Khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh

Khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh

Khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh | Gia Bình là vùng đất cổ phù sa màu mỡ bên sống Đuống; nên từ ngày xưa đã có cư dân Việt cổ về đây sinh cơ lập nghiệp. Gia Bình là một trong số ít những huyện của tỉnh Bắc Ninh vừa có lợi thế phát triển về nông nghiệp, thuỷ sản; lại có thể giáp thủ đô Hà Nội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi về việc tiêu thụ nông sản. Với ưu thế đó, huyện đã tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng; hiệu quả, có sức cạnh tranh. Đồng thời, xây dựng vùng chuyên canh, nâng cao hiệu quả “Chương trình mỗi xã, thị trấn một sản phẩm”.

Gia Bình là một trong những huyện đầu tiên của Bắc Ninh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2018). Trong những năm tiếp theo, huyện Gia Bình đã đặt ra mục tiêu xây dựng tiêu chí nông thông mới; để sớm đưa Gia Bình thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh.

Bên cạnh đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được huyện ưu tiên đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng giao thông; các công trình điện, nước từng bước được đầu tư hiện đại; đồng bộ nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Vị trí địa lý

Huyện Gia Bình nằm bên bờ Nam sông Đuống, phía Đông tỉnh Bắc Ninh; có vị trí địa lý:

  • Phía Đông giáp thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương; với ranh giới là sông Thái Bình (đoạn sông này còn được gọi là sông Lục Đầu, sông Phả Lại…)
  • Phía Tây giáp huyện Thuận Thành
  • Phía Nam giáp huyện Lương Tài
  • Phía Bắc giáp huyện Quế Võ với ranh giới là sông Đuống

Đơn vị hành chính

Huyện Gia Bình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • Thị trấn Gia Bình (huyện lỵ)
  • 13 xã: Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm; Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Song Giang, Thái Bảo, Vạn Ninh, Xuân Lai.

Phát triển hạ tầng giao thông

Những năm gần đây, huyện Gia Bình đã triển khai nhiều dự án cải tạo, nâng cấp; hoàn thiện các tuyến giao thông tạo tiền đề cho phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

Giao thông đường bộ

Huyện có quốc lộ 17 với chiều dài 17km chạy qua; 3 tỉnh lộ 280, 284, 285 có tổng chiều dài hơn 30km; 18 tuyến huyện lộ dài 55km; 55.5km tuyến trục xã và gần 690km đường thôn, xóm. Có thể khẳng định, mạng lưới giao thông của Gia Bình trong những năm qua được đầu tư, hoàn thiện khá lớn.

Hiện huyện tiếp tục quy hoạch mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các tuyến đường giao thông từ quốc lộ đến đường huyện. Các tuyến đường trục chính đô thị gồm:

Quốc lộ 17 có mặt cắt ngang điển hình là 42m; bố trí các đường gom đối với các khu vực chức năng; khu đô thị để hạn chế giao cắt trực tiếp với đường quốc lộ. Quy hoạch mới tuyến đường tránh quốc lộ 17 kết nối từ huyện Thuận Thành qua huyện Gia Bình với mặt cắt ngang điển hình rộng 40m.

Các tuyến đường

Các tuyến dường tỉnh qua địa bàn huyện Gia Bình kết nối giao thông giữa các khu vực đô thị, trung tâm với trung tâm đô thị Bắc Ninh và với các vùng lân cận, gồm các tuyến: DT279 có mặt cắt ngang điển hình 38m; ĐT280 có mặt cắt ngang điển hình 38m; ĐT282B có mặt cắt ngang điển hình 56m; ĐT284 và ĐT285 có mặt cắt ngang điển hình từ 22.5m; ĐT285B có mặt cắt ngang điển hình 56.5m.

Các tuyến đường chính đô thị, kết hợp với hệ thống các tuyến đường tỉnh và các quảng trường đô thị, công viên cây xanh tạo thành các trục cảnh quan, các điểm nhấn cho đô thị, có mặt cắt ngang theo quy hoạch chung của đô thị được phê duyệt, đảm bảo yêu cầu giao thông lâu dài.

Hệ thống các tuyến đường huyện kết nối giữa các khu vực đô thị, các khu vực nông thông với nhau và với mạng lưới đường tỉnh, dường quốc lộ xung quanh; có mặt cắt ngang điển hình đáp ứng nhu cầu vận tải của địa phương, lòng đường rộng tối thiểu 4 làn xe tiêu chuẩn.

Giao thông đường thuỷ

Huyện có 3 hệ thống sông gồm: sông Đuống phía Bắc, sông Thái Bình phía Đông; sông Ngụ phía Nam. Huyện Gia Bình đang  khai thác tuyến vận tải, du lịch đường thuỷ trên sông Đuống; phát triển cảng Thái Bảo, cảng Cao Đức… kết nối mạng lưới giao thông vận tải hàng hoá đường thuỷ từ tỉnh Bắc Ninh với các cụm cảng biển nước sâu tại khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng; tạo động lực để phát triển cho khu vực đô thị Gia Bình, Nhân Thắng, Cao Đức và khu vực ven sông Đuống, sông Thái Bình.

Huyện cũng đề xuất hệ thống bến thuyền dọc bên sông Đuống để khai thác giao thông và du lịch đường sông.

Gia Bình- khu vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng phía Nam sông Đuống

Huyện Gia Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

Theo định hướng huyện Gia Bình đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050; sẽ xây dựng huyện thành một khu vực phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại và dịch vụ du lịch của vùng phía Nam sông Đuống.

Mục tiêu của quy hoạch là xác định, phân vùng phát triển hệ thống đô thị, khu vực phát triển công nghiệp, khu vực nông thôn, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn toàn huyện. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của huyện, thế mạnh về đất đai, nông nghiệp, nguồn lao động, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, làm cơ sở để triển khai các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; xác định các dự án ưu tiên đầu tư, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, phát triển đô thị; quản lý đô thị, các khu vực dân cư nông thôn, khu vực phát triển công nghiệp, du lịch…; và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo sự phát triển hài hoà, đồng bộ…. tạo tiền đề trở thành huyện nông thông mới kiểu mẫu của tỉnh Bắc Ninh và cả nước, hướng tới trở thành thị xã.

Giai đoạn 2020-2025

Trong giai đoạn 2020-2025 tập trung rà soát, lập kế hoạch, lộ trình xác định danh mục ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút đầu tư vào xây dựng các dự án trọng điểm; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện. Thời kỳ này phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9-9.5%/năm.

Giai đoạn 2025-2035

Phát triển các dự án về hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng phát triển bền vững; thúc đấy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Các chỉ tiêu dự báo phát triển vùng giai đoạn này là: giai đoạn 2026-2030 tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9.8-10.3%/năm; giai đoạn 2031-2035 tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9.3-9.8%/năm.

Trong chiến lược này, huyện ưu tiên đầu tư: chương trình phát triển đô thị, phát triển nhà ở; phát triển nông thôn gắn với xây dựng nông thông kiểu mẫu… Nguồn lực thực hiện từ ngân sách Nhà nước đối với công trình hạ tầng thiết yếu; thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào các dự án xã hội hoá, hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật.

Tình hình kinh tế huyện Gia Bình

Chính quyền và nhân dân huyện Gia Bình mấy năm trở lại đây đã nỗ lực, đoàn kết, khắc phục khó khăn; phát huy các tiềm năng, lợi thế của huyện, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đạt được những kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.

Năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá, GRDP bình quân đạt 8.1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực công nghiệp- xây dựng chiếm 46.9%; dịch vụ chiếm 35.8%; nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 17.3%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng 24 triệu đồng so với năm 2015.

Năm 2021 huyện Gia Bình đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả; vừa phát triển KT-XH, bảo đảm đời sống người dân và từng bước lấy lại đà tăng trưởng cho nền kinh tế địa phương. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu của huyện đạt mức tăng trưởng khá. Cụ thể như sau:

  • Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2,300 tỷ đồng, bằng 101.3% so với cùng kỳ năm trước
  • Giá trị hàng hoá bán lẻ đạt 1,223 tỷ đồng, tăng 8.3%
  • Thu ngân sách Nhà nước đạt 167 tỷ đồng, bằng 81.8% dự toán cả năm được tỉnh giao
  • 340 cơ sở đăng ký thành lập mới, nâng tổng số cơ sở kinh doanh trên địa bàn lên 6,122 cơ sở.
Nhiệm kỳ 2020-2025

Trong nhiệm kỳ 2020-2025 huyện Gia Bình tập trung đẩy nhanh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp; KCN Gia Bình I, KCN Gia Bình II tạo động lực cho công nghiệp, thương mai, dịch vụ phát triển. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Toàn huyện phấn đấu trong giai đoạn này đạt:

  • Tổng sản phẩm (GRDP) tăng bình quân 9.5%/năm
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 9-9.5%/năm
  • Tỉ trọng nông lâm thuỷ sản chiếm từ 10.4-10.8%; công nghiệp- xây dựng từ 55.6-56.1% và dịch vụ từ 33.1-34%
  • Đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 90-95 triệu đồng/người/năm
  • Mỗi năm kết nạp 80 Đảng viên trở lên; hàng năm có từ 85% tổ chức cơ sở Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
  • Quy mô dân số: đến năm 2025 có khoảng 115,000-120,000 người

Phát triển khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh

Gia Bình là huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Huyện chủ yếu tập trung phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến phục vụ nông nghiệp. Hành lang phát triển đô thị, dịch vụ và công nghiệp của huyện được quy hoạch theo QL17, đường tỉnh ĐT282B, ĐT280 và ĐT279.

Ngày 12/4/2021 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định số 127/QĐ-UBND về việc thành lập KCN Gia Bình I; quyết định số 128/QĐ-UBND về thành lập KCN Gia Bình II.

Theo đó, KCN Gia Bình I do công ty cổ phần tập đoàn Hanaka làm chủ đầu tư. KCN có diện tích 306.69ha, tổng vốn đầu tư là 2,578,246 tỷ đồng. KCN Gia Bình II do công ty TNHH MTV đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bắc Ninh làm chủ đầu tư. KCN có diện tích 250ha, tổng vốn đầu tư là 3,956.8 tỷ đồng.

Định hướng phát triển các khu công nghiệp huyện Gia Bình trong thời gian tới

Trong thời gian tới, huyện theo hướng xây dựng tập trung vào 2 KCN Gia Bình I và Gia Bình II. Hoàn thiện đầu tư và khai thác có hiệu quả các KCN theo quy hoạch; KCN Gia Bình I, KCN Gia Bình II, bổ sung mở rộng CCN Cao Đức- Vạn Ninh lên tổng diện tích khoảng 75ha; bổ sung mở rộng CCN Giang Sơn- Song Giang lên tổng diện tích khoảng 50ha trong dài hạn

Chính quyền huyện sẽ tích cực phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án đền bù; giải phóng mặt bằng theo quy định. Đồng thời triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong KCN. Trong đó, có phương án xây dựng nhà ở; công trình xã hội, văn hoá, thể thao cho người lao động. Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất được tiến hành song song. Tiến hành thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người bị thu hồi đất.

Sau khi hai khu công nghiệp này đi vào hoạt động, sẽ tạo động lực phát triển KT-XH cho huyện Gia Bình; mang đến cơ hội việc làm cho người dân; tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

Khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh
Khu công nghiệp huyện Gia Bình- Bắc Ninh
Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook