Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn | Hữu Lũng là một huyện trung du phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, bao gồm 23 xã và một thị trấn. Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 80.763,12 ha, trong đó phần đất nông nghiệp là 58.100,31 ha; chiếm 71,94% tổng diện tích. Thực tế qua các năm, cơ cấu sử dụng đất của huyện Hữu Lũng có xu hướng giảm đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng và tăng đất phi nông nghiệp. Nguồn lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù lao động là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện.

Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận quốc tế chạy qua theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đây phát triển kinh tế – xã hội.

Sau hơn 10 năm quy hoạch và phát triển, hiện tại địa phương đang có sự bứt tốc lớn về độ phát triển kinh tế, tiềm năng du lịch lớn và hệ thống giao thông kết nối.

Vị trí địa lý

Ranh giới của huyện:

– Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn.

– Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên.

– Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

– Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang.

Đơn vị hành chính

Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Hữu Lũng: Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.

25 xã (Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơm, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thăng, Minh Sơn, Nhật Tiên, Minh Tiên, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đông Tiên, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng).

Dân số

Tổng dân số trên địa bàn năm 2019 là 121.735 người, bằng 1/5 tổng số dân tỉnh Lạng Sơn, trong khi diện tích tự nhiên bằng 1/10 diện tích toàn tỉnh (806,74 km2)…

Có 07 dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan, Sán Dìu…; trong đó dân tộc Nùng chiêm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%; dân tộc Tày 6,6%, dân tộc Cao Lan chiêm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiêm 0,14%, còn lại các dân tộc khác chiêm 0,39% dân số toàn huyện.

Tuy nhiên, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%.

Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn
Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Y tế

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện hiệu quả. Huyện có 03 phòng khám đa khoa khu vực tại xã Yên Bình, xã Yên Vượng và xã Vân Nham, trung tâm y tế huyện tại thị trấn Hữu Lũng và 24 trạm y tế tại các xã, thị trấn, chất lượng khá tốt, với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện..

Giáo dục

Quy mô, loại hình trường lớp được mở rộng và phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường từng bước đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tính đến năm 2020, toàn huyện có có 85 trường học (03 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 23 trường THCS, 23 trường tiểu học, 06 trường TH&THCS; 29 trường mầm non) với 33.530 học sinh. Duy trì 27 trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với 04 trường chuẩn quốc gia năm 2020 theo kế hoạch.

Du lịch

Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí hậu ôn hòa đặc sắc của vùng núi, lại rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng phong phú, lại cách Hà Nội không xa, khoảng 80 km là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá để huyện phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Huyện có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, bao gồm rừng núi, sông suối, hộ; các hệ sinh thái; hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa bản địa của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan (có các làn điệu hát Then, hát Lượn, hát Lượm cổ Tày, Nùng, múa Châu, múa Sư tử…).

Hữu Lũng có phong cảnh đẹp của vùng trung du miền núi phía Bắc, có nhiều địa danh thắng cảnh trên địa bàn như Mỏ Heo xã Đông Tân (có suối với phong cảnh đẹp); các xã Yên Thịnh, xã Hữu Liên môi trường và phong cảnh đẹp, có nhà sàn, suối nước, rừng cây, xã Tân Lập có hang Dơi, hang Thờ, hang Đeo Thạp, xã Thiện Kỳ có hang Rông… đều là những điên có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch leo núi, du lịch nghỉ ngơi an dưỡng, mua sắm kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo.

Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa như Đền Bắc lệ (xã Tân Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); lễ hội Chò Ngô (xã Yên Thịnh) … là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh của cả vùng và tỉnh.

Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, xây dựng, đặc biệt là về hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường được mở rộng, nâng cấp, làm mới. Mạng lưới thuỷ lợi được cải tạo, kiên cố hoá và xây dựng mới. Các công trình văn hoá, thể thao, y tế, giáo dục, mạng lưới điện và các công trình khác đã được quan tâm, đầu tư về vốn và quỹ đất. Trụ sở làm việc cấp huyện và các ban, ngành cấp huyện, trụ sở các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng..

Đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ của huyện Hữu lũng hiện có 700,55 km trong đó: Đường quốc lộ có tổng chiều dài 32 km; Đường tỉnh lộ có tổng chiều dài 100,15 km; Đường huyện có tổng chiều dài 77 km; Đường nội thị: 12,4 km; Đường liên xã, liên thôn: 488 km.

* Quốc lộ: Tổng độ dài đường quốc lộ trên địa bàn huyện 31,41 km. Bao gồm 02 tuyến:

– QL1A mới: Đi qua địa bàn với tổng chiều dài là 27,00 km, có quy mô đường cấp III miền núi, nên đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m thảm bê tông nhựa.

– QL1A cũ: Đoạn qua huyện với chiều dài 4,41 km, quy mô đường cấp IV miền núi, nên rộng 7,5 m, mặt đường láng nhựa rộng 5,5 m.

* Tỉnh lộ: Gồm 4 tuyến:

– Đường tình 242: Đoạn trên địa bàn huyện có chiều dài 26,34 km, đường cấp V miền núi, nên đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5 m.

– Đường tình 243: có chiều dài 29,00 km. Quy mô dường cấp V miền núi với nền rộng 5m, mặt đường láng nhựa rộng 3,5m.

– Đường tỉnh 244: Có tổng chiều dài 15,80 km. Quy mô đường cấp V miền núi, nên đường rộng 6,5m, mặt đường rộng 3,5m.

