Khu công nghiệp TP Hải Phòng có trong TOP 5 lớn nhất cả nước

Khu công nghiệp TP Hải Phòng có quy mô trong TOP 5 lớn nhất cả nước

Khu công nghiệp TP Hải Phòng có trong TOP 5 lớn nhất cả nước | Thành phố Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với hơn 2 triệu dân và tốc độ đô thị hoá nhanh đã tạo tiền đề cho Hải Phòng có sự tăng trưởng vượt trội trong 5 năm qua. Thêm vào đó, nhờ các gói ưu đãi về thuế của Chính phủ, đã mở đường cho Hải Phòng trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư nước ngoài.

Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam. Hải Phòng là đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng, Cần Thơ. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Hải Phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và khu vực miền Bắc. Hải Phòng hiện là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Hải Phòng cũng đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của khu vực ven biển miền Bắc.

Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng có diện tích 1,561.8km2. Hải Phòng là một  thành phố ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh
  • Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương
  • Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình
  • Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông

Đơn vị hành chính

Hải Phòng hiện có tổng 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm:

7 quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh,

8 huyện: An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thuỷ Nguyên.

Dân số của thành phố Hải Phòng

Dân số Tp. Hải Phòng năm 2020 là 2.06 triệu người, mật độ dân số bình quân là 1,315 người/ km2. Trong đó 1.23 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% dân số. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011-2021 là 0.94%/năm.

Dự báo dân số toàn đô thị quy hoạch đến 2035 tăng 1.5-2.5 triệu người so với hiện trạng. Năm 2025 dân số đạt khoảng 2.4-2.7 triệu người (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 70-76%). Năm 2035 đạt khoảng 3.5-4.5 triệu người( tỷ lệ đô thị hoá khoảng 82-86%). Đến năm 2050 đạt khoảng 5-5.5 triệu người (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 94%)

Hạ tầng giao thông phát triển đột phá

Thành phố Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, là cửa chính ra biển của toàn miền Bắc. Mấy năm gần đây, mạng lưới cơ sở hạ tầng của Hải Phòng phát triển đột phá, đầu tư đồng bộ, hiện đại. Các dự án vận tải đa phương thức đường biển, hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. Tp. Hải Phòng là một trong số ít các địa phương hội tụ đủ cả 5 loại hình giao thông trên. Nhờ đó đã kết nối đồng bộ giữa hệ thống cảng biển quốc tế Hải Phòng tới hầu hết các cảng lớn trên thế giới và khu vực.

Đường biển

Cảng Hải Phòng (cảng Đình Vũ) là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia lớn thứ hai cả nước, sau cảng Sài Gòn. Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hồng Kong và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á. Cảng có thể đón tàu có tải trọng 20,000 DWT, tối đa 40,000 DWT, mớn nước : -9m CD. Năm 2020, lượng hàng qua cảng đạt 130 triệu tấn.

Siêu cảng container Lạch Huyện có thể tiếp nhận tàu container, tàu tổng hợp có trọng tải đến hơn 100,000 DWT hoặc 10,000 TEU, mớn nước: -14m CD. Lượng hàng qua cảng năm 2020 đạt 650,000 TEU. Cảng nước sâu Lạch Huyện được xác định là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA). Ước tính đến năm 2030, lượng hàng qua cảng đạt 120 triệu tấn/ năm. Thiết kế khi hoàn thiện: 16 bến tàu container và 7 bến tàu tổng hợp.

Đường bộ

Hải Phòng có các tuyến đường huyết mạch nối thành phố với các tỉnh khác. Thành phố có quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 37. Các tuyến đường cao tốc gồm: đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng dài 105km, đường cao tốc ven biển Quảng Ninh- Hải Phòng- Ninh Bình dài 530km, cao tốc Hải Phòng- Hạ Long- Móng Cái dài 159km.

Thành phố Hải Phòng có khoảng 600 tuyến đường phốnằm trong 7 quận nội thành.

Giai đoạn 2015-2020-2021 đánh dấu sự đột phá về hạ tầng giao thông nội thành Hải Phòng. Thành phố đã cải tạo, nâng cấp hơn 120 tuyến phố và đường tỉnh. Trong giai đoạn này, thành phố cũng xây mới 46 cây cầu lớn nhỏ, tổng chiều dài 28km. Trong đó có cầu vượt biển Đình Vũ- Cát Hải dài nhất Việt Nam, cầu Bạch Đằng thuộc cao tốc Hải Phòng- Hạ Long.

Trong giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng mục tiêu xây mới hơn 100 cây cầu lớn nhỏ nữa. Cùng với hệ thống giao thông hiên có, các công trình mới sẽ góp phần xây dựng một hệ thống giao thông Hải Phòng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng kết nối vùng trong tương lai. Khi đó Tp. Hải Phòng sẽ trở thành “ thành phố của những cây cầu” của vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Đó là những cây cầu mang ý nghĩa về mặt hạ tầng, tạo nên một hệ thống logistic chất lượng bậc nhất miền Bắc Việt Nam.

Đường sắt

Hải Phòng có một tuyến đường sắt là tuyến Hà Nội – Hải Phòng dài 102km. Hiện được sử dụng để vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tuyến đường sắt này sẽ được nâng cấp và điện khí hoá tuyến đường sắt này, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Ga Hải Phòng là ga hành khách cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội- Hài Phòng.

Đường hàng không

Hải Phòng có sân bay quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 5km. Đây là sân bay đầu tiên của miền Bắc xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sân bay quốc tế Cát Bi luôn thuộc “TOP” các sân bay có mức độ tăng trưởng hành khách và hàng hoá nhanh nhất cả nước với mức trên 30%.

Ga hành khách: Hiện sân bay phục vụ chung cho cả quốc nội và quốc tế, năng lực đáp ứng 1,000 hành khách/giờ cao điểm, tương ứng 2 triệu lượt khách/năm, lúc cao điểm 3-4 triệu lượt khách/năm.

Ga hàng hoá: kế hoạch đến năm 2025, xây dựng nhà ga hàng hoá đạt công suất 100,000-250,000 tấn hàng hoá/năm.

Thành phố có dự án xây dựng thêm một cảng hàng không quốc tế Hải Phòng dự kiến đặt tại huyện Tiên Lãng. Đây là dự án có khả năng sẽ là sân bay lớn nhất miền Bắc với quy mô khoảng 6,000ha. Tổng vốn đầu tư của dự án sân bay dự tính hiện thời qua 3 giai đoạn đến 2030 là hơn 8 tỷ USD.

Đường sông

Hải Phòng có 5 tuyến chính qua sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Lạch Tray, sông Thái Bình, sông Cấm. Trong đó có những tuyến đi chung với luồng biển (như các tuyến có đoạn qua Lạch Huyện, Bạch Đằng, Sông Cấm). Một số cảng sông như: cảng sông Vật Cách, cảng sông Sở Dầu.

    • Nhờ có hệ thống giao thông phát triển, Hải Phòng trở thành trung tâm phát triển cơ sở hạ tầng và trung tâm giao thương giữa miền bắc Việt Nam với Trung Quốc, Đông Nam Á và thị trường toàn cầu. Vai trò trọng yếu của Hải Phòng nằm ở vị trí thuận tiện về logistic. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và thông suốt, Hải Phòng còn là thành phố cảng gần nhất với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Tăng trưởng GDP

Thống kê của Tp. Hải Phòng cho thấy, GRDP trên địa bàn trong 5 năm (2016-2020) tăng bình quân 14.02%/năm, gấp 2 lần mức tăng của giai đoạn 2011-2015, và gấp 2.1 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Quy mô GRDP của Hải Phòng năm 2020 đạt 276,661 tỷ đồng, gấp 2.1 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người của Tp. Hải Phòng năm 2020 đạt 5,863 USD/năm, gấp 1.95 lần mức thu nhập bình quân chung cả nước. Năng suất lao động của người Hải Phòng cũng được cải thiện rõ nét. Năm 2020 đạt 254.99 triệu đồng/lao động, gấp 2.05 lần bình quân cả nước.

Để đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, là trọng điểm phát triển kinh tế biển, trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm đào tạo- nghiên cứu- ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ biển của cả nước, lãnh đạo thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt bình quân giai đoạn 2020-2025 tối thiểu 14.5%/năm.

Phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 của thành phố Hải Phòng

Năm 2021, Hải Phòng nhờ các biện pháp kiểm soát tốt dịch bệnh, nên tăng trưởng kinh tế thành phố tiếp tục đạt ở mức cao so với bình quân chung cả nước và các tỉnh, thành phố khác. Tổng kết 6 tháng đầu năm 2021, Hải Phòng đã đạt được những kết quả khả quan:

    • Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP tăng 13.52% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 4 cả nước, thứ 2 vùng trọng điểm Bắc Bộ
    • Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có mức tăng 1.03% so với cùng kỳ năm trước.
    • Khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 18.55% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực với mức tăng trưởng 20.02% so với cùng kỳ; ngành xây dựng tăng 6,89% so với cùng kỳ.
    • Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21.41% so với cùng kỳ năm trước
    • Số lao động làm việc trong doanh nghiệp công nghiệp tăng 2.86% so với tháng trước và tăng 7.06% so với cùng kỳ.
    • Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11,743.2 triệu USD, tăng 31.31% so với cùng kỳ.
    • Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 11,661.7 triệu USD, tăng 32.9% so với cùng kỳ.
    • Khu vực dịch vụ ước tăng 8.92% so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Cụ thể:
    • Khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 4.59%
    • Khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 52.48%
    • Khu vực dịch vụ chiếm 37.26%

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5.67%.

Toàn thành phố có 1,460 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 5.87% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng vốn đăng ký mới ước đạt 15,021.6 tỷ đồng,  tăng 39,88% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng hàng qua cảng đạt 70,149.5 nghìn tấn, tăng 14.7% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu cảng biển đạt 2,927 tỷ đồng, tăng 13.16% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 45,010.45 tỷ đồng, bằng 124.5% so với cùng kỳ năm trước.

Mục tiêu năm 2025 của thành phố Hải Phòng

  • Mức tăng trưởng GRDP đạt bình quân 14.5%/năm
  • Tỷ trọng GRDP của Hải Phòng năm 2025 chiếm 6.4% GDP cả nước, 23.7% GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
  • GRDP bình quân đạt 11,800 USD/người; xứng đáng với vị thế và vai trò động lực phát triển của Hải Phòng đối với cả vùng, cả nước.
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 21.5%/năm
  • Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 145,000 tỷ đồng, trong đó khu nội địa đạt 65,000 tỷ đồng
  • Giải quyết việc làm cho 55,800 lượt lao động/năm
  • Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; trung tâm du lịch quốc tế; hoàn thành các tiêu chí đô thị loại I.

Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Hải Phòng thu hút 218 dự án FDI, tổng giá trị đạt gần 9 tỷ USD, tăng 1.5 lần so với giai đoạn 2015 trở về trước, gần gấp đôi số vớn đầu tư trong nước thu hút được 106,323 tỷ đồng. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng giai đoạn 2015-2020 đạt 52.5 tỷ USD. Đóng góp của khối FDI vào xuất khẩu là 43.8 tỷ USD. Các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 34,052.2 tỷ đồng. Cuối năm 2020, tạo việc làm cho 157,956 lao động, tăng 2.95 lần so với năm 2015.

Năm 2020, 2021 Hải Phòng ngoài việc kiểm soát tốt dịch bệnh. Hải Phòng còn đưa ra cách làm mới để phát triển kinh tế, tạo nên thỏi nam châm thu hút đầu tư. Thành phố Hải Phòng đặc biệt coi trọng cải cách hành chính, mở rộng KCN, CCN để đón các nhà đầu tư.

8 tháng đầu năm 2021, Tp. Hải Phòng thu hút 2.8 tỷ USD từ nguồn đầu tư nước ngoài, gấp 3.7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho sự nỗ lực của lãnh đạo thành phố, đưa Hải Phòng trở thành một trong những “ điểm sáng” thu hút FDI của cả nước.

Luỹ kế đến nay, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Hải Phòng đã thu hút được 418 dự án FDI với tổng số vốn 17.37 tỷ USD.

Hải Phòng đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư FDI 5 tỷ USD/năm trong 5 năm tới.

Phát triển khu công nghiệp TP Hải Phòng

Khu công nghiệp TP Hải Phòng có quy mô trong TOP 5 lớn nhất cả nước. Khu công nghiệp TP Hải Phòng đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Khu công nghiệp TP Hải Phòng nhiều năm qua không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Nhờ đó, Hải Phòng đang từng bước trở thành thành phố công nghiệp hiện đại. Hải Phòng cũng là trung tâm công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao của cả nước.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, các KCN, KKT trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước (thu xuất nhập khẩu và thu nội địa) 31,769 tỷ đồng. Trong đó năm 2020, nộp ngân sách đạt 8,803 tỷ đồng, bằng 88% so với cùng kỳ năm trước, đạt 107% kế hoạch.

Đến nay, nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19; SX-CN của Hải Phòng 8 tháng năm 2021 duy trì ổn định và đạt được tốc độ tăng khá cao:

Tính chung 8 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20.6%. Riêng tháng 8 tăng 9.1% so tháng trước và tăng 21.2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 30%. Nộp ngân sách tăng 10%. Các KCN đã tạo việc làm cho gần 160,000 lao động với mức thu nhập bình quân 10.5 triệu đồng/tháng.

Khu công nghiệp TP Hải Phòng có quy mô trong TOP 5 lớn nhất cả nước
Khu công nghiệp TP Hải Phòng sản xuất công nghiệp tăng 20.6%

Hiện tại Hải Phòng có 12 dự án khu công đã phê duyệt với tổng diện tích hơn 4,400ha. Từ nay đến năm 2025, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 15 khu công nghiệp tại 1 số quận, huyện với tổng diện tích hơn 6,400ha. Bao gồm: KCN và khu phi thuế quan Xuân Cầu 752ha, dự kiến sẽ tiến hành giao đất trong năm 2021; KCN Nam Tràng Cát (hơn 200ha); KCN Thuỷ Nguyên (319ha); KCN Cầu Cựu (105ha); KCN Tiên Thanh (450ha); KCN Giang Biên 2 (350ha); KCN An Hoà (200ha); KCN An Hưng- Đại Bản (450ha); KCN Sao Mai (407ha); KCN đóng tàu Vinh Quang (600ha); KCN Vinh Quang (350ha); KCN Ngũ Phúc (910ha); KCN đảo Cái Tráp (250ha); KCN Nam Cầu Kiền giai đoạn 2 (194ha); KCN Tràng Duệ giai đoạn 3 (687ha).

Khu công nghiệp TP Hải Phòng trong 5 năm 2020-2025. 3 trụ cột kinh tế của Hải Phòng được xác định là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển, logistics, du lịch thương mại. Ngành công nghiệp sẽ được cơ cấu lại theo hướng tập trung phát triển công nghiệp mũi nhọn như:

  • Công nghiệp ô tô,
  • Chế tạo máy,
  • Điện tử- tin học và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao…
Bối cảnh Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh trong thời gian dài. SX và lưu thông hàng hoá gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế. Thành phố thực hiện mục tiêu kép: vừa bảo đảm phòng chống dịch, vừa đẩy mạnh SX, phát triển KT-XH.

Nhờ đó, Hải Phòng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục. Hải Phòng là một điểm sáng trong phát triển công nghiệp của cả nước. Hải Phòng chính là điểm đến an toàn và thịnh vượng của các nhà đầu tư. Hơn hết, Hải Phòng là thành phố đáng sống, sôi động và hiện đại. Hải Phòng vững bước trên con đường kiến tạo những trải nghiệm sống độc đáo cho người dân của mình.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale