Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân Thanh Hóa

Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa

Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân Thanh Hóa | Thọ Xuân là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh Thanh Hóa.

Huyện Thọ Xuân nằm về phía tây bắc thành phố Thanh Hóa và là một huyện bản sơn địa. Huyện Thọ Xuân nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu – con sông lớn thứ hai ở tỉnh Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá.

Thọ Xuân, với những tiềm năng lợi thế hiện có đang dần khẳng định trở thành địa phương một trong những “tử sơn” phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa.

Định hướng phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được ban hành. Mục tiêu trọng tâm mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa để ra là phần đầu đưa Thọ Xuân trở thành thị xã trước năm 2030, trở thành một trung tâm động lực quan trọng ở phái Tây của tỉnh, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Trong đó, tập trung phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng trở thành trung tâm kinh tế động lực của huyện Thọ Xuân và của tỉnh dựa trên 3 trụ cột: công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao và dịch vụ hàng không.

Vị trí địa lý

Huyện Thọ Xuân có diện tích tự nhiên 295,89 km. Huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Thiệu Hóa
  • Phía đông bắc giáp huyện Yên Định
  • Phía nam giáp huyện Triệu Sơn
  • Phía tây nam giáp huyện Thường Xuân
  • Phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc

Đơn vị hành chính

Huyện Thọ Xuân có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

  • 3 thị trấn: Thọ Xuân (huyện lỵ), Lam Sơn, Sao Vàng.
  • 27 xã: Bắc Lương Nam Giang Phú Xuân, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập. Thọ Lộc, Thọ Xương, Thuận Minh, Trường Xuân Xuân Bái, Xuân Giang Xuân Hòa Xuân Hồng, Xuân Hưng, Xuân Lai, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú Xuân Sinh, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường.

Hệ thống giao thông

Xác định rõ vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông trong khả năng kết nối phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, những năm qua huyện Thọ Xuân đã tập trung các nguồn lực của huyện và tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên cho đầu tư xây dựng, cải tạo hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Ở vào vị trí cửa ngõ nối liền đồng bằng với trung du miền núi, lại có sông Chu – con sông lớn thứ hai của tinh chay qua từ đầu huyện đến cuối huyện, sân bay quân sự Sao Vàng, Cảng Hàng Không Thọ Xuân, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 47, 47B, 47C đi qua, đường nối dài đi khu kinh tế Nghi Sơn Thọ Xuân đã thực sự trở thành một vùng đất mở rất thuận lợi cho việc hội nhập, giao lưu với tất cả các vùng miền trong và ngoài tỉnh.

  • Giai đoạn 2012-2025

Giai đoạn 2012-2025, huyện sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông lớn. Tuyến đường từ thành phố Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân và tuyến đường từ thị trấn Thọ Xuân đi đô thị Lam Sơn khởi công vào năm 2020, dự kiến sẽ hoàn thành đi vào khai thác cuối năm 2022.

Đường giao thông nội quốc lộ 217 với quốc lộ 45 và quốc lộ 47 kết nối các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân và Triệu Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân cũng đang trong giai đoạn tìm kiếm nhà đầu tư.

Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa
Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa

Đây được coi là những giải pháp khơi thông hạ tầng, cùng với cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân và khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo nên thế 3 chân vững chắc thúc đẩy kinh tế Thọ Xuân phát triển đi lên.

Đường bộ

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) hiện có 1.475,3 km đường bộ, bao gồm hệ thống quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã.

Hệ thống giao thông quốc lộ qua địa bàn huyện 4 tuyến, gồm: đường Hồ Chí Minh, QL47, QL47B, QL47C với tổng chiều dài 71,2 km, kết nối các khu vực trong và ngoài tỉnh.

Đường Tỉnh lộ qua địa bàn huyện có 08 tuyến, gồm: Đường tỉnh 506, 506B, 506C, 506D, 514B, 515, 518C, 519B, tổng chiều dài là 66.8km.

Hệ thống đường huyện gồm 9 tuyến, chiều dài 42,5 km, giai đoạn 2016-2020 huyện đã nâng cấp, cải tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao thông, đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Đường thuỷ

Đường thủy theo sông Chu gặp sông Mã rồi ra Biển Đông

Hàng không

Sân bay Quốc Tế Thọ Xuân được quy hoạch trên diện tích 844 ha, đạt cấp sân bay 4E, công suất ước đạt 5 triệu hành khách và 27.000 tấn hàng hóa/năm, được định hướng là cảng hàng không quốc tế, có chức năng dự bị thay thế cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Năm 2020, sân bay Quốc Tế Thọ Xuân đạt 1,2 triệu lượt khách và theo quy hoạch mở rộng giai đoạn 2021-2030 công suất tăng lên 5 triệu hành khách/năm.

Huyện Thọ Xuân phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Trong những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác, phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế của huyện, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Năm 2021, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo từ sớm, từ xa, có trọng tâm, trọng điểm của huyện ủy, HĐND, UBND, huyện Thọ Xuân đã hoàn thành tốt “mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể:

– Giá trị sản xuất tăng 16,5%, đứng thứ hai trong các huyện đồng bằng của tỉnh;

– Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt 13.645 tỷ đồng, tăng 21% so cùng kỳ là động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế của huyện.

– Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn do đầu tư phát triển, tổng nguồn vốn ước đạt 6.021 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào sử dụng 12 công trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục khởi công mới 20 dự án.

– Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 719,884 tỷ đồng, bằng 126,2%;

– Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 120,3 nghìn tấn bằng 104,2% kế hoạch.

Chỉ tiêu giai đoạn 2021 – 2025

– Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của Thọ Xuân đạt 17,5% trở lên;

– Tổng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 30 nghìn tỷ đồng trở lên;

– Tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 800 doanh nghiệp trở lên;

– Tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm 15% trở lên;

– Tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người đạt 74 triệu đồng trở lên;

– Giá trị xuất khẩu 100 triệu USD trở lên;

– Tỷ lệ đô thị hóa đạt 27% trở lên;

Phát triển huyện Thọ Xuân nhanh và bền vững với nông nghiệp là nền tảng công nghiệp và nông nghiệp là quy mô lớn, công nghệ cao là đột phá, dịch vụ hàng không và du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể là mũi nhọn, trọng tâm là phát triển khu vực Lam Sơn – Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, dịch vụ hàng không của tinh, trung tâm hành chính mới của huyện, phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030…

Phát triển Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân

Huyện Thọ Xuân hiện có khoảng 100 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (CN); chiếm 17,9% Số DN đang hoạt động trên địa bàn huyện. Toàn huyện có 3.447 cơ sở sản xuất tiêu thi công nghiệp (TTCN). Hoạt động sản xuất CN; TTCN đã và đang góp phần tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động khu vực nông thôn. Hiện số lao động trực tiếp trong lĩnh vực CN, TTCN có 17.323 người; chiếm gần 16% lao động toàn huyện và chủ yếu là lĩnh vực da giày, may mặc; sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm.

Việc phát triển CN, TTCN được huyện xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp ủy; chính quyền để khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế. Đây được xem là lĩnh vực đóng vai trò trọng tâm làm đòn bẩy; chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH ĐĐH. Vì vậy, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư; thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN, TTCN, ngành nghề, với tốc độ cao. Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành CN – xây dựng đến năm 2025; chiếm 54,5% cơ cấu kinh tế của huyện, trong đó CN chiếm 75%.

  • Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng

Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng với diện tích 537 ha theo quy hoạch đã được phê duyệt; là một trong 4 cụm công nghiệp động lực của tỉnh Thanh Hoá. Dự án là một quần thể công nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững, hiện đại, năng động; sở hữu vị trí tối quan trọng có mối quan hệ trực tiếp; và thuận lợi với các vùng trong tỉnh, liên tinh, vùng Tây Bắc và nước bạn Lào.

Khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng Thanh Hoá
Khu công nghiệp huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa

Hiện tại, chủ đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN đang san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2024. Đồng thời các bên cũng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh trong Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, bảo đảm tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đến năm 2025 đạt 50% trở lên, năm 2030 đạt 100%. Giai đoạn sau năm 2030, sẽ mở rộng thêm 130ha về phía Tây của KCN hiện hữu.

Tình hình phát triển Cụm công nghiệp

Tháng 12.2021, HĐND huyện Thọ Xuân đã ban hành nghị quyết thông qua đề án phát triển CN TTCN; và các cụm CN trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, hàng loạt các giải pháp phát triển CN; TTCN đã và đang được huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thực hiện; như: đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ, giải phóng mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư; triển khai đầu tư dự án và các cụm CN Xuân Lai CCN Thọ Minh, CCN Thọ Nguyên. Đồng thời, thu hút, kêu gọi thành lập thêm 5 cụm CN, gôm: Cụm CN Xuân Phú; cụm CN Xuân Hòa – Thọ Hải, cụm CN Xuân Tin – Phú Xuân; cụm CN Trường Xuân và cụm CN Neo. Hiện tại, CCN Xuân Lai đã giải phóng mặt bằng xong. Dự kiến tháng 10.2022 sẽ bắt đôafu san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook