Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển

Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển

Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển | Bất động sản công nghiệp hiện đang là điểm sáng  của thị trường bất động sản Việt Nam. Lĩnh vực bất động sản công nghiệp được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm do yếu tố vĩ mô khi phát triển chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Thị trường bđs công nghiệp đang trong chu kỳ phát triển nhanh với giá cho thuê cao và tỷ lệ lấy đầy tốt.

Hiện Đại dịch Covid 19 tại Việt Nam và thế giới đã cơ bản được khống chế. Theo các chuyên gia dự báo, nền tảng phát triển bất độgn sản công nghiệp sẽ có nhiều khởi sắc, giúp đưa Việt Nam có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nước khác.

Vậy bất động sản công nghiệp là gì? Toàn cảnh thị trường bất động sản công nghiệp diễn ra như thế nào? Hãy cùng Công ty Blue Ocean Realy tìm hiểu những thông tin cập nhật mới nhất dưới đây nhé.

Khái niệm bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp là những dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp; chủ đầu tư thực hiện và xây dựng các hạng mục công trình như:  Xây dựng kho bãi cho thuê; nhà xưởng cho thuê, khu đô thị, kho bảo quản cho thuê; văn phòng công ty cho thuê và các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ; cho việc sản xuất công nghiệp.

Quy định về sử dụng đất công nghiệp

Theo khoản 2, điều 149 Luật Đât đai 2013 quy định; đất khu công nghiệp được sử dụng theo hình thức thuê đất, cụ thể như sau:

Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

Đất được cho thuê với hình thức trả tiền thuê hàng năm hoặc trả 1 lần. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước; cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền hàng năm. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì; người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức; trả trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm.

Đối với diện tích xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất.

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã trả qua 59 năm hình thành và phát triển. Tính đến năm 2022, toàn lãnh thổ Việt Nam có tổng 335 khu công nghiệp, trong đó 260 KCN đang hoạt động và 75 KCN đã được quy hoạch. Tổng diện tích đất công nghiệp vượt hơn 100.000 ha. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt trên 75%.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Dầy được xem là nèn tảng chính cho các chsinh sách đối ngoại của Việt Nam, mở ra giai đoạn hội nhập mới trong khu vực trên mọi khía cạnh và đóng vai trò chính thúc đẩy thương mại và đầu tư đa phương.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Từ đây, mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới, thúc đẩy cải cách và tăng trưởng kinh tế, thúc đảy hoạt động thương mại, đầu tư và tự do hoá tài chính.

Tháng 1/2019, Việt Nam chính thức ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), kỳ vọng sẽ đưa GDP nước ta tăng trưởng thêm 1.32% vào năm 2035.

Tháng 6/2019, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU), viết tắt là EVFTA, hiệp điẹn này mang tính lịch sử, như là một bước tiến vô cùng quan trọng  trong quan hệ giức Việt Nam và EU, thúc đẩ thương mại giữa hai bên.

  • Việt Nam sẽ nhận về thêm nhiều cơ hội

Từ các hiệp định trên, Việt Nam sẽ nhận về thêm nhiều cơ hội giao lưu phát triển khoa học kỹ thuật từ các nước tiên tiến, thu hút vốn đầu tư FDI , chuyển đổi từ việc xuất khẩu hàng hoá giá trị thấp cho đến hàng hoác có giá trị cao hơn.

Cũng trong năm 2019, một cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp Việt Nam được mở ra khi Mỹ vàTrung Quốc xảy ra căng thẳng trong thời gian dài. Với làn sóng di chuyển ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam là địa điểm lý tưởng được hướng đến. Điều này được thể hiện rõ qua việc tập trung phát triển các KCN và khu kinh tế trọng điểm tại khắp ba miền Bắc- Trung- Nam.

Đến năm 2021, mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do dịch covid xâm nhập sâu rộng vào khu công nghiệp, nhưng hoạt động công nghiệp Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển vượt bậc, với tổng giá trị 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư FDI đến từ 71 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt 31.15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020.

Giai đoạn 2022-2023 sắp tới được đánh giá là cơ hội vàng cho Việt Nam phát triẻn lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

I. KHU CÔNG NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ NHỮNG KHỞI ĐẦU GIAN NAN CỦA BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Khu Kỹ nghệ Biên Hoà (Khu công nghiệp Biên Hoà 1) được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Khu Kỹ nghệ Biên Hoà được thành lập theo sắc lệnh số 49/KT ngày 21/05/1963, tại xã Tam Hiệp và xã Long Bình của tỉnh Biên Hoà. Khu Kỹ nghệ Biên Hoà có tổng diện tích 367 ha. Mục đích xây khu công nghiệp này nhằm góp phần phân tán lực lượng công nghân tập trung ở đô thành Sài Gòn, giãn dân đô thị, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm cho người dân Biên Hoà.

Đến năm 1975, chính quyền cách mạng tiếp quản khu công nghiệp. Trong thời gian mới giải phóng, khu công nghiệp chỉ có  38 nhà máy, xí nghiệp hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu do nhân lực thiếu, nguồn đầu tư không có, nguyên liệu khan hiếm, hạn chế trong quản lý, điều hành và chính sách…

Đến cuối năm 1975, khu công nghiệp Biên hoà 1 có 94 nhà máy, xí nghiệp hoạt động trên diện tích hơn 1,2 triệu m2, thu hút hàng ngàn công nhân. Hoạt động của khu trở nên đa dạng với nhiều ngành nghề như: cơ khí, luyện kim, sản xuất hoá mỹ phẩm, lắp ráp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng…

  • Thời kỳ đổi mới

Từ thời kỳ đổi mới năm 1986, đất nước tập trung chính vào nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Hầu hết các nhà sản xuất có quy mô vừa và nhỏ.

Phải đến ngày 29/12/1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nói, đây là một bước ngoặt lớn  về tư tưởng kinh tế trong lịch sử Việt Nam, tạo nên nền tảng pháp lý cho việc hợp tác đầu tư nước ngoài, là vấn đề rất mới mẻ trong bối cảnh nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp vô cùng nặng nề.

Tuy nhiên, phải mất 3 năm, đến năm 1990, vốn FDI mới vào Việt Nam nhỏ giọt. Năm 1992, Tập đoàn chứng khoán Normura (Nhật Bản) đã sang Việt Nam tìm hiểu chính sách đầu tư. Đây là cơ hội vàng cho Việt Nam để mời gọi Normura về đầu tư KCN tại Hải Phòng. Kết quả là, Tập đoàn Normura đã quyết định đầu tư 140 triệu USD vào KCN Normura- Hải Phòng quy mô 153 ha. Đây là KCN đầu tiên của Việt Nam tính từ thời kỳ Đổi Mới.

Với tiềm lực mạnh, hệ thống hạ tầng hiện đại KCN Normura- Hải Phòng đã nhanh chóng hoàn thành. Chủ đầu tư đã xây dựng một nhà máy phát điện độc lập trong KCN, công suất 55MW. Mặc dù có hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ, nhưng do giá thuê đắt đỏ, chủ đầu tư lại chỉ ưu tiên phát triển các ngành côgn nghệ cao, vì thế rất ít nhà đầu tư thứ cấp đáp ứng được yêu cầu đó.

  • Chịu tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á

Kể từ khi thành lập, trong 10 năm đầu, chịu tác động của khủng hoảng kinh tế Châu Á, nên phải mất một thời gian dài KCN Normura mới lấp đầy được 50% diện tích. Normura đã bỏ lỡ cơ hội thu hút doanh nghiệp tiềm năng ngay từ giai đoạn đầu.

Hải Phòng tiên phong phát triển công nghiệp. Mặc dù các KCN đều có vị trí thuận lợi ven các trụ đường chính. Nơi đây lại có cảng biển, sân bay, đường lớn. Thế nhưng, mặc dù lãnh đạo tỉnh rất tích cữ mời chào doanh nghiệp đến đầu tư, nhưng cảnh đìu hiu vắng khách diễn ra cả chụ năm ròng.

II. TỪ NĂM 2016, VIỆT NAM BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP MIỀN BẮC

Thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc sở hữu nhiều lợi thế sẵn có để thu hút các nhà đầu tư. Với mạng lưới giao thông  vận tải phát triển toàn diện và đồng bộ, tạo điều kiện cho các tỉnh khu vực miền Bắc dễ dàng kết nối với các tỉnh thành khác trên khắp Việt nam và các nước Châu Á. Miền Bắc Việt Nam là sự lựa chọn sáng giá cho các nhà sản xuất toàn cầu có nhu cầu mở rộng  công xưởng ra bên ngoài Trung Quốc.

Khu vực miền Bắc Việt Nam bao gồm 25 tỉnh và thành phố với 238 khu, cụm công nghiệp đã hoạt động và đang được xây dựng. Tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê là 63.500ha, trong đó nổi bật nhất là tỉnh Quảng Ninh vó 11,3 nghìn ha, chiếm 18% tỏng diện tích toàn khu vực . Tỷ lệ lấp đầy  trung bình  của toàn miền Bắc là 87%.  Bắc Ninh, hải Phòng, Hà Nội luôn là các thị trường dẫn đầu khu vực.

5 tỉnh phát triển công nghiệp chủ chốt của miền Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Hưng Yên, với tổng diện tích đất công nghiệp là gần 30.000 ha. Trong đó, thành phố Hải Phòng là địa phương có nền công nghiệp phát triển nổi bật.

Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long - Hà Nội
Khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội
Khu công nghiệp Deep-C Hải Phòng-II
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển
Khu công nghiệp Thuận Thành 1 - Bắc Ninh
Khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022
Khu công nghiệp (KCN) – Hưng Yên cập nhật danh sách mới năm 2022 - Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển
Khu công nghiệp (KCN) – Hưng Yên cập nhật danh sách mới năm 2022
  • Khu công nghiệp phát triển và thu hút đầu tư

Sau khi TP Hải Phòng vượt qua mọi rào cản đưa KCN phát triển, thu hút hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới đến đầu tư, cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần, đã tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng và Việt Nam, hàng năm nộp ngân sách hàng triệu tỷ đồng Việt Nam và hàng trăm triệu USD.

Thu hút đầu tư của Việt Nam bắt đầu phát triển. Năm 2016, Hải Phòng đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 2,88 tỷ USD. Năm 2018, Hải Phòng nộp ngân sách FDI đạt 190 triệu USD và trong nước 1.535 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, các KCN, khu kinh tế của Hải Phòng  đã thu hút 352 dự án FDI, tổng vốn đạt 14,8 tỷ USD; 155 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 148 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh Hải Phòng, trong mấy năm gần đây, Bắc Ninh là tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc với diện tích  khu công nghiệp là 5.797ha và đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình năm 2021 là 99 %. Bắc Ninh cũng là tỉnh có nhiều dự án khu công nghiệp được duyệt trong năm 2021 nhất, với 5 KCN đang chuẩn bị triển khai.

Từ năm 2019 đến nay, BĐS công nghiệp miền Bắc không ngừng phát triển mạnh mẽ. Quỹ đất tại Hà Nội dẫn cạn kiệt, đất công nghiệp ở các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh tăng cao 20-30%.

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP MIỀN NAM

Thị trường bất động sản công nghiệp lâu đời nhất của Việt nam là miền Nam Việt Nam, gồm 17 tỉnh và thành phố, trong đó TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận là khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất cả nước. Toàn Miền Nam có khoảng gần 400 khu, cụm công nghiệp được đưa vào quy hoạch với tổng quy mô diện tisch lên đến gần 109.000 ha.

Tại đây, nguồn đất công nghiệp chính chủ yếu tập trung tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa- VŨng Tàu với hơn 25.000ha . Tỷ lệ lấp đày trung bình đạt 89%.

Tỉnh Bình Dương hiện là tỉnh đứng thứ ba cả nước (Sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) về thu hút vốn FDI. Tính đến nay, 29 KCn của tỉnh đã thu hút hơn 2300 dự án với tổng vốn đầu tư 22.7 tỷ USD, chiến 68% vốn FDI trên toàn tỉnh. Bình Dương có mật độ khu, cụm công nghiệp dày đặc, tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước, lên đến 99%. Theo quy hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ có thêm 5 KCN nữa với quy mô gần 2050ha , nâng tổng diện tích KCN của tỉnh lên 14.500ha, chiếm 13% diện tích đất công nghiệp toàn miền.

Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai có lợi thế tự nhiên vượt trội hơn khi ít bị xảy rã lũ lụt, thiên tai, lại giáp Tp HCM, gần sân bay Tân Sân Nhất, có mạng lưới quốc lộ, cao tốc hoàn chỉnh. Tại đây, 31 trong số 32 KCN đã quy hoạch đi vào hoạt động  với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 80%

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP MIỀN TRUNG

Khu vực Miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố, trong đó Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Nam là nơi tập trung các hoạt động công nghiệp và cũng là đô thị lớn của khu vực. Toàn miền đang quy hoạch khoảng 260 khu, cụm công nghiệp với quy mô lên đến 62.800 ha. Trong đó, tỉnh Thanh Hoá chiếm 19% tổng diện tích với 12.100 ha đất công nghiệp được quy hoạch.

Tây Bắc Ga – TP Thanh Hóa - Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển

Bất động sản công nghiệp Miền Trung phát triển chậm hơn so với miền Nam và miền Bắc. Chính vì thế, nơi đây vẫn còn nguồn quỹ đất dồi dào trong khi hai miền Nam, Băc đã dần khan hiếm nguồn cung. Hơn nữa, miền Trung có hệ thống cảng biển dày đặc, nguồn nhân lực dồi dào, giá thuê đất rẻ, nên trong tương lai, miền Trung sẽ ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Tri Lễ tỉnh Nghệ An - Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển

Hiện nay, tổng nguồn cung đất công nghiệp của 5 tỉnh, thành phố trọng điểm của miền Trung gồmThanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Thuận , chiếm hơn 60% tổng diện tích đất công nghiệp,  vởi tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 67%. Nơi đây chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp nặng, dầu khí và năng lượng. Miền Trugn còn là trung tâm của các ngành công nghiệp nhẹ truyền thống như ngành dệt may, đồ gỗ, giày dép và kim loại.

Hoàng Mai 1 tỉnh Nghệ An - Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển

III. PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP THIẾU ĐỊNH HƯỚNG Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH

Sau khi nghị định 36/CP ban hành vào ngày 04/04/1997 của chính phủ về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,  nhiều địa phương đua nhau làm khu công nghiệp. Trong giai đoạn 1992-1997, cả nước có khoảng 40 KCN. Vậy mà rất nhanh chóng, đến cuối năm 1997, cả nước có gần 100 KCN được thành lập. Mặc dù Bộ kế hoạch đầu tư đã có khuyến cáo yêu cầu KCN phải cho thuê được 50% tổng diện tích đất trong các KCN cũ thì mới được thành lập KCN mới. Tuy nhiên, các KCN tại các địa phương mọc lên tràn lan và.hệ quả là để lại môi trường ô nhiễm và hàng trăm dự án “treo”, hàng nghìn ha đất nông nghiệp bị thu hồi.

Tại thười điểm này, lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đưa dây chuyền sản xuất lạc hậu, cũ nát vào Việt Nam đầu tư. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để triển khai dự án bằng sổ đỏ và dây chuyền cũ kỹ đó. Một thời gian ngắn sau, doanh nghiệp đó đã bỏ về nước từ bao giờ không ai hay biết, để lại một mớ thiết bị hoen rỉ và món nợ khổng lồ.

Mãi đến năm 2005, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1387/QĐ-TTg, yêu cầu chấm dứt các ưu đãi trái pháp luật so với quy định của Trung Ương mà 32 tỉnh thành đã ban hành. Các khu công nghiệp được kiểm soát chặt hơn. Vấn đề ô nhiễm môi trường được thẩm định nghiêm ngặt hơn.

IV. NHANH CHÓNG TÁI CẤU TRÚC CÁC KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG XANH- SẠCH- HIỆN ĐẠI TRÊN CẢ NƯỚC

Tình trạng các KCN phát triển ồ ạt, để lại hệ luỵ ô nhiễm môi trường nặng nề. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tỷ lệ KCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%. Nhiều KCN mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn không xây dựng hệ thống xử lý nước thải; hoặc có nhưng không vận hành, hoặc vận hành không hiệu quả. Chính vì thế, có đến 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải mỗi ngày; từ các khu công nghiệp không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường. Sức khoẻ và đời sống nhân dân đang bị đe doạ do ô nhiễm nguồn nước; ô nhiễm không khí và chất thải nguy hại.

Chính vì môi trường khu công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của công nhân và người dân; xung quanh, nên việc huyển đổi sang KCN sinh thái là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 phát triển mạnh mẽ; khi các yếu tố đầu vào như lao động giá rẻ; tài nguyên dồi dào không còn là ưu thế cạnh tranh của Việt Nam; đòi hỏi Việt Nam phải tái cấu trúc các khu, cụm công nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu; ngày càng cao của các dự án quy mô lớn; công nghệ hiện đại và có tính bền vững cao. Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến độ hướng tới mục tiêu xây dựng khu công nghiệp xanh; thân thiện với môi trường, khu công nghiệp chuyên ngành, giảm bớt khu công nghiệp tổng hợp.

  • Từ năm 2014

Từ năm 2014, Việt Nam đã bắt đầu thí điểm xây dựng mô hình chuyển đổi từ; khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp  sinh thái. Hàng loạt các quỹ đầu tư và nhà phát triển bất động sản đang tìm cơ hội; rót vốn vào bất động sản công nghiệp hạ tầng xanh để đón đầu; dòng vốn đầu tư và sản xuất; hậu cần và thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng lên chóng mặt từng ngày.

Ngày nay; phát triển khu công nghiệp xanh là xu hướng tất yếu của bất động sản công nghiệp Việt Nam; và là lợi thế cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; rót vốn vào thị trường Việt Nam trong những năm tới.

Chính phủ Việt Nam; đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo; năng lượng thay thế như: Điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện hay thuỷ điện.

Ngành công nghiệp của tương lai sẽ chuyển hướng ưu tiến vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo; sản xuất công nghệ cao và “sạch” hơn. Những ngành công nghiệp này sẽ có giá trị tăng cao, ví dụ như: ngành sản xuất; lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử.

Thực tế, các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp; họ đều rất quan tâm đến hạ tầng, môi trường sinh thái. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, họ càng mong muốn hơn được đầu tư vào KCN sinh thái; vì như vậy sẽ giúp họ dễ dàng vượt qua hàng rào thuế quan và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

  • Năm 2022

Tháng 3 năm 2022, thương vụ tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ  em LEGO của Đan Mạch; chọn KCN VSIP III Bình Dương làm nơi thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất; với quy mô 1.06 tỷ USD đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư; sạch và công nghệ xanh vào Việt Nam. LEGO cho biết lý do chọn KCN VSIP III Bình Dương là; vì nơi này đáp ứng các yêu cầu xanh của họ. Bản thân chủ đầu tư KCN VSIP III Bình Dương cũng xác nhận rằng; sẽ xây dựng trang trại năng lượng mặt trời rộng 50ha để cung cấp điện; cho các khách hàng đầu tư như LEGO.

Trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu; môi trường ô nhiễm nặng nề, nguồn tài nguyên dần cạn kiết; đặc biệt sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19; con người ý thức hơn về môi trường sống và làm việc; làn sóng tiêu dùng xanh càng trở nên phổ biến. Việt Nam hướng đến mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng đến sản xuất xanh  là; một xu thế tất yếu và là mắt xích quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh. Trong phát triển công nghiệp, yếu tố “xanh”là nột điều kiện cần thiết; vì nó sẽ giúp kiểm soát và duy trì tốt hơn hệ thống kỹ thuật trong khu công nghiệp.

V. 8 TIÊU CHÍ VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

  1. Kết cấu hạ tầng phải tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường và lao động:

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và các chủ doanh nghiệp trong KCN; phải nghiêm túc tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuát kinh doanh; bảo vệ môi trường và lao động. Khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường thông minh; đáp ứng được các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO).

  1. Kết cấu hạ tầng của KCN có đầy đủ dịch vụ cơ bản:

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN phải cung cấp đủ các dịch vụ cơ bản; trong KCN theo quy định pháp luật, bao gồm; Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy; chữa cháy, xử lý nước thải, xử lý chất thải…) và các dịch vụ liên quan.

  1. Sản xuất sạch và sử dụng tài nguyên hiệu quả

Tối thiểu phải có 90% doanh nghiệp trong KCN; có nhận thức về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn.

Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong KCN áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên; và sản xuất sạch hơn cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất để giảm chất thải; chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng chất thải và phế liệu.

  1. Có diện tích đất cho công trình cây xanh

KCN phải dành tối thiểu 25% diện tích đất của KCN cho các công trình cây xanh; giao thông, hạ tầng dịch vụ chung theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng.

  1. Có liên kết cộng sinh công nghiệp

Trong KCN phải thựuc hiện ít nhất 1 liên kết cộng sinh công nghiệp. Cộng sinh công nghiệp là hoạt động hợp tác; nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các yếu tố đầu vào; đầu ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Có ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp trong KCN; có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp.

  1. Xây dựng công trình xã hội cho người lao động

Trong KCN phải có giải pháo đảm bảo nhà ở và các công trình xã hội; văn hoá và thể thao cho người lao động ngay trogn khuôn viên KCN.

  1. Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN; có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng năng lượng; nước, các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hoá chất độc hại.

Lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên; và giám sát phát thải của KCN, báo cáo Ban quản lý KCN; khu kinh tế của địa phương.

  1. Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường

Hàng năm, Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN thược hiện công bố; báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp; cho công đồng xung quang KCN tới Ban quản lý KCN; khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.

“ Những nội dung phân tích ở trên được; Blue Ocean Realty tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau để Quý độc giả tham khảo. Blue Ocean Realty không chịu trách nhiệm với bất cứ hậu quả kinh tế và pháp lý nào; do việc Quý độc giả dẫn chiếu tư liệu và nội dung bài viết này. ”

Bất động sản công nghiệp Việt-Nam hình thành và phát triển
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hình thành và phát triển
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là bất động sản công nghiệpkhu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale