Khu công nghiệp huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh | Huyện Hải Hà là huyện miền núi, biên giới giáp biến về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, Huyện có 22,8km đường biên giới giáp với Trung Quốc, có bờ biển dài 35km và nhiều cửa sông, nằm trong vành đai Vịnh Bắc Bộ. Huyện Hải Hà có cửa khẩu Bắc Phong Sinh với Trung Quốc. Ngoài vị trí thuận lợi cho giao thương, huyện Hải Hà có một vị trí then chốt về quốc phòng – an ninh, không chỉ cho Tỉnh Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa đối với toàn vùng Đông Bắc nước ta.
Từ một huyện miền núi, điều kiện phát triển kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Ninh, trong mười năm trở lại đây, huyện Hải Hà đã nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư số hộ nghèo giảm theo từng năm, đời sống của nhân dân các dân tộc từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
-
Huyện xác định phát triển công nghiệp
Huyện xác định phát triển công nghiệp là khâu trọng tâm, đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trở thành ngành kinh tế chủ đạo. Phát triển dịch vụ theo hướng vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng vừa tăng tỷ trọng xuất khẩu, tập trung thu hút nhà đầu tư chiến lược để xây dựng Cái Chiên trở thành khu du lịch, nghỉ dưỡng chất lượng cao. Với nông nghiệp, định hướng của huyện là tập trung vào ứng dụng công nghệ cao, phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, phát triển bền vững kinh tế biển, kiểm soát chặt chẽ khai thác tài nguyên, phục hồi hệ sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo vững chắc quốc phòng – an ninh.
Bước vào nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Hải Hà quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, chủ động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh; xây dựng Hải Hà trở thành huyện công nghiệp – dịch vụ với hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại, cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025”.
Vị trí địa lý
Huyện có vị trí địa lý và giao thông vô cùng thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với Khu Phòng Thành – tinh Quảng Tây (Trung Quốc). Đây cũng là một trong những khu vực có vị trí quan trọng trên hành lang Móng Cái.
Huyện Hải Hà nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Móng Cái
- Phía tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu
- Phía nam giáp vùng biển thuộc hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn
- Phía bắc giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc.
Khu công nghiệp huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh
Đơn vị hành chính
Huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:
Thị trấn Quảng Hà (huyện lỵ);
10 xã: Cái Chiên Đường Hoa, Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Chính, Quảng Phong, Quảng Long, Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thịnh.
Hạ tầng giao thông phát triển đột phá
Huyện Hải Hà có mạng lưới giao thông khá thuận lợi. Đặc biệt sau khi huyện đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển Huyện Hải Hà có vị trí địa lý rất thuận lợi trong mối quan hệ giao lưu kinh tế về dịch vụ, du lịch với Trung Quốc, đặc biệt với các vùng lãnh thổ, các đặc khu kinh tế như: Hồng Kông, Thẩm Quyến, Ma Cao và các khu kinh tế khác như Tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc.
Đường bộ:
Huyện Hải Hà có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua, bao gồm:
Quốc lộ 18A: đoạn chạy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài 27 km. Từ tuyến đường này lên phía Đông Bắc 40 km là cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, về phía Tây Nam 150 km là thành phố Hạ Long và từ đây có thể đi tới nhiều trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước;
Quốc lộ 18B (tinh lộ 340 cũ): nối từ Quốc lộ 18A với cửa khẩu Bắc Phong Sinh;
Quốc lộ 18C: chạy dọc khu vực biên giới từ huyện Bình Liêu qua Hải Hà nối với cửa khẩu Bắc Phong Sinh
Đường thuỷ:
Huyện có có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, cửa biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy. Từ Hải Hà có thể đi Móng Cái, Tiên Yên, Hạ Long, Cô Tô và ra hải phận quốc tế.
Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020
- Tổng đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (2016-2020) đạt 51.487 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội.
- Tốc độ tăng trưởng (GRDP) bình quân hằng năm đạt 26,19%, vượt từ 18-20% so với kế hoạch mà Đảng bộ huyện để ra từ đầu nhiệm kỳ;
- Thu ngân sách tăng bình quân 13,68% mỗi năm, riêng năm 2020 đạt 206,5 tỉ đồng, tăng gấp 1,51 lần so với 5 năm trước;
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 75 triệu đồng, gấp 15 lần so với năm 2001;
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có bước đột phá: Ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 53,2% (tăng 8,7%), Thương mại – Dịch vụ chiếm 38,6% (tăng 10,8%), Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 8,2% (giảm 19,5%).
- Giá trị tăng thêm của các ngành thương mại – dịch vụ tăng bình quân 34,1%/năm, vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội.
- Tổng huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới đạt trên 2.500 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tinh
-
132 tỷ đồng, ngân sách huyện gần 22,2 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 14,8 tỷ đồng, vốn tín dụng gần 1574 tỷ đồng…
- Hình thành 2 tuyến, 3 điểm du lịch; có 1 khu du lịch cấp tỉnh (Cái Chiên), 1 bãi tắm đạt chuẩn bãi tắm du lịch (bãi Đầu Rồng, Cái Chiên), 3 điểm du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp nông thôn.
- Tổng chi cho an sinh xã hội trong 5 năm:
- Ước đạt 94,7 tỷ đồng, bằng 1,56 lần so với giai đoạn 2011-2015,
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40,1% (có chứng chỉ 30,5%) năm 2015 lên 67% (có chứng chi 42,8%) năm 2019.
- Bệnh viện đa khoa huyện có 200 giường bệnh thực kế, tăng mạnh so với năm 2015 (80 giường bệnh); 11/11 xã, thị trấn (16/16 xã, thị trấn cũ) duy trì đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93%, tăng 8% so với nghị quyết đại hội.
- 10/10 xã (100%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao
Từ những kết quả ấn tượng đã đạt được, là nền tảng vững chắc để Hải Hà vượt qua thách thức, hoàn thành mục tiêu trở thành huyện công nghiệp trọng điểm, là trung tâm kinh tế mang tính liên kết và hỗ trợ phát triển trong chuỗi hành lang kinh tế ven biển với cơ cấu kinh tế công nghiệp – thương mại, dịch vụ – nông nghiệp.
Quy hoạch xây dựng chung vùng huyện Hải Hà đến 2030 tầm nhìn 2050
Vị trí, tính chất vùng huyện Hải Hà:
- Là vùng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp then chốt gắn với thế mạnh về kinh tế biển, trung tâm chế biến nông, lâm, thủy sản phục vụ xuất khẩu theo hướng xây dựng thương hiệu, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm.
- Là khu vực kết hợp với thành phố Móng Cái xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái hình thành một khu đô thị lớn Hải Hà – Móng Cái; đồng thời xây dựng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh; bảo đảm huyện Hải Hà trong tương lại phát triển thành trung tâm công nghiệp cảng biển, hậu cần cảng biển, là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới và trung tâm hội chợ quốc tế; giữ vai trò là cửa ngõ hợp tác quan trọng giữa Việt Nam với Đông Bắc Á và Đông Nam Á…
- Là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng phía Đông Bắc Việt Nam. Phát triển khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà, khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh để hỗ trợ gắn kết với các khu vực Móng Cái Đầm Hà, Bình Liêu để phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng.
Định hướng phát triển không gian tổng thể vùng huyện Hải Hà
Phát triển gắn với 02 vành đai xuyên suốt từ Tây sang Đông là Vành đai phát triển Công nghiệp – Đô thị và Vành đai cảnh quan và du lịch biển.
Bảo tồn khu vực rừng phía Bắc huyện (gồm khu vực rừng phòng hộ, rừng sản xuất) đặc biệt là các khu vực đầu nguồn sông suối, gắn kết với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại các khu vực có cảnh quan đặc sắc.
Phát triển Đô thị Quảng Hà là trung tâm gắn kết các vùng phát triển, các khu chức năng quan trọng như khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà, khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh, Khu du lịch hồ Trúc Bài Sơn… Bảo tồn hệ sinh thái ngập mặn ven biển, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường khu vực ven biển, gắn kết với phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển.
Phát triển xã đảo Cái Chiên; bảo tồn và phát huy cảnh quan thiên nhiên phong phú để phát triển du lịch; tạo ra các khu vực hấp dẫn với du khách có nhiều hình thức du lịch trải nghiệm khác nhau, gắn kết phát triển với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Phát triển khu công nghiệp huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh
Với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tư nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ; huyện Hải Hà đang có những bước tăng trưởng mạnh trong các hoạt động sản xuất CN. Giải pháp của huyện trong những năm qua là; xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng lĩnh vực kinh tế có thể mạnh của địa phương. Trong đó gồm có việc tập trung phát triển CN gắn với bảo vệ môi trường; thu hút các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp sạch; ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ cao thân thiện môi trường; đây mạnh thành lập các HTX, tổ hợp tác; các mô hình liên kết sản xuất gắn với hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Đặc biệt là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào địa bàn, kịp thời giải đáp thỏa đáng các kiến nghị; vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến các cơ chế, chính sách về đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các dự án phát triển của huyện; nhất là KKT Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, KCN Cảng biển Hải Hà, khu du lịch xã đảo Cái Chiên…
Tiềm năng lợi thế từ Cửa khẩu Bắc Phong Sinh và hoạt động của KCN; đã tạo sức bật cho các ngành thương mại, dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng; đa dạng hóa sản phẩm. Lượng khách trong và ngoài tinh đến Hải Hà trong 2 năm gần đây luôn đạt trên 60.000 lượt; tổng doanh thu đạt trên 13 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế của huyện.
Hiện, huyện Hải Hà có những KCN sau:
Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà Quảng Ninh có diện tích 4988 ha. Tính chất của khu công nghiệp cảng biển Hải Hà là Khu công nghiệp phát triển đa ngành; bao gồm các loại hình công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ như: Nhiệt điện, cơ khí; dệt may và phụ trợ dệt may…; Là khu cảng, kho bãi và dịch vụ cảng biển tổng hợp; Là khu vực công nghiệp và cảng biển phát triển mang tính linh hoạt, được đầu tư đồng bộ; thuận tiện, an toàn cho các nhà đầu tư, hài hòa với các khu vực đô thị lân cận.
KCN Cảng biển Hải Hà đã trở thành trung tâm công nghiệp dệt may khu vực miền Đông của tinh; đang góp phần quan trọng cho sự phát triển của huyện. Hiện có đến nay có 17 dự án; trong đó có 16 dự án đầu tư thứ cấp đến từ Nhật Bản, Trung Quốc… Tổng giá trị xuất khẩu của KCN năm 2020 đạt 967 triệu USD; tạo việc làm cho trên 14.000 lao động, trong đó gần 40% là lao động địa phương.
Khu công nghiệp TEXHONG Hải Hà
Khu công nghiệp TEXHONG Hải Hà; do Công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam làm chủ đầu tư KCN có diện tích 660ha; tổng vốn đầu tư: 215 triệu $. Đây là khu công nghiệp phát triển đa ngành; chủ yếu bố trí các nhà máy công nghiệp đa ngành nghề, công nghiệp hoàn thiện sản phẩm dệt may; công nghiệp dệt may và phụ trợ dệt may: Là khu công nghiệp phát triển mang tính linh hoạt; được đầu tư đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng chức năng; đem đến sự thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư; đồng thời hài hòa với các khu vực đô thị và khu nhà ở công nhân lân cận.
Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm các công trình hành chính công cộng; dịch vụ giao thông, trạm điện, nhà máy xử lý nước thải nhà máy cấp nước sạch; cấp hơi nước và nhiên liệu, xử lý thu gom rác.
Hiện tại; KCN Texhong Hải Hà đã đã thu hút được 17 dự án của các nhà đầu tư thứ cấp; với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 1,5 tỷ USD. Trong đó, có 15 dự án đi vào hoạt động sản xuất và đạt kết quả cao. Các doanh nghiệp đã và đang chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại; phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường; bước đầu hình thành chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may hiện đại; cung cấp các sản phẩm dệt may chất lượng cao cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như; Uniqlo, Puma, Taget, Uchino, Givenchy, Lacoste, Polo, Boss…
Ngoài 2 khu công nghiệp; huyện Hải Hà còn có các kho cảng, bến cảng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh:
HỆ THỐNG KHO CẢNG HÀNG LỎNG do Công ty Cổ phần Phát triển Hải Hà Indevco làm chủ đầu tư.
Hệ thống này có diện tích 356 ha, với tổng vốn đầu tư là 4488 tỷ đồng.
Quy mô :
Khu cảng hàng lỏng (12,97 ha), bao gồm 01 bến phào nhập hàng lỏng cho cỡ tàu đến 40.000 DWT: 01 bên xuất cập tàu hai phía cho các tàu đến 3.000 DWT và hệ thống kho hàng lông sức chứa 30.000 m3.
Khu cảng hàng rời (19,1 ha) gồm 300 m kê kết hợp bến, 04 bến và khu bãi chứa nằm phía sau có diện tích 11,5 ha đảm bảo công suất lưu chứa khoảng 3 triệu/năm.
Khu cảng tổng hợp, container (30,6 ha) gồm 03 bến tổng hợp, container cho cỡ tàu đến 5.000 DWT. Tổng chiều dài tuyến bến là 360m. Khu bãi chứa hàng phía sau tuyến bến có tổng diện tích 11,67 ha. Trong khu cảng tổng hợp, container bố trí 02 kho hàng với diện tích 8.640m2.
Đầu tư các hạng mục công trình phụ trợ: Nhà văn phòng, nhà ăn ca; trung tâm xử lý nước thải, PCCC, đường giao thông, hệ thống đường ống dẫn xăng dầu… và mạng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; san lấp mặt bằng phục vụ giai đoạn phát triển hệ thống cảng tổng hợp; container giai đoạn sau năm 2020.
BẾN CẢNG ĐA NĂNG TẠI ĐẢO HÒN MIỀU
Bến cảng đa năng tại đảo Hòn Miều; do Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung làm chủ đầu tư. Bến cảng có diện tích 22.54 ha, tổng vốn đầu tư: 1035 tỷ đồng. Quy mô có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 1.000 DWT – 3.000 DWT; sà lan có tải trọng 300 – 600 DWT. Đến năm 2020 đạt công suất 412.000 DWT/năm.
Hải Hà đặt mục tiêu trở thành huyện công nghiệp – dịch vụ với hạ tầng KT-XH đồng bộ; từng bước hiện đại, cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025. Với mục tiêu này, huyện đã, đang và sẽ tiếp tục tập trung đầu tư; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ; trong đó có hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng trong KCN.
Song song với việc nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là ở KCN; Hải Hà đang tập trung cơ cấu lại khu vực công nghiệp theo hướng bền vững; ưu tiên phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao thân thiện môi trường… Đồng thời phối hợp tốt với các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề cho lao động KCN; có giải pháp ưu tiên đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm; cho lao động dân tộc thiểu số vào các KCN trên địa bàn huyện và các địa phương khác. Cùng với đó là việc nhanh chóng lập quy hoạch; và di dời 100% các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ô nhiễm; và có nguy cơ gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư…
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696