– Đường tỉnh 245: Có chiều dài 24,6 km. Quy mô đường giao thông nông thôn loại A, nên rộng 5m, mặt đường rộng 5,0 m, mặt đường bê tông vừa được nâng cấp.

* Đường huyện và đường nội thị:

– Hữu Lũng có 8 tuyến đường huyện với tổng chiều dài khoảng 100 km. Đường huyện là các tuyến nối từ quốc lộ, tỉnh lộ vào trung tâm xã với nên đường rộng 3,5 – 5,5 m. Hiện tại chưa có tuyến nào có mặt đường được xây dựng hoàn chỉnh.

– Đường nội thị tại thị trấn Hữu Lũng có 8 tuyến với tổng chiều dài 12,40 km hiện trạng nên đường rộng 3m – 5,5 m, mặt đường rộng 2,5 m – 5,0 m chủ yếu được dải nhựa và bê tông.

* Đường liên xã, liên thôn: Đường liên xã, liên thôn có tổng chiều dài 488 km phần lớn chưa có mặt đường, đi lại khó khăn đặc biệt trong mùa mưa lũ.

Đường sắt

Tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Đồng Đăng – Bắc Kinh (Trung Quốc) có chiều dài 25 km với 3 nhà ga là ga Phố Vị, ga Voi Xô và ga Bắc Lệ..

Đường sông

Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông chính là tuyến sông Thương và sông Trung với tổng chiều dài 130 km. Giao thông đường sống của huyện không phát triển do lòng sông dốc, nhỏ hẹp và nhiều khúc quanh.

Kinh tế tỉnh Lạng Sơn năm 2021

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của xã hội; kinh tế huyện Hữu Lũng đã có những bước tăng trưởng tích cực. Kinh tế của huyện đã có sự phát triển khá cao; các chỉ tiêu kinh tế – xã hội thuộc các ngành; lĩnh vực có xu hướng tăng lên qua các năm. Cơ cấu kinh tế của huyện; bước đầu đã có sự dịch chuyển theo xu thế tỷ trọng ngành công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ tăng lên; tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu thể giảm xuống.

Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển ổn định, tăng bình quân 4,92%/năm, trong đó khu vực nông; lâm nghiệp và thủy sản bình quân tăng 1,66%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng 11,80%/năm; khu vực thương mại – dịch vụ bình quân tăng 4,26%/năm. Bình quân lương thực đầu người năm 2020 đạt 373,49 kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25,74% năm 2015 xuống còn 6,73% năm 2020.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, năm 2021 đạt được những kết quả đáng khích lệ:

– Tổng diện tích gieo trồng cả năm thực hiện được trên 13.000ha bằng 101,35% KH; bằng 99,02% so với cùng kỳ.

– Sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 45.933,82 tấn, bằng 102,08% KH.

– Trồng rừng mới được 1.574,84 ha bằng 104,98% KH huyện và bằng 101,89% SVCK.

– Trồng cây ăn quả: Trông được 88,9 ha băng 88,9%KH, chủ yếu loại cây Na, Dứa, Bưởi, Táo, Nhãn …

Phát triển khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Theo nhiều chuyên gia, làn sóng dịch chuyển đầu tư về các tỉnh Đông Bắc và giáp ranh Hà Nội; đã xuất hiện từ lâu và diễn ra mạnh mẽ nhất trong 10 năm qua.

Tận dụng làn sóng này, cùng với cú hích nhờ hạ tầng và cơ chế đầu tư; từ đầu năm 2021; Lạng Sơn nổi lên là điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực vùng biên phía bắc; đặc biệt tại huyện Hữu Lũng.

Khu công nghiệp (KCN) Hữu Lũng - Lạng Sơn
Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn

Tháng 10/2021, Tổng Công ty Viglacera – CTCP (mã chứng khoán: VCG) cũng có đề nghị làm tổ hợp; khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ 1.000 ha.

Nối gót Viglacera; ngày 15/12, Tổng công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại Anh Phát – CTCP (Anh Phat Corp); cũng đã có văn bản xin đầu tư và hướng dẫn; các thủ tục đầu tư dự án KCN tại huyện Hữu Lūng.

Ngày 30/12, tỉnh Lạng Sơn đã chấp thuận cho liên danh; Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Tân Đại Nam – CTCP Xây dựng Công nghiệp; và Phát triển Hạ tầng (IDIC JSC) được khảo sát; nghiên cứu lập quy hoạch bổ sung cụm công nghiệp Hòa Sơn 1 tại huyện Hữu Lũng.

Đầu năm 2022, CTCP Bất động sản Mario đã có văn bản xin nghiên cứu và tài trợ lập; quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Tân Thành 1, huyện Hữu Lũng.

Theo kế hoạch phát triển khu cụm công nghiệp, trong năm 2022 này; sẽ phát triển quỹ đất khu công nghiệp được duyệt 599,76 ha; cụ thể là dự án Khu công nghiệp Hữu Lũng ở xã Hồ Sơn, Hòa Thắng. Đất cụm công nghiệp được duyệt 504,50 ha, gồm các cụm như: Cụm Công nghiệp Hòa Sơn1, 2, 3; Cụm Công nghiệp Minh Sơn; Cụm Công nghiệp Hồ Sơm 1, 2, Cụm Công nghiệp Tân Thành 1, 2.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn” mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook