Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình | Hòa Bình là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam. Phía Tây Bắc của Tổ quốc giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với Tây Bắc;
Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông gian qua quốc lộ 6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc, Hòa Bình ở vị trí có ý nghĩa chiến lược của Bắc Bộ; là cửa ngõ vào Thủ đô Hà Nội, lên vùng Tây Bắc; là bản lề giữa đồng bằng Bắc Bộ, khu IV cũ với Tây Bắc, Việt Bắc; là cửa ngõ thông sang Thượng Lào (điềm gần nhất cách biên giới Việt – Lào 30km). Nhờ đó, Hoà Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển KT-XH.
Vị trí địa lý
Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
- Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
- Phía tây giáp tỉnh Sơn La
- Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm:
1 thành phố: thành phố Hòa Bình 9 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã.
Dân số
Hòa Bình hiện có 854.131 dân (tính đến ngày 1/4/2019). Toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 35.836 người, nhiều nhất là Công giáo có 27.660 người, tiếp theo là Phật giáo có 2.120 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 25 người, đạo Tin Lành có 23 người, Phật giáo Hòa Hảo có năm người, đạo Cao Đài có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Hòa Bình là một trong 9 tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tình này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây.
Y tế
Tỉnh Hoà Bình hiện có 4 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình, Bệnh viện y học cổ truyền Hoà Bình, Bệnh viện Nội tiết Hòa Bình, Bệnh viện Đa khoa TP Hòa Bình và 11 trung tâm y tế.
Giáo dục
Tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm chỉ đạo việc thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
Toàn tỉnh Hoà Bình có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 5 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và một số đơn vị khác tham gia đào tạo.
Trung bình mỗi năm, có trên 14.000 người được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 56% (có bằng cấp, chứng chỉ đạt 22,64%).
Toàn tỉnh hiện có 14 nghề trọng điểm cấp độ quốc gia gồm công nghệ ô tô, vận hành máy thi công nền, hàn, vận hành cần – cầu trục, vận hành nhà máy thủy điện, chăn nuôi và thú y, công nghệ may – thời trang, lâm sinh, quản trị mạng máy tính, hướng dẫn du lịch, điện công nghiệp, nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, biểu diễn nhạc cụ phương tây.
Năm 2020, Hòa Bình xếp thứ hạng 30/63 tỉnh, thành phố. Phần lớn các doanh nghiệp đã đánh giá lao động tại tỉnh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mình.
Du lịch
Hoà Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với địa hình vùng núi cao chia cắt, độ dốc lớn. Đặc điểm này đã tạo ra cho Hòa Bình nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, các hang động, thác nước kỳ thủ; các nguồn nước khoáng nóng chất lượng cao phục vụ tốt cho phát triển các loại hình du lịch.
-
Nền văn hóa có bề dày lịch sử
Tỉnh Hòa Bình có bề dày lịch sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, được nhân loại biết đến. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Đà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn.
Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hòa Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Đà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.
Hiện nay, toàn tỉnh đã phát hiện và đưa vào bảo vệ 125 di tích, danh lam, thắng cảnh. Trong đó có 41 di tích cấp quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng, 27 di tích cấp tỉnh.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như: Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên nhiệt độ 30°C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tăm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó củng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia cua Hungari.
Hạ tầng giao thông
Tỉnh Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ khá tốt, rất thuận tiện cho việc phát triển KT-XH, trở thành cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh Tây Bắc với các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thủ đô Hà Nội và tam giác phát triển vùng Đông Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Trung bộ.
Hòa Bình cũng có mạng lưới giao thông đường thủy thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, giao thương trên Sông Bối, Sông Bùi, Sông Bưởi và trên lòng hồ Thủy điện Sông Đà với 8.900 ha mặt nước.
Đường bộ
-
- Quốc lộ 6 nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh tây bắc khác, điềm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40 km;
- Quốc lộ 15A nỗi quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa;
- Quốc lộ 12B nối thẳng quốc lộ 6, là con đường ngắn nhất từ tây bắc xuyên ra Biển Đông;
- Quốc lộ 21A có điểm đầu là ngã ba giao cắt với quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thị xã Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai Hà Nội qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý.
- Quốc lộ 21C có điểm đầu là ngã ba giao cắt với Đường vành đai 3 (Hà Nội) tại Hoàng Mai, điểm cuối là nút giao Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình qua huyện Lạc Thủy.
- Quốc lộ 37C nối từ Hưng Thi (Lạc Thủy) tới Ý Yên (Nam Định)
- Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, giao với quốc lộ 12B tại thị trấn Ba Hàng Đổi và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ.
Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đường nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lư-u kinh tế – xã hội.
Đường sông
Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km.
Hồ sông Đà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ lưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, được điều tiết nước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả;
-
- Sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55 km;
- Sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125 km;
- Sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32 km;
- Sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy, dài 30 km.
Kinh tế tỉnh Hoà Bình
Năm 2021, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Tỉnh Hòa Bình có 16/21 chỉ tiêu về kinh tế đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
-
Cụ thể:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,8%; công nghiệp – xây dựng giảm 0,07%; dịch vụ tăng 3,75%; thuế sản phẩm tăng 9,9%.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 5.000 tỷ đồng, bằng 116% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 100% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 20.521 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 120 nghìn ha, trong đó, diện tích cây lương thực có hạt đạt 70 nghìn ha, sản lượng đạt 36 vạn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 51,5%. Có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trong tỉnh lên 65 xã (bằng 50,4% tổng số xã), trung bình 1 xã đạt 15,6 tiêu chí.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 41.260 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 1.218 triệu USD, tăng 18,02% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 980 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100% so với kế hoạch năm.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 đạt 44.469 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, bằng 100,02% kế hoạch năm.
-
Các hoạt động chuyển biển tích cực
Hoạt động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều chuyên biến tích cực. Trong năm có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước về số dự án đầu tư được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 94,4%. Có 415 doanh nghiệp, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Coid-19 hiệu quả; quyết liệt ngăn chặn, không chế dịch bệnh, không để lây lan trên địa bàn.
Trong năm, toàn tỉnh ước có 16.120 lao động được giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động được 150 người. Tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,6%, giảm 2% so với năm 2020.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả.
Lĩnh vực Quốc phòng – An ninh luôn được tăng cường, giữ vững.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế tiếp tục triển khai có hiệu quà, phù hợp với điều kiện thực tế.
-
GRDP
GRDP bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng.
Tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh đạt 17.105 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 31,6%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,6%.
Nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đã được giải ngân qua Kho bạc Nhà nước Hòa Bình đạt trên 90% kế hoạch vốn được giao.
2022 là năm có ý nghĩa quan trọng; tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025. UBND tỉnh đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 9% trở lên. Nhiệm vụ là tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng; hiệu quả tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Phát triển khu – cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình
Tận dụng lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”; Hoà Bình đang mở cửa đón làn sóng đầu tư. Với sự cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, những năm gần đây; nhiều nhà đầu tư tiềm năng đã đến với Hoà Bình; tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế tỉnh.
Hòa Bình được đánh giá có hạ tầng phát triển ở mức khá so với toàn quốc; đứng thứ 5 so với các tỉnh trong cùng vùng miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh khá cân đối giữa các ngành công nghiệp – xây dựng; dịch vụ và nông, lâm nghiệp.
Tỉnh Hoà Bình có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp hữu cơ với các đặc sản có tiếng, cùng với đó là không gian phát triển du lịch; dịch vụ lý tưởng. Hòa Bình có cơ hội rất lớn đón nhận làn sóng đầu tư mới; để trở thành trung tâm phát triển trong khu vực; có thể trở thành cơ sở nghỉ dưỡng quan trọng đối với phát triển kinh tế.
Đến thời điểm năm 2020 tỉnh Hòa Bình được quy hoạch 08 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp. Thời gian qua, công tác đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực. Các khu, cụm công nghiệp hoạt động ổn định đã giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động. Đồng thời tạo đà đề ngành công nghiệp tỉnh phát triển bền vững và hiệu quả trong tương lai.
-
Giai đoạn 2016-2021
Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; ngành công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển quan trọng; giá trị của ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2021 luôn duy trì tăng trưởng khá. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng bình quân hằng năm tăng 7,33%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,52%/năm; chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 10,5%/năm. Cơ cấu trong nội ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản.
Với quan điểm là không phát triển công nghiệp bằng mọi giá; không đánh đổi môi trường lấy dự án mà tập trung phát triển công nghiệp xanh; công nghiệp thân thiện với môi trường. Do đó; tinh chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất công nghiệp ở tất cả các ngành nghề; nhất là lĩnh vực tỉnh có lợi thế như chế biến nông lâm sản, cơ khí, chế tạo; luyện kim, công nghiệp hỗ trợ.
Đến nay, Hòa Bình có tổng số 621 dự án; trong đó có 39 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 590,8 triệu USD; và 582 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 133.852,6 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 bằng nội lực cùng các cơ chế mở cửa sẽ; thu hút được nhiều dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng; đồng thời thu hút khoảng 1 tỷ USD vốn FDI.
-
Phát triển công nghiệp đến năm 2025
Trong đó, tỉnh có 463 dự án đầu tư ngoài khu, cụm công nghiệp; 101 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp; 27 dự án đầu tư trong nước trong các cụm công nghiệp; và 33 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Tỉnh có 345 dự án đầu tư đã hoàn thành đầu tư xây dựng; đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; 279 dự án đầu tư đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục về đất đai; đầu tư xây dựng và các thủ tục pháp lý khác.
Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; nhiệm kỳ 2020-2025 đã chỉ rõ: “Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế; với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả; nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các khu công nghiệp trên 80%. Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đất các khu; cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của tỉnh”. Để đạt được mục tiêu, tỉnh ta đã sớm xây dựng lộ trình phát triển công nghiệp đến năm 2025. Trong đó, nhiệm vụ của năm 2021 là thu hút các nhà đầu tư hạ tầng; nâng tỷ lệ các khu công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng đạt 62,5%; các khu công nghiệp đã phê duyệt.
-
Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững
Phấn đấu lấp đầy 100% khu công nghiệp Bờ trái sông Đà, 50% Mông Hóa, 20% Yên Quang. Đối với các cụm công nghiệp, phần đầu lấp đầy diện tích Cụm công nghiệp Phú Thành II là 80%; Đồng Tâm đạt 50%, Phú Thành I và An Bình 20%, Thanh Nông đạt 60%. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp; và cụm công nghiệp, để sớm đưa vào sử dụng; như: Dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư thực hiện dự án; Khu công nghiệp Yên Quang, Dự án Đường Quốc lộ 6 đến Khu công nghiệp Nhuận Trạch,…
Với các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra cho giai đoạn tới; là cơ sở ngành công nghiệp tỉnh sẽ có bước phát triển phù hợp và bền vững hơn; góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh; thực hiện tốt mục tiêu đưa Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện và bền vững./.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696