Khu công nghiệp huyện Gia Viễn – Ninh Bình

Khu công nghiệp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

Khu công nghiệp huyện Gia Viễn – Ninh Bình | Huyện Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình, với diện tích 175,5 km. Đây là huyện có địa hình đa dạng với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sống bãi.

Huyện được xác định là khu vực vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Huyện Gia Viễn còn là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hoá, tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời.

Huyện Gia Viễn đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với các tỉnh Hòa Bình và Hà Nam.

Huyện Gia Viễn xác định phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp là lợi thế. Những năm gần đây, huyện đã triển khai có hiệu quả các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Huyện định hướng phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và xây dựng đô thị và du lịch. Phát triển nền kinh tế bền vững, thân thiện về môi trường. Xây dựng hệ thống công cụ quản lý phát triển đồng bộ, có tầm nhìn chiến lược và có lộ trình thực hiện cụ thể.

Vị trí địa lý

Huyện Gia Viễn nằm ở phía bắc tỉnh Ninh Bình, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía đông giáp huyện Yên, tỉnh Nam Định qua sông Đáy
  • Phía tây giáp huyện Nho Quan
  • Phía nam giáp huyện Hoa Lư
  • Phía bắc giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Đơn vị hành chính

Huyện Gia Viễn có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Me (huyện lỵ), 20 xã: Gia Hòa, Gia Hưng, Gia Lạc, Gia Lập, Gia Minh, Gia Phong, Gia Phú, Gia Phương Gia Sinh, Gia Tân, Gia Tiến, Gia Thanh, Gia Thằng Gia Thịnh, Gia Trần, Gia Tung, Gia Vân, Gia Vượng, Gia Xuân, Liên Sơn.

Huyện Gia Viễn phát triển không gian 8 tiểu vùng

Trong Quy hoạch vùng huyện Gia Viễn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 8 tiểu vùng được xác định để phân vùng phát triển là:

+Tiểu vùng du lịch và bảo tồn Đầm Vân Long,

+Tiểu vùng đô thị công nghiệp Gián Khẩu:

+Tiểu vùng đô thị du lịch, dịch vụ Vận Long

+Tiều vùng du lịch và bảo tồn danh thắng Tràng An;

+Tiểu vùng đô thị thị trấn Me;

+Tiểu vùng nông nghiệp công nghệ cao;

+Tiều vùng du lịch, nông nghiệp truyền thống phía Tây Bắc;

+Tiểu vùng du lịch, nông nghiệp truyền thống phía Tây Nam.

Các hạt nhân đô thị gồm đô thị Me, đô thị Gián Khẩu, đô thị Vân Long…

Về lâu dài, Gia Viễn sẽ được quy hoạch theo hướng phát triển công nghiệp dịch vụ. Trong đó từng bước quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ có giá trị kinh tế cao.

Một số chỉ số kinh tế huyện Gia Viễn

Nhiệm kỳ 2015-2020 là chặng đường ghi nhiều dấu ấn phát triển của huyện Gia Viễn. Nổi bật trong nhiệm kỳ là kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh với những chỉ số cơ bản sau:

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015-2020 đạt 29,29%/năm, gấp 3 18 lần so với năm 2015, đến năm 2020 đạt 36,561,2 tỷ đồng.

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ:

Đến cuối năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 80,9%, tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ – du lịch chiếm 15,7%, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản chiếm 3,4%.

+ Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định, chuyển dịch mạnh từ diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2019 đạt 828,6 tỷ đồng. + Sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng bình quân 5 năm ước đạt 35,15%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm đạt 40,92%; năm 2020 đạt 30.810,5 tỷ đồng, gấp 5,55 lần so với năm 2015.

+ Thương mại, dịch vụ và du lịch tiếp tục phát triển toàn diện, tăng trưởng bình quân 9,7%/năm. Năm 2020 đạt 3.268,9 tỷ đồng, gấp gần 1,6 lần so với năm 2015. Số lượng khách du lịch bình quân mỗi năm ước đạt 3,85 triệu lượt, trong đó, số lượt khách nước ngoài đạt 259.850 người.

+ Thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra, chi ngân sách đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 2.881,9 tỷ đồng, bình quân đạt 576,4 tỷ đồng/năm, gấp 6,5 lần so với tổng thu ngân sách bình quân 5 năm giai đoạn 2011-2015 (88,6 tỷ đồng), tăng 5,5 lần so với kế hoạch chi tiêu 5 năm giai đoạn 2016-2020 (105 tỷ đồng).

+ Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2019 đạt 6.809,6 tỷ đồng.

Khu công nghiệp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình
Khu công nghiệp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

Phát triển khu công nghiệp huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình

Hiện nay; trên địa bàn huyện có 1 KCN Gián Khẩu (93ha) và 3 CCN đó là CCN Gia Vân (20ha); Gia Phú (70) đang hoạt động và CCN Gia Lập (3995) đang trong quá trình hình thành.

Nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, CCN; huyện Gia Viễn tích cực phối hợp với Ban Quản lý KCN của tỉnh, các sở; ngành liên quan hỗ trợ các chủ đầu tư hạ tầng đã được quy hoạch; đẩy nhanh công tác đến bù giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý; đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng KCN, CCC; tạo mặt bằng tiếp nhận dự án đầu tư.

Với nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, các KCN; CCN trên địa bàn huyện tỷ lệ lấp đầy ngày càng cao. KCN Gián Khẩu (93ha) đã được lấp đầy. CCN Gia Vân hiện đã thu hút 11 doanh nghiệp đến đầu tư, tỷ lệ lấp đầy 100%. CCN Gia Phú tuy mới đi vào hoạt động song cũng đã có 6 doanh nghiệp đến đầu tư; tỷ lệ lấp đầy đạt 46,5%. Đến nay, tổng số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các KCN; CCN trên địa bàn huyện là 44 doanh nghiệp.

Ngoài ra, toàn huyện có gần 1.700 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài KCN; CCN và trên 6.000 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Trong giai đoạn 2015-2020, cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Trong đó, công nghiệp, xây dựng đạt 80,8%, Thương mại- dịch vụ đạt 15,8%; Nông lâm, thủy sản chỉ còn 3,4%. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng.

  • Năm 2021

Ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2021; công nghiệp tiếp tục có sự phát triển và duy trì ở mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt trên 7.588 tỷ đồng; tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước Lao động trong lĩnh vực công nghiệp cũng tăng lên; trong đó 80% là lao động của địa phương. Trong năm 2019 số lao động tham gia sản xuất công nghiệp là gần 18 nghìn người; con số này đã tăng lên trên 20 nghìn người vào năm 2020; dự đoán đến năm 2025, lực lượng lao động này sẽ tăng 4,3% so năm 2020; với mức thu nhập ngày càng được nâng cao. Phấn đấu vào năm cuối nhiệm kỳ 2020-2025 nâng mức thu nhập bình quân đầu người; lên mức 70 triệu đồng/năm.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale