.HCM, là năm phục hồi kinh tế – xã hội sau tác động của đại dịch Covid-19. Từ mức giảm sâu 6,78% của năm 2021 (chưa từng có trong lịch sử), đến nay TP HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước.

Nếu không tính các ngành y tế và cứu trợ xã hội có mức tăng trưởng âm (-2,77%), các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng khá, gồm: Bán buôn, bán lẻ tăng 10,47%; vận tải, kho bãi tăng 5,2%; thông tin và truyền thông tăng 9,13%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,77%; kinh doanh bất động sản tăng 4,42%; dịch vụ hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ tăng 6,04%; giáo dục và đào tạo tăng 5,45%. Riêng ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống có mức tăng cao nhất 47,05% so với cùng kỳ.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 của Thành phố ước đạt 1.479.227 tỷ đồng, tăng 9,03% so với năm 2021.Cụ thể, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 3,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,95%; khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,37%; thuế sản phẩm tăng 7,41%.

Sản xuất công nghiệp được xem là một “điểm sáng” phục hồi kinh tế của TP.HCM năm 2022. Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 13,9%; chia ra: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,0%; cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 9,4%.

Về cơ cấu kinh tế

Về cơ cấu kinh tế, khu vực thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 64%, đứng thứ hai là công nghiệp – xây dựng 22,1%… Trong đó, chín ngành dịch vụ chủ yếu chiếm 58,7% trong GRDP, chiếm 91,7% trong khu vực dịch vụ. Bốn ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp 16,4%; vận tải kho bãi 8,7%; tài chính ngân hàng 10,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 5,3% – đây là những ngành là chủ đạo và chiếm 40,5% trong tổng GRDP của Thành phố, chiếm 63,3% nội bộ khu vực dịch vụ.

Một “điểm sáng” khác của kinh tế TP.HCM năm 2022 là hoạt động xuất khẩu và kim ngạch xuất nhập khẩu, đến nay được ghi nhận đứng đầu cả nước.Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TP.HCM tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 47.182,8 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu không tính dầu thô đạt 44.906,0 triệu USD, tăng 4,5%.

Chủ đề và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2023:

TP.HCM cũng đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Thành phố năm 2023 sẽ chậm dần và thấp hơn so với mức tăng của năm 2022. Nguyên do là tiềm ẩn nguy cơ về đứt gãy đơn hàng, áp lực tăng giá; thế giới vẫn phải đối phó với những bất ổn từ xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng hoảng năng lượng và an ninh.

TP Hồ Chí Minh xác định chủ đề năm 2023 là “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế; đảm bảo an sinh xã hội.

Có 17 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023 được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế và được chia thành 5 nhóm, gồm: 7 chỉ tiêu về kinh tế; 3 chỉ tiêu về xã hội; 2 chỉ tiêu về đô thị: 1 chỉ tiêu về cải cách hành chính; 4 chỉ tiêu về trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2023 như sau:

– Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

– Là thành phố dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học – công nghệ của cả nước;

– Hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á,

– Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 – 8,5%/năm;

– GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD;

– Kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Mục tiêu phát triển TP.HCM đến 2030, tầm nhìn 205

Bộ Chính trị thống nhất ban hành nghị quyết xác định mục tiêu đến năm 2030, TP.HCM sẽ là thành phố dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại… của Đông Nam Á. Trong đó:

Giai đoạn tăng tốc tăng trưởng GRDP (từ năm 2023 đến năm 2025), tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố; tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh của Thành phố: Trung tâm Kinh tế, Tài chính; Trung tâm thương mại – mua sắm; Trung tâm Dịch vụ Logistics; Trung tâm Du lịch; Trung tâm Đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ; Trung tâm Dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục; Trung tâm Văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Mục tiêu đến năm 2030 TP.HCM là thành phố dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tải chính, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Mục tiêu đến năm 2045, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, có chất lượng cuộc sống cao; là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.

KCN Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển nhất cả nước. Vì vậy, các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn mong muốn tìm đến các khu công nghiệp tại TP.HCM để đầu tư phát triển sản phẩm. Số lượng nhà đầu tư vào TP.HCM ngày càng nhiều nên thị trường đầu tư vào Khu công nghiệp TP.HCM trở nên sôi động và phát triển.

Tính đến nay, mặc dù TP Hồ Chí Minh chỉ có 3 khu chế xuất (KCX) và 14 khu công nghiệp(KCN), nhưng tỷ lệ lấp đầy liên tục ở mức cao. Lũy kế đến nay, các KCX, KCN trên địa bàn đã thu hút được trên 12 tỷ USD vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hơn 276.000 lao động; kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 8 tỷ USD, chiếm khoảng 21% kim ngạch xuất khẩu của cả thành phố, trừ dầu thô. Các doanh nghiệp trong các KCX, KCN đóng góp ngân sách hàng năm gần 50.000 tỷ đồng.

Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh hiện đang phát triển khá nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Trong đó có 2 nhóm chính, gồm:

+ Nhóm khu công nghiệp mới hình thành và đang thu hút đầu tư gồm: Khu công nghiệp Tân Phú Trung. An Hạ, Cơ khí ô tô, Lê Minh Xuân 3. Đây là các khu công nghiệp mới thành lập, đang hoàn thiện hạ tầng và thu hút nhà đầu tư. Các khu công nghiệp này còn thời gian hoạt động khoảng 42 năm, riêng Khu công nghiệp Tân Phú Trung khoảng 36 năm. Trong thời gian tới, các khu công nghiệp tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và thực hiện thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

 

+Nhóm các khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa triển khai như Lê Minh Xuân 2, Phong Phú, Tây Bắc Củ Chi mở rộng. Vĩnh Lộc mở rộng, Lê Minh Xuân mở rộng và khu công nghiệp đã có trong danh mục Quy hoạch khu công nghiệp TP HCM, nhưng chưa được thành lập gồm Vĩnh Lộc 3, Hiệp Phước 3, Phước Hiệp, Bàu Đảng. Xuân Thới Thượng. Đặc biệt, Khu công nghiệp Phạm Văn Hai có diện tích 668 ha đang trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Quy hoạch các khu công nghiệp TP HCM. Nhóm các khu công nghiệp rất phù hợp với chủ trương thu hút doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Phát triển ngành công nghiệp trọng điểm

Thành phố tiếp tục phát triển 4 ngành công nghiệp trọng điểm bao gồm: Cơ khí, điện tử – công nghệ thông tin; chế biến tinh lương thực thực phẩm; hóa dược – cao su. Nhu cầu nhân lực tại TP. HCM dự báo mỗi năm có khoảng 271.510 – 322.897 chỗ làm việc. Đến năm 2026, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 89,64%, trong đó trình độ trung cấp tỷ lệ cao nhất với 25,55%; sơ cấp nghề 21,37%; cao đẳng 20,19%; đại học trở lên 22,53%.

Mục tiêu đến năm 2030 xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh gắn với CMCN 4.0 là xu hướng tất yếu, vừa đảm bảo mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế, vừa phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

KCN thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư
KCN thành phố Hồ Chí Minh thu hút đầu tư
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Join The Discussion

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook