Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình | Huyện Minh Hóa nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, có tổng diện tích tự nhiên toàn huyện hơn 139.300ha. Với 3 trục đường quốc lộ đi qua, trong đó, Quốc lộ 12A qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Minh Hóa sở hữu lợi thế về vận chuyển hàng hóa, giao thương các tỉnh Bắc-Nam cũng như các nước trong hành lang kinh tế Đông-Tây mà không phải địa phương nào cũng có được.

Là mảnh đất có chiều dài lịch sử, Minh Hóa là chiến khu cách mạng trong suốt các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong phong trào Cần Vương, Minh Hóa là một trong những căn cứ quan trọng, được xem là kinh đô kháng chiến của phong trào Cần Vương trong cả nước.

Huyện Minh Hóa được tái lập vào ngày 1/7/1990 theo Quyết định số 190 QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa. Sau 30 năm tái lập, Minh Hóa hôm nay đã có những bước tiến quan trọng, toàn diện về kinh tế – xã hội; giữ vững ổn định quốc phòng-an ninh; từng bước nâng cao đời sống nhân dân…

  • Năm 2015 đến nay

Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, kinh tế huyện có bước phát triển khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10%/ năm; thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng dần qua hàng năm, tính riêng năm 2019 đạt 34.071 triệu đồng; thu nhập GDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng/năm.

Trên địa bàn huyện có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo-Nà Phàu, các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về quốc lộ 1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Đây là những điều kiện thuận lợi nhất để Minh Hóa phát triển sản xuất hàng hóa, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Vị trí địa lý

Huyện Minh Hoá nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Tuyên Hóa
  • Phía tây giáp Lào với 89 km đường biên giới
  • Phía nam và đông nam giáp huyện Bố Trạch.

Đơn vị hành chính Huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Quy Đạt (huyện lỵ);

14 xã: Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc, Hóa Sơn, Hóa Tiến, Hóa Thanh, Hồng Hóa, Minh Hóa, Tân Hóa, Thượng Hóa, Trọng Hóa, Trung Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa.

Dân số

Huyện Minh Hóa có diện tích 1.394 km2, dân số năm 2019 là 50.670 người, mật độ dân số đạt 36 người/km.

Giáo dục

Toàn Huyện có 19 trường mầm non; 36 trường học phổ thông; 100% số trường lớp được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo 45% đến 50%.

Y tế

Huyện có 1 bệnh viện; 1phòng khám khu vực; 1trung tâm YTDP và 16 trạm y tế xã, Thị trấn. 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Du lịch

Minh Hóa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những giá trị văn hóa, lịch sử, con người đặc trưng, phong phú. Huyện đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây được xác định là 1 trong 4 chương trình hành động trọng tâm của Đảng bộ huyện Minh Hóa trong nhiệm kỳ 20202025 nhằm sớm đạt mục tiêu đưa Minh Hóa phát triển bền vững.

Minh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ bao quanh làng mạc, cánh đồng tạo thành những thung lũng đẹp tuyệt sắc, được ví như một vịnh Hạ Long trên cạn. Minh Hóa còn có những hang động rất đẹp với hệ thống thạch nhũ, dòng sông ngầm, như: hệ thống hang động Tú Làn ở xã Tân Hóa; hang Rục Mòn, xã Hóa Sơn và hồ Yên Phú ở xã Trung Hóa; nhiều hang động ở các xã Thượng Hóa, Hóa Phúc…

Minh Hóa còn là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như người Rục ở xã Thượng Hóa-một trong 10 tộc người bí ẩn nhất thế giới; người Mày, người Khùa ở xã Dân Hóa, Trọng Hóa với những đặc trưng văn hóa riêng có, đủ sức lôi cuốn du khách, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Ẩm thực ở Minh Hóa cũng đa dạng, với nhiều món ngon, đặc sản, như: bồi, ốc đực, cá mát, mật ong rừng, rượu đoác, rau tớn…

  • Mục tiêu đến năm 2025

Hàng nghìn lượt khách, trong đó có nhiều khách nước ngoài đã đến Minh Hóa để tham quan, thưởng ngoạn. Đặc biệt, sau sự kiện đoàn làm phim Legendary Pictures đến từ Hollywood chọn 2 địa điểm hồ nước Yên Phú (xã Trung Hóa) và khu vực sông suối, hang Chuột (xã Tân Hóa) của Minh Hóa để thực hiện một số cảnh quay quan trọng của bộ phim bom tấn “Kong: Skull Island”, du khách đã biết và tìm đến ngày một nhiều hơn.

Mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của huyện; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, cộng đồng dân cư, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác, nhất là các ngành dịch vụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm…

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân giai đoạn 2020 – 2025 đạt 20 – 25%/năm; đến năm 2025 đón 50.000 lượt khách, trong đó có khoảng 20.000 lượt khách quốc tế và 30.000 lượt khách nội địa; đến năm 2025, tổng doanh thu du lịch khoảng 300 tỷ đồng; có 30 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 750 buồng, trong đó có khách sạn đạt tiêu chuẩn 02 sao trở lên, 05 nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; giải quyết việc làm cho 5.000 lao động, trong đó có khoảng 300 – 400 lao động trực tiếp trong ngành du lịch.

Hạ tầng giao thông

Huyện tập trung khai thác có hiệu quả 2 tuyến đường xuyên Á và tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua huyện, xây dựng và cải tạo các tuyến đường nội thị Quy Đạt, đường liên vùng. Tập trung nguồn lực để xây dựng đường giao thông cho các bạn thuộc 2 xã Dân Hoá và Trọng Hoá tạo điều kiện cho dân bản đi lại thuận tiện hơn. Thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để kiên cố hoá toàn bộ đường giao thông liên xã, liên thôn. Nhờ đó, hệ thống giao thông của huyện ngày càng được đồng bộ và hiện đại hoá, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, du lịch và nhu cầu đi lại của người dân.

Kết quả phát triển kinh tế năm 2021

Năm 2021; huyện Minh Hóa mặc dù thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn; thách thức do tình hình dịch bệnh covid-19 nhưng được sự quan tâm của tỉnh, sự hỗ trợ; phối hợp của các sở; ban ngành và nỗ lực của địa phương nên tình hình kinh tế – xã hội của huyện; tiếp tục giữ được sự ổn định và có bước phát triển.

– Tổng diện tích gieo trồng 4.580,8 ha, đạt 90,67% kế hoạch;

– Tổng sản lượng lương thực 10.732,3 tấn, đạt 97,53% kế hoạch;

– Tổng đàn gia súc 31.968 con, trong đó bò lai sind 5.135 con, đạt 96,5% kế hoạch;

– Đàn gia cầm 158.263 con, đạt 118,5% kế hoạch;

– Diện tích rừng trồng mới thực hiện được 516 ha, đạt 100% kế hoạch;

– Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2021 ước đạt 1.137.012 triệu đồng, tăng 1,3% so

với năm 2020;

– Tổng thu ngân sách Nhà nước vớc thực hiện 31.870 triệu đồng, đạt 100,3% so với

dự toán;

– Toàn huyện Minh Hóa có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới;

– Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có chuyển biến tích cực; an sinh xã hội, đời sống của Nhân dân từng bước được cải thiện; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ngày càng được giữ vững, củng cố.

Mục tiêu năm 2022:

– Huyện Minh Hóa Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 7,0%; đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đến cuối năm

2022 xuống còn 17,49% hoặc thấp hơn;

– Tổng sản lượng lương thực đạt trên 11.116 tấn;

– Có thêm 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới;

– Thu ngân sách đạt 33,3 tỷ đồng;

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm 02 – 2,5%;

– Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 87%;

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37,5%…

Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Phát triển khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Huyện Minh Hóa triển khai thực hiện quy hoạch, thu hút đầu tư vào các cụm; điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã được phê duyệt tại xã Yên Hóa, xã Hồng Hóa; và các làng nghề dọc theo QL 12A, đường Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư vào nghiên cứu; hợp tác phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và sản xuất vật liệu xây dựng.

Khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo: Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại; Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 21/02/2014. KKT bao gồm ranh giới hành chính của 06 xã thuộc huyện Minh Hóa là: Dân Hóa, Trọng Hóa; Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiền với tổng diện tích là 53.923 ha.

Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình
Khu công nghiệp huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình

Tính chất của KKT: Là trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình; Là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan; Là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của quốc gia.

Trong khu kinh tế quy hoạch cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại Bãi Dinh; quy mô khoảng 67 ha: Là cụm công nghiệp – dịch vụ – thương mại tổng hợp đa ngành như; Lắp ráp; chế biến nông – lâm – thủy sản, hàng tiêu dùng: Dệt may, giày da, điện tử; điện lạnh cao cấp, thiết bị điện, đồ điện chất lượng cao, đóng gói, bao bì;… Cho phép thực hiện các dự án kiểm soát được khả năng gây ô nhiễm môi trường.

  • Cụm công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp

– Cụm công nghiệp chủ yếu: Chế biến nông – lâm sản, hàng tiêu dùng, dệt may, nhựa; giầy da, điện tử… quy mô 75 ha tại ngã ba Khe Ve. Khu dịch vụ – thương mại, quy mô khoảng 60,2 ha. Cụm công nghiệp phía Bắc đô thị Hóa Tiến với các ngành chủ yếu: Sửa chữa ô tô, lắp ráp; đóng gói, bao bì, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng phẩm, dụng cụ thể thao… quy mô khoảng 50 ha. Hạn chế bố trí các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

– Cụm tiểu thủ công nghiệp Hóa Tiến; có quy mô 20 ha và khu vực khai thác đá vôi có quy mô 15 ha.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale