Bất động sản khu công nghiệp Vĩnh Phúc: Vị trí hạ tầng giao thông

Bất động sản khu công nghiệp | Vĩnh Phúc: Vị trí và hạ tầng giao thông

Nhiều năm trở lại đây, Vĩnh Phúc được đánh giá là điểm đến đầu tư lý tưởng của ngành bất động sản khu công nghiệp Việt Nam. Tỉnh này sở hữu những lợi thế riêng biệt về nhiều mặt. Để giúp Quý nhà đầu tư cả trong và ngoài nước hiểu rõ hơn, Blue Ocean Realty sẽ sản xuất 1 serie video giải thích chi tiết.

Trong video đầu tiên, chúng tôi trình bày về vị trí địa lý và hạ tầng giao thông của Vĩnh Phúc.

Bất động sản khu công nghiệp | Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh: Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, và từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Diện tích tự nhiên hiện nay của Vĩnh Phúc rộng 1.236 km2 (theo niên giám thống kê năm 2021), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh – Hà Nội.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã.

Xét về vị trí, Vĩnh Phúc là tỉnh có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế vùng và quốc gia. Đây là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc sát ngay với sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giao thương giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Tại Vĩnh Phúc, hệ thống cơ cở hạ tầng giao thông được xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. 100% các tuyến đường quốc lộ được nhựa hóa. Tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai chạy qua tỉnh với 3 nút giao đã hoàn thành, cùng với quốc 2A, quốc lộ 2C, quốc lộ 23 trở thành cầu nối, đưa tỉnh thông thương với các tỉnh bao quanh, rộng ra là toàn miền Bắc.

Theo số liệu của Cổng thông tin – giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ ở tỉnh hiện được cứng hóa đạt 100%; các tuyến đường từ trung tâm hành chính tỉnh đến trung tâm huyện đều được mở rộng, cải tạo nâng cấp. Tỉnh đã thực hiện kiên cố hóa trên 95% tuyến giao thông nông thôn và 65% giao thông nội đồng.

Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ, kéo theo đó là các cảng sông cấp quốc gia: Vĩnh Thịnh, Đức Bác, Như Thụy, tạo thuận lợi cho tàu bè đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Về đường sắt, Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296km đi qua. Cùng với đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, nó mang nhiều giá trị vận tải ở cả trong nước lẫn ngoài nước khi điểm kết thúc đều gần biên giới Trung Quốc.

Từ các phân tích nêu trên, tiềm năng phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc về kinh tế nói chung, về bất động sản khu công nghiệp nói riêng rõ ràng rất lớn. Trong video tiếp theo, để giúp các nhà đầu tư có thêm tư liệu, chúng tôi sẽ gửi tới các bạn thông tin về dân số, nhân lực lao động, tình hình kinh tế khái quát của tỉnh này.

Rất mong quý vị và các bạn chú ý đón xem. Cũng đừng quên like, share để ủng hộ chúng tôi sản xuất những video tiếp theo.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

 

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook