Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới 2023

Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang | Phát triển công nghiệp là hướng đi đúng đưa Hà Giang sớm thoát khỏi tỉnh đói nghèo và lạc hậu. Xác định được điều đó, trong những năm qua, tỉnh đã có sự quan tâm đúng mức nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển thông qua nhiều chương trình, hành động được triển khai, tăng cường thu hút sự quan tâm đầu tư vào phát triển công nghiệp.

Với quan điểm là phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vị trí địa lý – kinh tế – chính trị, nội lực và xã hội hóa cao; sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trong mối liên kết hữu cơ, mật thiết với công nghiệp vùng, miền và cả nước; phát triển bền vững với công nghệ tiên tiến hợp lý, thân thiện với môi trường; đa dạng hóa các ngành, lĩnh vực công nghiệp với quy mô phù hợp và gắn với công nghiệp hóa khu vực nông nghiệp.

Xây dựng nông thôn mới; phát triển một số cụm ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn theo chiều sâu, tạo đột phá phát triển; đẩy mạnh phát triển và đổi mới doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao tính tập trung công nghiệp về quy mô sản xuất kinh doanh, tiềm lực tài chính để tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

  • Giai đoạn 2016 – 2020

Trong những năm qua, Tỉnh Hà Giang đã triển khai lập  các đồ án quy hoạch xây dựng các khu chức năng như: Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các cửa khẩu song phương, các lối mở biên giới; Khu công nghiệp Bình Vàng; Cụm công nghiệp Nam Quang; Cụm công nghiệp Tùng Bá, Cụm công nghiệp Minh Sơn 2, Cụm công nghiệp Tân Bắc….

Giai đoạn 2016 – 2020. Tổng kim  ngạch xuất khẩu của Hà Giang đạt trên 6,1 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với giai đoạn 2011 – 2015. Thu thuế XNK đạt bình quân trên 200 tỷ đồng/năm; thu hút 40 doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với trên 2.800 tỷ đồng. Trong đó, 30 doanh nghiệp/dự án đã đầu tư đi vào hoạt động, 7 doanh nghiệp/dự án đang thực hiện đầu tư, 3 doanh nghiệp/dự án đang chuẩn bị đầu tư.

Có được những con số đáng khích lệ trên là do giai đoạn 2016-2020, Hà Giang đã có thêm cặp cửa khẩu song phương Xín Mần (Việt Nam) – Đô Long (Trung Quốc) được mở chính thức. Đăc biệt, là tỉnh miền núi xa xôi, khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc, nhưng các thủ tục hành chính được Hà Giang tích cực cải cách, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo vận hành thông suốt 24/24 giờ/tuần, giảm thời gian thông quan hàng hóa… Nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp XNK; bắt kịp với yêu cầu của thương mại quốc tế.

  • Giai đoạn 2020 – 2025

Thời gian tới, để kinh tế biên mậu của Hà Giang có những bước tiến mới, “nút thắt quan trọng cần “tháo gỡ” đối với Hà Giang hiện nay là hạ tầng giao thông khu mà Hà Giang là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, địa bàn lại chia cắt nhưng nguồn lực đầu tư cho giao thông còn hạn hẹp, cơ chế quản lý còn bất cập chồng chéo.

Giai đoạn 2020 – 2025, Hà Giang sẽ tiếp tục chú trọng nâng cấp các tuyến đường ra cửa khẩu, đường tuần tra biên giới; tăng cường công tác quản lý, bảo trì đường bộ đáp ứng nhu cầu vận tải, lưu thông hàng hóa và đảm bảo an toàn giao thông. Đây được xem là những nỗ lực để “kéo” các cửa khẩu, lối mở gần hơn, đưa Hà Giang trở thành lực chon ưu tiên đối với cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc.

Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2025

Nhằm duy trì đà tăng trưởng cao của ngành công nghiệp, tăng nhanh phần đóng góp vào tăng trưởng; và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; tạo nhiều việc mới có thu nhập cao hơn mức bình quân toàn tỉnh cho người dân; ngành đã đưa ra mục tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; giai đoạn 2020 – 2025 đạt 11,80%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10.07%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp giai đoạn 2020 – 2025 đạt 12,46%/năm; và giai đoạn 2026 – 2030 đạt 10,54%/năm.

Tỉnh xác định phát triển công nghiệp; trên cơ sảo phát huy lợi thế vị trí địa lý – kinh tế – chính trị; nội lực và xã hội hóa cao; sứ dụng hiệu quả hơn tiềm năng; thế mạnh tài nguyên thiên nhiên của tỉnh trong mối liên kết hưu cơ; mật thiết với công nghiệp vùng, miền và cả nước; phát triển bền vững với công nghệ tiên tiến hợ lý; thân thiện với môi trường; đa dạng hóa các ngành; lĩnh vực công nghiệp với quy mô phù hợp và gắn với công nghiệp hóa khu vực công nghiệp; xây dựng nông thôn mới.

Phát triển một số cụm ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn theo chiều sâu, tạo đột phá phát triển; đẩy mạnh phát triển và đổi mới doanh nghiệp công nghiệp; nâng cao tính tập trung công nghiệp về quy mô sản xuất kinh doanh; tiềm lực tài chính để tăng sức canh tranh trên thị trường.

Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới năm 2022
Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới năm 2022

I. Danh sách các Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang

  1. Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

KKT cửa khẩu Thanh Thủy được thành lập từ năm 2009 theo Quyết định số 136/2009/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng diện tích KKT cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch là 28.781 ha.

Khu kinh tế gồm các khu chức năng sau: Khu phi thuế quan và các khu chức năng như: KCN, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.

Cùng với việc hạ tầng được đầu tư ngày một khang trang, đến nay. Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã cơ bản được lấp đầy, bình quân số thu qua cửa khẩu 5 năm trở lên đây chiếm 10% tổng thu ngân sách của Hà Giang; tạo têm nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho một bộ phận nhân dân trên địa bàn.

Khu kinh-tế cửa khẩu Thanh Thủy
Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới năm 2022

Quy mô: 28.781 ha

Vị trí: tại 7 xã là Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên và Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang

Chủ đầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Giang

Thời gian hoạt động: 2009 – 2079

  1. Khu công nghiệp Bình Vàng

Khu công nghiệp Bình Vàng được thành lập vào năm 2007 nằm trên huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang. KCN Bình Vàng có tổng diện tích theo quy hoạch là 254,77 ha, trong đó giai đoạn I đang triển khai đầu tư diện tích 142,92 ha, chủ yếu sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương. Hiện tỉ lệ lấp đầy của KCN Bình Vàng (Giai đoạn I) đạt trên 93%.

Khu công nghiệp (KCN) Bình Vàng
Khu công nghiệp (KCN) Hà Giang cập nhật danh sách mới năm 2022

Quy mô: 254,77 ha

Vị trí: xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Chủ đầu tư: Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Giang

Ngành nghề thu hút đầu tư: Công nghiệp xử lý chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản và luyện kim, nhà máy gỗ và ván ép

Thời gian hoạt động: 2007 – 2057

II. Danh sách khu cụm công nghiệp tỉnh Hà Giang

  1. Cụm công nghiệp Nam Quang

Vị trí: Huyện Bắc Giang, tỉnh Hà Giang

Quy mô: 34,732 ha

  1. Cụm công nghiệp Minh Sơn 1

Vị trí: huyện Bắc Mê

Quy mô: Đang cập nhật

  1. Cụm công nghiệp Minh Sơn 2

Vị trí: huyện Bắc Mê

Quy mô: Đang cập nhật

  1. Cụm công nghiệp Thuận Hòa

Vị trí: huyện Vị Xuyên

Quy mô: Đang cập nhật

  1. Cụm công nghiệp Tùng Bá

Vị trí: huyện Vị Xuyên

Quy mô: 50 ha

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trong giai đoạn 2021 – 2030 dự kiến thành lập 19 CCN; giai đoạn 2031 – 2050 dự kiến thành lập 24 CCN. Cụ thể như sau:

Khu công nghiệp (KCN) cập nhật danh sách mới năm 2022

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook