Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế

Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam

Đầu tư vào Việt Nam (FDI) | Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), khu chế xuất (KCX) hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế đất nước và được định hướng tại các văn kiện, chính sách như việc ban hành Quy chooe KCX (Nghị định 322/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/10/1991) và Quy chế khu công nghiệp (Nghị định 192/CP của Chính phủ ngày 28/12/1994).

Trong nghị quyết Đại hội VIII (năm 1996) đã định hướng rõ: “Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố hạn chế việc xây dựng các khu công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”.

Báo cáo chính trị tại Đại hội X (năm 2006) một lần nữa khẳng định chủ trương “Phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất”, đồng thời nhấn mạnh chủ trương tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển bền vững, trong đó có phát triển bền vững khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX).

  • Phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã định hướng phát triển KCN, KCX bền vững và  theo chiều sâu: “Bố trí hợp lý công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm, tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”.

Gần đây nhất, nghị quyết XIII của Đảng vừa qua đã thông qua định hướng và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2025, 2030 và 2045 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 50%. Các định hướng chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong thời gian gần đây đặt ra yêu cầu về nâng cao hiệu quả phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế theo hướng phát triển bền vững và đổi mới mô hình phát triển, hiệu quả sử dụng đất.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã hình thành hệ thống các quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng và Chính Phủ về phát triển KCN, KKT; khẳng định vai trò quan trọng của KCN, KKT trong thu hút các nguồn lực đầu tư của xã hội, bao gồm cả nguồn lực trong nước và nguồn vốn đầu  tư nước ngoài, nhằm tạo động lực lan tỏa về phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương cũng như của cả nước.

I. Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

Đến nay cả nước có 406 khu công nghiệp, 18 khu kinh tế ven biển, 26 khu kinh tế cửa khẩu tại 61/63 tỉnh, thành phố đang hoạt động. Các khu công nghiệp của nước ta hầu hết được định hướng theo khu công nghiệp tập trung. Với quay mô diện tích lớn, cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ đẩy mạnh những ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng chung của kinh tế Việt.

Khu công nghiệp Nam Đông Hà tỉnh Quảng Trị
Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế

Dự kiến năm 2030, nước ta sẽ quy hoạch tăng thêm 115.000ha đất công nghiệp và tổng khu công nghiệp sẽ tăng lên 558.

Kể từ khi thành lập đến nay, các KCN, KKt đã phát huy được lợi thế về kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, theo đó, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn cả trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những năm gần đây, trung bình hàng năm, vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu tính riêng trong lĩnh vực chế biến, chế tạo thì vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm 70-80% tổng vốn đăng ký cả nước.

Dưới đây là những thành tựu nổi bật trong thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

  1. Các KCN, KKT đã thu hút được một số lượng lớn dự án đầu tư và nguồn vốn FDI

Lũy kế đến ngày 20/03/2022, cả nước thu hút gần 40 nghìn dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký khoảng 340 tỷ USD, trong đó các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút gần 11.000 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ USD. Quan các số liệu nêu trên, cho thấy, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT trong thời gian qua đạt kết quả tích cực và các KCN, KKT đã từng bước có sức hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là cơ sở để tiếp tục phát huy, thu hút vốn đầu tư FDI trong thời gian tới.

Thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam
Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế
  1. Chất lượng dòng vốn đầu tư FDI ngày càng cao:

Sau 35 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút FDI, hơn 30 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN), 18 năm phát triển các khu kinh tế (KKT), đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Dòng vốn ngoại đã hiện diện ở hầu hết các địa phương trong cả nước với những dự án được đầu tư bở những tên tuổi lớn toàn cầu như Samsung, Panasonic, Intel, Microsoft, Foxconn, Sanyo, Sony, Fujitsu, Toshiba…

Về thu hút các dự án quy mô lớn: Theo thống kê sơ bộ, số dự án đầu tư có vốn trên 100 triệu USD (tương đương 2.400 tỷ đồng) trong các KCN, KKt là khoảng trên 500 dự án, trong đó có một số dự án có quy mô trên 1 tỷ USD như: dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại Bắc Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư là 14,3 tỷ USD; Dự án sản xuất thép của Tập đoàn Formosa tại KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh với quy mô vốn 10 tỷ USD; Dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) tại KKT Đình Vũ – Cát Hải và dự án sản xuất nhựa PP của Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư trên 01 tỷ USD…

  • Tháng 3/2022

Mới đây nhất, tháng 3/2022, Tập đoàn LEGO đã chính thức được cấp giấy phép đầu tư dự án nhà máy với giá trị đầu tư 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương. Nhà  máy được xây dựng trên diện tích 44 ha tại khu công nghiệp VSIP III. Các dự san FDI quy mô lớn đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn, cụ thế là sản xuất điện thoại đi động thông minh, dầu khí, thép, đóng tàu với tiền đề là các dự án quy mô đang triển khai và đi vào hoạt động tại các KCN, KKT.

Về thu hút các dự án công nghệ cao: có thế kể tên các dự án sử dụng công nghệ cao như: dự án của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc); Dự án của Tập đoàn Kyocera (Nhật Bản); Dự án sản xuất dây truyền động ô tô của Tập đoàn Robert Bosch (Đức); Dự án đầu tư của Tập đoàn Doosan (Hàn Quốc).. Bất chấp đại dịch COVID-19, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghệ vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam để phục vụ phát triển và sản xuất của các công ty như Microsoft, Sony, Pengatron, Nokia, Panasonic, Intel và Canon. Trong khoảng 03 năm trở lại đây, số lượng các dự án có công nghệ cao, hiện đại đầu tư vào các KCN, KKT ngày càng tăng lên.

  1. Góp phần hình thành một số ngành công nghiệp phụ trợ

Việc thu hút ngày càng cao các dự án có quy mô đầu tư lớn và sử dụng công nghệ cao đã từng bước hình thành một số ngành công nghiệp phụ trọ điện tử và điện thoại  di động tại khu vực phái Bắc, cụ thể như: dự án của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thái Nguyên, dự án của Tập đoàn LG tại KKT Đình Vũ- Cát Hải, thành phố Hải Phòng, dự án của Tập đoàn Canon (Nhật Bản) tại KCN Thăng Long, thành phố Hà Nội…

đã thu hút được khoảng trên 200 doanh nghiệp phụ trợ sản xuất các linh kiện, phụ kiện, góp phần bước đầu hình thành ngành công nghiệp phụ trợ tại tỉnh Bắc Ninh và khu vực lân cận.

Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế
  1. Thu hút và đào tạo đội ngũ lao động, nâng cao năng suất lao động và trình độ quản lý

Các doanh nghiệp FDI trong KCN, KCX, KKT đã thu hút một lực lượng lớn lao động, trong đó có một phần đáng kể lao động khu vực nông thôn. Tính đến tháng nay, các Khu vực doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho 4,6 triệu người, chiếm 7% tổng số lao động cuaru Việt Nam và hàng triệu lao động gián tiếp khác. Qua làm việc cho doanh nghiệp FDI, lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo, rèn luyện kỹ năng, trình độ, tác phong của nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, hình thành đội ngũ lao động nền tảng cho qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

II. NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ

Hiện nay trên thế giới, các mô hình KCN, KKT tiếp tục được xác định là một mô hình hiệu quả để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, bối cảnh phát triển các KCN, KKT cũng đã có những thay đổi với thuận lợi và khó khăn đan xen. Việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách về KCN, KKT, đặc biệt là hoàn thiện thể chế, chính sách để đảm bảo KCN, KKT tiếp tục đóng vai trò là mô hình quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội là yêu cầu cấp thiết.

Hiện nay, các KCN, KKT thu hút các dự án FDI có sự tăng trưởng về lượng và chất, nhưng vẫn còn tồn tại một số khó khăn tồn tại dưới đây:
  • Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN đã được quan tâm đầu từ nhưng về cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Một số KKT, KCN, KCX chậm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Mặc dù, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN, KKT đã được nâng cao nhưng chưa đảm bảo hoàn thiện, hiện đại để cạnh tranh với các KCN, KKT trong khu vực và quốc tế. Mặt khác, nhu cầu vốn đầu tư vào kết cầu hạ tầng kỹ thuật KCN, KKT lớn. Trong khi đó, ngân sách nhà nước còn hạn hẹp và do vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng kỹ thuật có thời gian thu hồi vốn dài nên việc huy động nguồn vốn tư nhân chưa đáp ứng đủ yếu cầu.
  • Đầu tư chưa có sự tập trung: Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT rất đa dạng, nhưng lại không tập trung vào một ngành hàng cụ thể và có tính liên kết chưa cao. Vì vậy, chưa thực sự tạo ra được các cụm sản xuất có quy mô để tăng khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Việc phối hợp, liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và nhà sản xuất trong nước trong việc phát triển sản xuất, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo còn hạn chế.
Tiếp theo
  • Hàm lượng khoa học kỹ thuật trong các dự án chưa cao: một lượng đáng kể; các dự án FDI trong KCN, KKT đầu tư vào các lĩnh vực; có hàm lượng khoa học kỹ thuật chưa cao, ít sử dụng nguyên liệu, bán thành phẩm trong nước; và lao động có kỹ năng tay nghề cao nên giá trị gia tăng thấp, tính lan tỏa chưa cao.
  • Dự án sử dụng công nghệ cao còn ít: Trong số hơn 11.000 dự án FDI đầu tư; vào KCN, KKT, chỉ có số ít dự án sử dụng công nghệ cao, còn lại một lượng lớn các dự án FDI sử dụng công nghệ trung bình. Việc chuyển giao công nghệ tại các dự án FDI; để phát triển sản xuất tại Việt Nam còn ở mức độ thấp.
  • Chưa chú trọng vấn đề môi trường: một số dự án FDI trong KCN, KKT; chưa thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường, nhất là đầu tư vào thiết bị; công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như vào KCN, KKT với mục đích là khai thác chi phí lao động, năng lượng, tài nguyên giá rẻ của Việt Nam.
Sự việc Công ty Vedan có những vi phạm về môi trường Việt Nam

Suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội; của các doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải; việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm; để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. Tiếp sau vụ Vedan, cơ quan chức năng của Việt Nam lại phát hiện thêm một Vedan thứ đó là; Miwon – sản xuất bột ngọt tại Việt Trì (Phú Thọ); mỗi ngày xả tới 900m3 nước thải chưa xử lý ra sông Hồng.

Và gần đây nhất, đường ống xả thải cửa Công ty Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập đoàn Formosa (Đài Loan); với công  suất xả thải 12.000m3/1 ngày đêm chứa độc tố phê-non, xya-nua,… kết hợp hy-đrô-xít sắt; tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixe) quá tiêu chuẩn cho phép; đã làm khoảng 80 tấn hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh Bắc miền Trung; từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thiệt hại to lớn về kinh tế – xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất; đời sống, tư tưởng của nhân dân. Tuy nhiên, không chỉ có Vedan, Miwon, Formosa mà ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện; đang ngấm ngầm phá hủy môi trường.

  • Tỷ lệ và tốc độ giải ngân vốn FDI vào KCN, KCX, KKT còn chậm và ở mức thấp. Các doanh nghiệp đi vay nhiều để tăng chi phí kháu hao làm giảm lợi nhuận; để không phải đóng thuế cũng là thực trạn đáng báo động.

III. GIẢI PHÁP NÀO CHO THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); để tạo bước đột phá đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu; của Đảng và Nhà nước ta khi đề ra chủ trương hình thành; và phát triển các khu công nghiệp (KCN) khu chế xuất (KCX). Nhờ có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư thông thoáng; trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, KCN, KCX là điểm đến hấp dẫn; của các nhà đầu tư nước ngoài; góp phần quan trọng vào quy mô và chất lượng dòng vốn FDI trên cả nước.

Đầu tư vào Việt Nam (FDI) -Khu công nghiệp (KCN) Tiền Hải - Thái Bình
Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế

Để tiếp tục phát huy vai trò của KCN, KCX, KKT trong thu hút vốn FDI; trong giai đoạn tới, Việt Nam cần thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:

  1. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, KKT

Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng; một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với hệ thống tiện ghi; tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào vào ngoài hàng rào KCN; hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.

Việt Nam đang rất cần những nhà đầu tư lớn để xây dựng các khu công nghiệp; có quy mô tầm cỡ, có đầy đủ nguyên phụ liệu, hạ tầng logistics, hạ tầng dịch vụ kết nối; từ nguồn cung đến cầu để các doanh sản xuất yên tâm đầu tư. Nhìn vào các nước có nền công nghiệp phát triển để thấy, những khu công nghiệp lớn trên thế giới; đều có khu hỗn hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ. Điển hình như khu công nghiệp SHXIP ở Thượng Hải có vị trí thuận lợi trong kết nối quốc tế; (sân bay, bến cảng, đường bộ, đường sắt,…).

Do đó, ở đây có tới 50% nhà đầu tư đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Khu công nghiệp này có 26 trường Đại học, có 3 trường phổ thông trung học quốc tế; có 3 khách sạn quốc tế hạng sang, có 1,2 km2 để xây dựng kho bãi và logistics; hệ thống giao thông kết nối hiện đại.

  • Việt Nam cần tiếp tục đầu tư

Cùng với đó, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vốn ngân sách nhà nước; và huy động nguồn vốn khác để hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KKT ven biển; theo hướng đồng bộ tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài; nhất là đối với các KKT ven biển đã có dự án đầu tư động lực quy mô lớn. Đổi mới môi trường đầu tư và cơ chế quản lý nhà nước tại một số KKT ven biển; với ưu đãi đầu tư vượt trội và dịch vụ công thuận lợi; để tạo điều kiện thu hút nguồn vốn FDI; phát triển một số trọng điểm chế biến, chế tạo có tính liên kết vùng.

  1. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; trong đó, tập trung thu hút các Tập đoàn công nghiệp lớn có công nghệ nguồn về chế biến; chế tác, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và cơ lợi thế của Việt Nam

Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN, KKT phải theo hướng đảm bảo công tác; bảo vệ môi trường, đồng bộ với tốc độ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; để đảm bảo phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dòng vốn đầu tư FDI vào KCN; KKT theo hướng ưu tiên thu hút các dự án sử dụng công nghiệp 4.0, công nghệ cao; hiện đại và thân thiện với môi trường.

  1. Ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp phụ trợ

Việt Nam nhanh chóng hoàn thiện cơ chế; chính sách ưu đãi đầu tư đối với phát triển sản xuất công nghiệp phụ trợ. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành; nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KKT. Thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước với các doanh nghiệp xuất khẩu; có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KKT để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

  1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ có trình độ kỹ thuật; kỹ năng cao nhất cho phát triển các KCN, KKT trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa; cơ sở đào tạo và doanh nghiệp để chuyển đổi lợi thế cạnh tranh từ lao động kỹ năng thấp; cho phí rẻ sang lợi thế canh tranh về lao động kỹ thuật cao, chi phí hợp lý.

  1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về KCN, KKT

Liên tục đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh của KCN; KKT thông qua tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về KCN, KKT; tăng cường thực hiện cơ chế, hành chính “một cửa tại chỗ” thông thoáng tại các KCN; KKT mới có hiệu quả cao hơn và tạo điều kiện thuận lợi; để thu hút dòng vốn FDI vào các KCN, KKT. Hoàn thiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước ở theo hướng ở cấp Trung ương và địa phương; đảo bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KKT theo hướng một cửa; một đầu mới và tương xứng với vai trò vị trí ngày càng quan trọng của các KCN; KKT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đầu tư vào Việt Nam (FDI) - Khu kinh tế Hòn La tỉnh Quảng Bình
Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế
  1. Đổi mới chiến lược thu hút và xúc tiến đầu tư

Các KCN, KKT phải có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài; phù hợp với điều kiện phát triển và tiềm năng của địa phương; nhất là các KKT ven biển cần có hướng đi riêng, tăng cường sự liên kết giữa các KKT; hạn chứ sự cạnh tranh nội bộ trong thu hút đầu tư nước ngoài giữa các KCN, KKT.

Có thể thấy, mô hình KCN, KKT là những mô hình phát triển có tính lâu dài của Việt Nam. Cơ chế, chính sách cho phát triển KCN, KKT ngày càng được hoàn thiện.

Đầu tư vào Việt Nam (FDI)
Đầu tư vào Việt Nam (FDI) – rót vốn khu công nghiệp, khu kinh tế

Tại phát luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các KCN; KKT được hưởng ưu đãi về thuế TNDN, cụ thể như: đối với KCN; được hưởng ưu đãi miễn 02 năm, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo; (trừ KCN tại địa bần có điều kiện kinh tế xã hội ổn định); đối với KKT, được hưởng ưu đãi  thuế ở mức cao nhất, miễn 04 năm; giảm 50% trong 09 năm tiếp theo và hưởng thuế suất 10% trong 15 năm. Ngoài ưu đãi thuế TNDN, nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu; tạo tài sản cố định của dự án đầu tư KCN, KKT và các ưu đãi khác; như: tiền thuê đất, vay tin dụng đầu tư phát triển.

Việt Nam đang và sẽ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế thông qua các; Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương và các thể chế thương mại quốc tế; cụ thể như: WTO. ASEAN, hiệp định thương mại  tự do song phương với Hàn Quốc, Nhật Bản…

Từ những phần tích trên

Chúng ta có thể thấy một tương lai tươi sáng trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài; vào các KCN, KKT, KCX trong tương lai.

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng. Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là bất động sản công nghiệpkhu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale