Khu công nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội

Khu công nghiệp (KCN) Đông Anh - Hà Nội

Khu công nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội | Đông Anh là mảnh đất địa linh nhân kiệt được hình thành cùng với qua trình dựng nước từ thủa các vua Hùng. Cách đây 22 thế kỷ, Cổ Loa- Đông Anh là trung tâm chính trị, trung tâm dân cư, cũng đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, quân sự lớn nhất của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương… Đông Anh liên tục là địa bàn trọng yếu của các vương triều Trần, Lê Mạc, Trịnh, Nguyễn.

Huyện Đông Anh được thành lập năm 1876 trên cơ sở các xã Yên Lãng (phủ Tam Đới) của tỉnh Sơn Tây, Đông Ngàn (phủ Từ Sơn), Kim Anh (phủ Bắc Hà) của tỉnh Bắc Ninh. Trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, ngày 31/5/1961, theo quyết định của chính phủ, Đông Anh trở thành một trong 4 huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội. Năm 1982, thị trấn Đông Anh được thành lập. Kể từ đó, không gian hành chính của huyện Đông Anh chính thức có diện mạo như hiện nay. Với tổ chức hành chính mới, đã tạo điều kiện thuận lợi và có ý nghĩa đặc biệt để huyện Đông Anh xây dựng và phát triển, hòa nhập cùng với những bước tiến mới của thủ đô Hà Nội sau này.

Đông Anh đang là một ứng cử viên nổi bất trong số 5 huyện dự kiến lên quận vào năm 2025. Diện mạo mảnh đất trù phú, giàu truyền thống văn hóa lịch sử bên dòng sông Hồng đã biến đổi không ngừng trong những năm qua nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng những chuyển biến ngoạn mục của hệ thống hạ tầng.

Vị trí địa lý

Huyện Đông Anh nằm ở phía bắc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố 15km, có vị trí địa lý:

Phía đông giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng

Phía nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên với gianh giới là sông Đuống, sông Hồng là gianh giới tự nhiên với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm.

Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn với ranh giới là sông Cà Lồ.

Đơn vị hành chính

Huyện Đông Anh có diện tích 185,62km2, với 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

Thị trấn Đông Anh (huyện lỵ);

23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.

Dân số

Dân số huyện năm 2019 là 405.749 người, mật độ dân số đạt 2.186 người/km2. Trong đó dân cư đô thị chiếm 11%. Đông Anh là đơn vị hành chính có độ tuổi trẻ hóa hiện nay. Điều này phần lớn nhờ vào các khu công nghiệp mọc liên và các khu nhà ở, chung cư, … được đầu tư mạnh mẽ.

Giáo dục

Huyện Đông Anh có hệ thống giáo dục phát triển và hiện đại. Huyện có 10 trường THPH, 8 trường THCS. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Đông Anh còn nhiều trường học cơ sở, tiểu học và mầm non ở các xã. Huyện Đông Anh có một số cơ sở giáo dục như: Trường cao đẳng Việt Nam- Hàn Quốc, trường trung cấp kỹ thuật Bắc Thăng Long, trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh, trường cho trẻ em khuyết tật huyện Bình Minh, trung tâm dạy nghề số 6.

Hạ tầng giao thông ngày càng phát triển theo hướng hiện đại

Đông Anh là huyện được đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông. Có thể nói, hệ thông giao thông đang được thúc đẩy toàn diện, tạo động lực cho Đông Anh phát triển mạnh hơn, nhanh hơn.

Đường sắt và đường sắt trên cao (metro)

Về đường sắt, các tuyến Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên, Bắc Hồng- Văn Điển (vận chuyển hàng hóa) chạy qua địa bàn huyện. Trong tương lai, Đông Anh sẽ có thêm các tuyến đường sắt đô thị chạy qua là tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đỉnh), tuyến số 4 (Liên Hà- Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài- Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh- Ngọc Hồi).

Đường bộ

Huyện hiện đang sở hữu nhiều tuyến giao thông huyết mạch như đường cao tốc Thăng Long- Nội Bài (đường Võ Văn Kiệt), đường cao tốc Nhật Tân- Nội Bài (đường Võ Nguyên Giáp), quốc lộ 5 kéo dài (gồm đường Trường Sa và Hoàng Sa), quốc lộ 3, quốc lộ 3 mới (cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên), quốc lộ 23A, đường 23B mở rộng, đường quy hoạch 41m, tuyến đường vành đai 3….

Có 25 tuyến xe buýt đi qua địa bàn huyện, gồm: 07, 15, 17, 25, 35B, 43, 46, 53B, 56A, 58, 59, 61, 63, 64, 65, 86, 90, 93, 96, 109, 112, 122, 212, CNG03, CNG04.

Đường hàng không

Huyện Đông Anh ngay gần Sân bay quốc tế Nội Bài, là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam, có nhiều đường bay nhất cả nước, tổng công suất thông qua cảng đạt 50 triệu hành khách/ năm.

Đường sông

Đông Anh nằm bên dòng sông Hồng thơ mộng. Huyện có 3 cây cầu nối huyết mạch, đóng vai trò kết nối sang trung tâm thành phố là cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long và cầu Đông Trù. Cùng với đó là các cây cầu nối huyện với các địa phương xung quanh khác như cầu Phù Lỗ, cầu Lò So, cầu Lớn, cầu Đôi, cầu Ngũ Huyện Khê, cầu Cổ Loa, cầu Phương Trạch, cầu E, cầu Đài Bi, cầu Lộc Hà, cầu Vân Trì, cầu sông Thiếp… Trong thời gian tới, huyện sẽ đón thêm một cây cầu mới là cầu Tứ Liên với tổng vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng.

Phát triển đô thị và siêu dự án thành phố thông minh Đông Anh

Đông Anh là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao nhờ những bứt phá về hạ tầng giao thông. Hiện nay trên địa bàn huyện Đông Anh đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như: khu đô thị Vinhomes Cổ Loa; khu đô thị Eurowindows River Park Đông Hội; khu đô thị Nam Hồng; khu đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì; khu đô thị Liên Hà; khu thương mại dịch vụ 1/5 Đông Anh…

Theo quy hoạch chung của Hà Nội định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sông Hồng vẫn là trung tâm của thủ đô và phần lớn đất của Đông Anh nằm trong khu vực phát triển đô thị. Trong đó, dự án đô thị thành phố thông minh Đông Anh là một trong những dự án lớn nhất và được kỳ vọng nhất của thủ đô.

Dự án đô thị thành phố thông minh tọa lạc ngay chân cầu Nhật Tân, thuộc địa bàn 3 xã Hải Bối, Kim Nỗ, Vĩnh Ngọc của huyện. Với quy mô 272ha, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD cùng hạ tầng đồng bộ giữa trung tâm tài chính, văn hóa, giải trí, căn hộ hạng sang, biệt thự, nhà liền kề, đi kèm các tiện ích bổ sung như trường học, khu nhà hàng, khu mua sắm, spa, yoga, gym, khu giải trí, thể dục thể thao ngoài trời, vườn hoa, đài phun nước, bể bơi trong nhà, công viên…

Đông Anh trở thành địa hạt hấp dẫn

Đông Anh trở thành địa hạt hấp dẫn, quy tụ các tên tuổi hàng đầu của thị trường địa ốc Việt Nam như Sungroup với dự án công viên Kim Quy (136ha), Vingroup với công viên phần mềm (78,1ha), tập đoàn TH với dự án tổ hợp y tế & chăm sóc sức khỏe công nghệ cao TH Medical (40ha), Vimefulland với dự án Helianthus Center Red River (5ha)…

Khu công nghiệp (KCN) Đông Anh - Hà Nội
Khu công nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội

Phát triển kinh tế năm 2021

Trong giai đoạn 2015-2020, huyện Đông Anh có tốc độ tăng trưởng bình quân lên tới 10,2% vượt 1,7% so với chỉ tiêu đề ra (8,5%) và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thành phố (7,37%). Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Đông Anh vẫn tăng trưởng 7,6%.

Năm 2021, dù chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, song huyện Đông Anh đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”. Vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế và đã thu được những kết quả khả quan. Cụ thể:

  1. Sản xuất công nghiệp: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng của huyện đạt khoảng 147.751 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước
  2. Cơ cấu các ngành kinh tế: cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo đúng định hướng, cụ thể: công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 89,8%; thương mại – dịch vụ chiếm 8,6%, nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 1,6%.
  3. Thương mại, dịch vụ: lĩnh vực thương mại – dịch vụ đạt hơn 12.452 tỷ đồng, tăng 5,8%.
  4. Nông nghiệp – thủy sản: giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản đạt hơn 2.123 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước.
Mục tiêu năm 2025

Theo đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận vào năm 2025; Đông Anh sẽ tập trung quy hoạch phát triển đô thị trở thành trung tâm dịch vụ, tài chính; thương mại giao dịch quốc tế; trung tâm du lịch sinh thái và thể thao, vui chơi giải trí của Hà Nội.

Đông Anh quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả; Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2020-2025; định hướng đến năm 2030; bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế.

Với lĩnh vực công nghiệp – xây dựng; Đông Anh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; đồng thời chủ động đối thoại, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp để định hướng; và giải quyết kịp thời các vần đề đặt ra trong tiến trình phát triển. Cùng với đó, Đông Anh sẽ ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch; và doanh nghiệp công nghiệp có hàm lượng chất xám cao.

Huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng sớm hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư; thực hiện và khai thác khu công nghiệp Đông Anh với quy mô 600ha; theo hướng công nghiệp sạch, công nghệ cao…

Đông Anh tập trung phát triển hạ tầng

Đông Anh tập trung phát triển hạ tầng, dịch vụ tại các điểm du lịch đã có; (di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa, di tích Đền Sái; làng nghề Vân Hà, Liên Hà, Địa đạo kháng chiến Nam Hồng…); đồng thời đa dạng các sản phẩm, kết hợp nhiều loại hình du lịch (văn hóa, ẩm thực, tâm linh,…).

Đối với nông nghiệp, trong những năm tới; phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp để chuyển mục đích sang các loại hình khác. Do đó, huyện sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; xây dựng nền nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái…

Một số chỉ tiêu chính Giai đoạn 2020-2025
  • Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành chủ yếu trên địa bàn giai đoạn; 2021-2025 là 10,2-10,5.
  • Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đến năm 2025: dịch vụ – thương mại chiếm 14,9%; công nghiệp – xây dựng 84,31%; nông nghiệp – thủy sản 0,79%.
  • Thu nhập bình quân / đầu người/ năm hơn 85 triệu đồng.
  • Đến năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5.800 tỷ đồng; chi ngân sách nhà nước địa phương 5.000 tỷ đồng.
  • Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đáp ứng các tiêu chí thành phường: 100%.
  • Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế hơn 95%;
  • Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo hơn 85%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp hơn 94%. Số lao động được giải quyết việc làm: 9.800 người / năm…
  • Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng 100%; mật độ đường giao thông đô thị bằng hoặc hơn 10km/m2.
  • Diện tích không gian xanh đô thị: 10m2/người dân. Diện tích đất xây dựng các công trình dịch vụ công cộng bằng hoặc hơn 4m2/người.

Khu công nghiệp huyện Đông Anh phát triển

Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc; và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Phần lớn đất đai của Đông Anh nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị.

Khu công nghiệp (KCN) Đông Anh - Hà Nội
Khu công nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội

Đông Anh hiện có  2 KCN là khu công nghiệp Đông Anh và khu công nghiệp Thăng Long; ngoài ra còn có khu công nghiệp nhở ở Nguyên Khê. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ chiếm đến gần; 99% và vẫn đang tăng trưởng tốt.

Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long - Hà Nội
Khu công nghiệp huyện Đông Anh – Hà Nội

Trên địa bàn huyện có một số làng nghề truyền thống như làng nghề mộc ở xã Vân Hà; làng nghề sản xuất thép, sản phẩm cơ khí ở xã Dục Tú hay nghề mộc dân dụng ở; Thụy Lâm, Liên Hà, Việt Hà đang được đầu tư, phát triển mạnh.

Toàn huyện có 355 công ty cổ phần, trên 700 công ty TNHH, 105 doanh nghiệp tư nhân; khoảng 30 công ty nhà nước; 11 công ty TNHH nhà nước một thành viên và trên 13.000 hộ kinh doanh cá thể.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
Chat Facebook