Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam | Trong suốt tiến trình phát triển công nghiệp của Việt Nam, việc đầu tư, phát triển cụm công nghiệp đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất hộ gia đình tiếp cận đất đai, đáp ứng như cầu mặt bằng sản xuất. Các cụm công nghiệp ngày càng hoàn thiện, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trên cả nước.

Hiện nay, cả nước có tới hơn 730 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích khoảng 24.900 ha, thu hút gần 13.000 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh, đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân 64%, tạo việc làm với thu nhập ổn định cho trên 660.000 lao động.

Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, vẫn còn rất nhiều bất cập cần giải quyết để những chủ trương của Đảng sớm được thực hiện hóa, biến cụm công nghiệp trở thành đột phá khẩu của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.

I. Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam | Khái niệm về Cụm công nghiệp

  1. Định nghĩa

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ- CP quy định: Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển
  1. Đặc điểm

Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.

Cụm công nghiệp có đặc điểm cơ bản là nơi sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ cho sản xuất của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở ranh giới địa lý xác định, tại đây không có khu người sinh sống và chịu sự quản lý của nhà nước chính quyền địa phương.

Cụm công nghiệp là một loại hình kinh doanh nhỏ lẻ của khu công nghiệp. Đây là một khu sản xuất kinh doanh nhỏ và chủ yếu là các nhà máy nhỏ lẻ với các nhà đầu tư góp vốn chung.

Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển
  1. Vai trò của Cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước “ly nông, bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới. Với rất nhiều các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đang mọc lên rất nhiều giúp cho nước ta trở thành một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bên cạnh đó,

Cụm công nghiệp (CCN) Gia Lập – Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

CCN làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Các cụm công nghiệp hình thành và phát triển tạo cơ hội và giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận người dân trên chính quê hương của mình, tạo tiền đề cho các khu công nghiệp phát triển tốt hơn.

II. Hiện trạng phát triển cụm công nghiệp

1. Tình hình thành lập các Cụm công nghiệp

Những năm qua, Bộ Công  Thương đã phối hợp với các địa phương đẩy mạnh đầu tư, xây dựng hạ tầng phát triển các CCN, góp phần thực hiên chủ trương “ly nông bất ly hương” và xây dựng nông thôn mới. Theo số liêu của Bộ Công Thương, quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 cả nước có 1.704 cụm công nghiệp với tổng diện tích 58.123 ha.

Các cụm công nghiệp sẽ được phân bố ở các vùng như sau: Trung du miền núi Bắc Bộ (250 cụm, 8.274,6 ha), Đồng bằng sông Hồng (515 cụm, 16.120,6 ha), Duyên hải miền Trung ( 457 cụm, 12.662,8 ha), Tây Nguyên (77 cụm, 3.200,3 ha), Đông Nam Bộ (146 cụm, 6.478 ha), Tây Nam Bộ (259 cụm, 11.385,7 ha).

Đến hết năm 2020, cả nước có 968 cụm công nghiệp với tổng diện tích 30.912 ha đã được thành lập. Đến nay, có hơn 730 CCN đã đi vào hoạt động, phân bố tại 57 tỉnh, thành phố, trong đó có 450 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng. Số CCN còn lại do Trung tâm phát triển cụm công nghiệp, Ban Quản lý cụm công nghiệp cấp huyện, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập trự thuộc Sở Công Thương và các đơn vị khác làm chủ đầu tư.

  • Bắc Giang thuộc Top đầu khu vực phía Bắc trong phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang là một trong những địa phương thuộc Top đầu khu vực phía Bắc trong phát triển cụm công nghiệp. tình đến hết tháng 4/2022, tỉnh đã thành lập 45 cụm công nghiệp, tổng diện tích 1.734ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng khoảng 10.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng. Hiện đã có 31 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, tổng diện tích 922ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê 695ha, diện tích đã cho thuê 448 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 64,5%. Các cụm công nghiệp trên đã thu hút 230 dự án với tổng số vốn đăng ký hơn 32.765 tỷ đồng, 221 dự án đã đi vào hoạt động, 9 dự án đang triển khai, thu hút được hơn 45.000 lao động.

Năm 2021 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt 282.400 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp đóng khoảng 22.700 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tỷ trọng.

  • Miền Trung

Ở Miền Trung, Bình Định là địa phương tiêu biểu trong phát triển cụm công nghiệp. Hiện tỉnh Bình Định có 62 cụm được quy hoạch phát triển, tổng diện tích 1.950 ha, trong đó có 45 cụm đã đi vào hoạt động, diện tích đất công nghiệp 934 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 545 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 58%. Trong năm 2021,các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đã đóng khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp, 36% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh, nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp đã tạo hàng chục nghìn việc làm cho lao động tại địa phương với mức lương bình quân từ 4,5-5,5 triệu đồng/người,tháng, nâng cao sức cạnh tranh của nên kinh tế.

Ngoài ra, các địa phương phát triển cụm công nghiệp manh còn có thể kể tới Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Long An, Đồng Tháp…

Hiện nay, Việt Nam còn 6 tỉnh/thành phố chưa có cụm công nghiệp hoạt động gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu.

2. Vẫn còn tồn tại những bất cập

2.1 Tình trạng ô nhiễm môi trường

Phát triển các cụm công nghiệp đến nay đã đạt được mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, nâng cao sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế – xã hội của người dân. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong CCN cũng tạo ra các chất thải như nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại…

Qua thực tế tìm hiểu, hiện trạng phát triển các cụm công nghiệp trên cả nước còn nhiều bấp cập. Phần lớn các cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc hệ thống xử lý nước thải không hoàn thiện.

Cụm công nghiệp (CCN) Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Trong số hơn 730 CCN đang hoạt động, chỉ có 141 cụm công nghiệp có công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động (chiếm 19,3% số cụm hoạt động); các cụm công nghiệp còn lại chưa có hệ thông xử lý nước thải tập trung vận hành.

Tại Nghệ An, trong số 23 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, thu hút 251 dự án đầu tư mới chỉ có 10 cụm có hệ thống xử lý nước thải nhưng chủ yếu xử lý theo kiểu hồ lắng, đơn giản và chưa thể xử lý triệt để. Trong khi đó, các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp phần lớn sản xuất trong các lĩnh vực chế biến khoáng sản, dệt may, gia công cơ khí, tái chế kim loại, tái chế sản phẩm nhựa, sản xuất bao bì… hầu hết có nguy cơ ô nhiễm cao.

  • Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam cũng chỉ có 22/25 CCN đang hoạt động có hồ sơ về môi trường; các cơ sở hoạt động trong CCN tự xử lý nước thải phát sinh lớn trung bình 15-20 m3/ha/ngày đêm, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh khoảng 1500 – 2000 tấn/ngày, cùng một lượng lớn các chất ô nhiễm. như các chất lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. các kim loại nặng,v.v… đang gây sức ép rất lớn đến môi trường xung quanh.

Với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiệm trọng tại các CCN thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe của người lao động đến cơ quan quản lý môi trường… Vì vậy, việc đề xuất xây dựng, thực hiên Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN (trong đó có hạ tầng BVMT) giai đoạn 2021-2025 từ ngân sách Trung ương NSTW phân bổ cho Bộ Công Thương là một trong những giải phát quan trọng để khắc phục, xử lý các tồn tại nêu trên.

2.2 Thủ tục giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hạ tầng

Thực tế cho thấy, ở hầu hết các tỉnh thành, thủ tục giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp mất nhiều thời gian, công tác xác minh nguồn gốc đất, vận động người dân nhận tiền bồi thường và bàn giao đất bị chậm trễ. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất lúa sang đất phi công nghiệp rất khó khăn, nhanh phải 6 tháng, không thì mất cả năm.

Gia Lập – Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Đơn cử tỉnh Bắc Giang, tính đến thời điểm hiện tại có 07/25 CCN cơ bản hoàn thành tiến độ GPMB; 18/25 CCN chậm tiến độ so với kế hoạch số 1721/KH-UBND ngày 23/4/2021 và Công văn số 5659/UBND-KTN ngày 27/1-/2021 của UBND tỉnh

  • Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa được quy hoạch phát triển 79 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 2.624ha. Tính đến ngày 15/7/2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thành lập được 38 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.400ha, tổng vốn đầu tư đăng ký gần 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp khá chậm so với tiến độ đầu tư được duyệt, đều phải thực hiện điều chỉnh gia hạn mới, gây ảnh hưởng đến lộ trình đầu tư, khai thác và phát triển theo tiến độ quy định.

Để thực hiện tốt công tác GPMB, cần tập trung cao sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác GPMB; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Bố trí đủ nguồn nhân lực phục vụ công tác GPMB bảo đảm đồng bộ, toàn diện đối với tất cả diện tích cần GPMB; trong quá trình thực hiện cần linh hoạt, sáng tạo những cũng phải tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, sẵn sàng cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp cố tình  cản trở.

2.3 Khó thu hút nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào các cụm công nghiệp

Quy hoạch, phát triển CCN được nhiều nơi xem là đòn bẩy để phát triển kinh tế xã hội địa phương, tuy nhiên quá trình thực hiện, kêu gọi đầu tư cũng bộc lộ hạn chế nhất định.

Việc thu hút nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật vào các cụm công nghiệp, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa khó khăn không hề dễ dàng. Hiện nay, quản lý các CCN tại các tỉnh thành trong cả nước chủ yếu là Trung tâm phát triển quỹ đất và CCN cấp huyện, đây đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện. Đặc điểm cơ bản của các đơn vị này là khó khăn về vốn, nhân lực, phương tiện và khả năng kêu gọi đầu tư… mọi vấn đề liên quan đến CCN trong vào nguồn ngân sách tỉnh. Khi thu hút được nhà đầu tư hạ tầng, tiến độ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng còn chậm, còn hiện tượng trông chờ vào ngân sách nhà nước;…

Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Tiêu biểu tại Bắc Giang từ năm 2017 đến nay, tỉnh chủ trương chuyển chủ đầu tư từ UBND cấp huyện sang doanh nghiệp đối với các cụm công nghiệp có khả năng mở rộng, nhưng đến nay mới chuyển đổi được 12 cụm.

  • Quy hoạch phát triển

Theo quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 32 CCN với tổng diện tích gần 700 ha. Đến nay, trong 16 CCN đã thành lập, phần lớn các CCN còn lại chưa có chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, do có diện tích quy hoạch qua nhỏ lại yêu cầu phải xây dựng trạm xử lý nước thải, dẫn đến suất đầu tư hạ tầng lớn nên chưa tạo sức hút cho các nhà đầu tư. Nhiều CCN chậm tiến độ xây dựng hạ tầng so với yêu cầu; các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào chưa hiện đại, chắp vá, thiếu đồng bộ, không hoàn chỉnh khiến tỵ lệ lấp đầy chưa cao.

Sơn La đang gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư thứ cấp. Sơn La hiện mới có 2 cụm công nghiệp đang hoàn thiện việc đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh.

Tại huyện Yên Định, UBND tỉnh phê duyệt 4 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Tây Bắc thị trấn Quán Lào, Yên Lâm, Định Tân và Quý Lộc với tổng diện tích khoảng 157 ha. Hiện nay, ngoài cụm công nghiệp Tây Bắc thị trấn Quán Lào mới được UBND tỉnh phê duyệt chủ đầu tư hạ tầng là công ty TNHH Hongfu Việt Nam, thì 3 cụm công nghiệp còn lại vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

2.4 Chính sách ưu đãi bị hạn chế

Mặc dù tầm quan trọng của Cụm công nghiệp luôn được các địa phương co trọng đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp lơn hơn mức hỗ trợ trong cụm công nghiệp đã tạo nên sự không công bằng. Thực tế, hầu  hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, đây là những đối tượng yếu thế hơn cần phải có mức hỗ trợ tốt hơn, ưu đãi tốt hơn để khuyên khích sản xuất kinh doanh, giảm nguy cơ về ô nhiễm môi trường.

Cụm công nghiệp (CCN) Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Cụ thể: Doanh nghiệp trong khu công nghiệp được miễ tiền thuê đất 11 năm từ lúc khu công nghiệp đi vào hoạt động, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Doanh nghiệp thuê đất trong cụm công nghiệp chỉ được miễn trong 7 năm và không được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu đầu tư sản xuất.

Hơn nữa, hiện vẫn chưa có mức hỗ trợ cụ thể đối với di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu dân cư, khu đô thị và cụm công nghiệp.

Nếu chính sách ưu đãi cho cụm công nghiệp hấp dẫn hơn hoặc với khu công nghiệp thì sẽ khuyến khích được nhiều doanh nghiệp, hạ tầng khu vực này cũng sẽ nhanh hoàn thiện hơn.

2.5 Quản lý bị chồng chéo

Sự thiếu đồng nhất và chồng chéo được trong công tác quản lý gây không ít khó khăn cho các KCN.

Phát triển quy luật định Sở Công Thương cấp tỉnh cùng UBND cấp huyện; được giao nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển, tham mưu thành lập Ban quản lý cụm công nghiệp; hướng dẫn thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để triển khai đầu tư và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp; các doanh nghiệp phải liên hệ và thực hiện các thủ tục tại nhiều cơ quan khác nhau, nhu: Với Sở kể và Đầu tư để lập và thẩm định dự án đầu tư; Sở tài nguyên và Môi trường để thẩm định, đánh giá tác động môi trường; Sở Xây dựng để quy hoạch chi tiết, cấp giấy phép xây dựng. . .

Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (Nghị định 68); Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; phù hợp với nội dung báo cáo đầu tư, mở rộng; quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt thì không phải thực hiện thủ tủ quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, theo Luật đầu tư năm 2020 thì dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước đều phải trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

  • Nghị định 68

Hay theo Nghị định 68, Sở Công Thương là đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp; đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ  tầng kỹ thuật; sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp; các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo quy định; phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh. Tuy nhiên, theo Luật đầu tư năm 2020, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh; thu hồi giấu chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp; khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Chính bởi sự không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp nêu trên, việc phân công; phân cấp giải quyết các thủ tục hành chính về lựa chọn đầu tư; triển khai dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự án sản xuất; kinh doanh trong cụm công nghiệp chưa có sự thống nhất giữa các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều đáng quan ngại là vai trò đầu mối trong quản lý nhà nước của Sở Thương; đối với lĩnh vực cụm công nghiệp chưa được thẻ hiện rõ.

  • Giai đoạn 2021-2030

Việc chấp hành một số nội dụng, quy định của Nghị định 68/2017/ND-CP; và của pháp luật ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc, đầy đủ. Các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương chưa xây dựng; được tầng CCN và các DN thứ cấp cao CCN. Nhiều địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong việc chuyển đổi mô hình CCN; do nhà nước làm đầu tư sang DN làm chủ đầu tư xây dựng; và kinh doanh hạ tầng xử lý những tồn tại trước đây.

Đối với việc quản lý các CCN, việc tồn tại các mô hình cấp huyện; làm chủ đầu tư hạ tầng chưa phù hợp với cơ chế vận hành; gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của CCN; nhiều đầu mối quản lý khiến việc đầu tư hạ tầng CCN chưa đạt hiệu quả cao.

Các địa phương cần khẩn trương xây dựng; hoàn thiện Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn; xử lý, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, trình cơ quan có thẩm quyên có ý kiến, thẩm định; phê duyệt theo quy định. Chấm dứt tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở ngoài khu CCN. Khi thành lập mới các CCN phải xem xét, tính toán kỹ nhu cầu thực tế, nguồn vốn, năng lực; kinh nghiệm của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng; hiệu quả đầu tư và tiến bộ thu hút lấp đầy CCN…

2.6 Nhiều cụm công nghiệp kém hiêu quả

Phát triển công nghiệp được coi là nhiệm vụ trọng tâm của từng địa phương; trong đó phát triển các Khu công nghiệp, CCN. Tuy nhiên, việc quy hoạch chưa tốt, thiếu tính định hướng; xây dựng cơ sở hạ tầng chưa phù hợp đã gây những hệ lụy xấu cho kinh tế; xã hội tại các địa phương, nhất là vấn đề môi trường.

Hàng chục cụm công nghiệp ở miền Trung sau nhiều năm được thành lập nhưng hoạt động kém hiệu quả; nhiều nơi lèo tèo vài doanh nghiệp hoạt động.

Cả TP Quảng Ngãi hiện có 3 CCN gồm Tịnh Ấn Tây, Trương Quang Trọng và Sa Kỳ; song cả 3 CCN này đều hoạt động không hiệ quả. CCN Tịnh Ấn Tây (TP Quảng Ngãi) được thành lập hàng chục năm qua; nhưng khung cảnh tại đây là hạ tầng xuống cấp; nhiều doanh nghiệp (DN) sau thời gian hoạt động đã ngưng sản xuất, đóng cửa nhà xưởng. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm môi trường diễ ra khắc nơi khi CCN; chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; nhiều DN xả thải trực tiếp ra môi trường khiến người dân bức xúc.

  • CCN Tịnh Bắc – CCN Cầu Nước Xanh

Tương tự, CCN Tịnh Bắc (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) với diện tích khoản 25 – 30 ha; do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Tịnh; làm chủ đầu tư. Tính từ ngày có quyết định thành lập đế nay; đã hơn 6 năm nhưng toàn bộ CCN là một bãi đất trống; chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổng vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN này; đã thực hiện là hơn 8,8 tỷ đồng và đã xây dựng được 1 tuyến đường nội bộ dài 650m.

Còn tại Bình Định, CCN Cầu Nước Xanh tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn; sau hơn 10 năm triển khai, hiện CCN này mới có một DN đi vào hoạt động; trên diện tích đất thuê 10 ha để làm nhà máy sản xuất tinh bột sắn; còn lại bỏ trống khoảng 40 ha. Hiện tại, Bình Định vẫn còn nhiều CCN khác trong tình trạng đìu hiu như vậy. Điển hình như các CCN AN Mơ, Canh Vinh, Nhơn Tân 1, Đồi Hỏa Sơn… cơ tỉ lệ lấp đầy chỉ từ 10% đến hơn 30%.

Việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN trong thời gian qua còn dàn trải; nhiều hạng mục đầu tư xong không kết nối; khai thác sử dụng nên gây lãng phí về nguồn lực ngân sách. Tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng còn chậm; nhiều DN thứ cấp được cấp đất nhưng chưa sử dụng hết; sử dụng đất không hiệu quả gây lãng phí.

III. Giải pháp neo cho quản lý, phát triển CCN

Như trên đã nêu, một trong những khó khăn phát triển CCN chủ yếu đến từ thủ tục hành chính. Nên tạo thuận lợi trong thực hiện thủ tực hành chính, rút ngắc thời gian GPMB; hạn chế chi phí sẽ giúp các CCN không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, thu hút đầu tư.

Cụm công nghiệp (CCN) Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Dưới đây, Blue Ocean Realty xin tổng hợp một số kiến nghị; biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và phát triển CCN trong thời gian tới.

  1. Quy định về thu hút ngành nghề

Theo quy định hiện hành; trong quá trình thành lập, mỗi cụm công nghiệp đều phải thể hiện lĩnh vực; ngành nghề thu hút đầu tư. Tuy nhiên, xã hội và môi trường đầu tư thay đổi liên tục; không ngừng và có những ngành nghề mới mà thời điểm thành lập chưa có hoặc chưa tiếp nhận được. Nếu quy định và thực hiện một cách cứng nhắc các thủ tục hành chính sẽ bỏ lỡ cơ hội. Vì thế, một số nhà đầu tư hạ tầng CCN cho rằng; chỉ cần ghi quy định những lĩnh vực, ngành nghề cấm còn đều có thể thu hút đầu tư; để không mất đi các cơ hội tốt cho các doanh nghiệp.

  1. Cắt giảm thủ tục hành chính

  • Giảm thiểu thủ tục hành chính hoặc quy về một mối giúp doanh nghiệp thứ cấp tiếp cận; và đầu tư dự án một cách nhanh và hiệu quả nhất. Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng; hiệu quả hơn trong thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp; kể cả doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp đầu tư thư cấp. Bộ Công Thương sẽ tăng cường phân cấp ủy quyền và tăng hậu kiểm.
  • Cắt giảm thời gian chuyển đổi mục đích sử dụng đất giúp doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thuận lợi hơn trong triển khai.
  1. Xây dựng hệ thống chính sách, cơ chế

  • Tập trung xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách đủ mạnh và đồng bộ; bảo đảm ổn định để có thể thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng CCN
  • Đảng, Nhà nước có chủ trương để Bộ Công Thương có những quy định cụ thể hơn; trao quyền nhiều hơn và trách nhiệm lớn hơn với Sở Công Thương các tỉnh; thành phố trong hoạt động của các khu, cụm công nghiệp nói riêng.
  • Các tỉnh, thành phố cần phải tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sau sắc hơn quan điểm; chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới; quán triệt và thực hiện nghiệm các cơ chế chính sách của Nhà nước; nhất là những cơ chế hiện hành. Đồng thời, chấn chỉnh quản lý theo hướng rõ chủ thế, tõ trách nhiệm đối với các CCN.
  1. Tăng cương quản lý, giám sát của nhà nước

  • Thống nhất việc chấm dứt thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp, CCN. Kiên quyết loại bỏ những CCN hoạt động kém hiệu quả.
  • Tăng cường kiểm tra giám sát; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong các CCN; trước hết thông qua Sở Công Thương địa phương và sở ngành, chức năng. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa quản lý nhà nước về ngành; với quản lý của chính quyền địa phương.
  1. Đảm bảo vẫn đề môi trường

  • Về quản lý bảo vệ môi trường tại CCN được quy định chung lại; Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các Nghị định, Thông tư quy định; hướng dẫn thực hiện của Chính phủ. Có thể thấy rằng hệ thống văn bản phát luật về BVMT hiện nay đã khá đầy đủ. Để làm tốt vấn đề quản lý môi trường trong CCN:
  • Cần chỉ đạo, tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường CCN. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ môi trường tại các CCN; tiến tới xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng và phù hợp với CCN, sát thực tế.
  • Rà soát, ban hành Danh mục ngành nghề có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường để cấm; hạn chế đầu tư vào các CCN; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với CCN làm cơ sở pháp lý; để quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường CCN. Đặc biệt, quan tâm đến vẫn đề bảo vệ; chăm sóc sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là người khuyết tật.
    • Hỗ trợ chủ đầu tư
  • Hỗ trợ, khuyến khích; động viên các chủ đầu tư hệ thống bảo vệ môi trường tại các CCN bằng việc ban hành; tổ chức thực hiện các Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng CCN từng giai đoạn; từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tăng cường phân bổ, quản lý, sủ dụng ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường. Ưu tiên đâu tư hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường không khí; đặc biệt là hệ thống quan trắc không khí, quan trắc môi trường nước tự động cố định.

IV. Mục tiêu phát triển CCN đến năm 2030

Cụm công nghiệp (CCN) Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng được một số cụm liên kết ngành công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp trong nước co quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiên Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018; của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2045 (kèm theo Nghị quyết số 124/NQ-CP chỉ rõ: Bộ Công Thương thực hiện triển khai; cơ chế, chính sách xây dựng thì điểm về cụm liên kết ngành công nghiệp tại một số địa phương; đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh; chuyên môn hóa và chuỗi giá trị như ô tô, mát nông nghiệp, thiết bị công trình; thiết bị công nghiệp, thiết bị điện điện tử… và những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da – giày.

  • Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khái quát nhiều vẫn đề mới về cụm công nghiệp; cụ thể trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030:

“Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ; và hình thành cụm ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiên. Khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong nước; đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng; quy dịnh về truy xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; nhất là các tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước; trong phát triển chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp”.

Cụm công nghiệp (CCN) Văn Phong- Ninh Bình
Cụm công nghiệp (CCN) Việt Nam – thực trạng và phát triển

Trên đây là một số nội dung về thực trạng; những vấn đề tồn tại và giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và kinh doanh tổng Cụm công nghiệp tại Việt Nam.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook