Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh

Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh

Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh | Huyện Yên Phong từ lâu đã được coi là thủ phủ công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh. Huyện Yên Phong nằm trên Quốc lộ 18 (tuyến đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long). Nếu Bắc Ninh nằm tại vị trí chiến lược trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thì huyện Yên Phong là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn hàng đầu của tỉnh. Nơi đây tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như: KCN Yên Phong 1, KCN Yên Phong 1 mở rộng, KCN Yên Phong 2 (gồm KCN Yên Phong 2C và KCN VSIP Bắc Ninh 2). Những thương hiệu lớn với số vốn đầu tư hàng tỷ USD như Samsung, Orion, Hansol, Dawol… đều được đặt tại các KCN của huyện Yên Phong.

Với mục tiêu quy hoạch là xây dựng đô thị Yên Phong đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã trước năm 2025. Đô thị Yên Phong cũng được định hướng đạt tiêu chí đô thị loại III hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quận khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Dân số Yên Phong đến năm 2025 dự báo sẽ khoảng 225,000-255,000 người, đến năm 2035 là khoảng 300,000-320, 000 người, tăng mạnh so với số liệu 192,647 người vào tháng 4/2019.

Quy hoạch đi trước

Yên Phong luôn xác định công tác quy hoạch đi trước làm cơ sở xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư để từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Những năm gần đây, Yên Phong đã nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, đô thị và đã đạt được những kết quả vượt bậc trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Vị trí địa lý

Huyện Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

Huyện Yên Phong có diện tích 96,9km2. Theo thống kê năm 2020, Yên Phong có dân số 202,634 người, mật độ dân số 2,090 người/ km2. Vị trí địa lý của huyện Yên Phong như sau:

Phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hoà và Việt Yên (tỉnh Bắc Giang).

Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh).

Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh)

Phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội)

Đơn vị hành chính

Huyện Yên Phong có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm:

Thị trấn Chờ (huyện lỵ)

13 xã: Dũng Liệt, Đông Phong, Đông Thọ, Đông Tiến, Hoà Tiến, Long Châu, Tam Đa, Tam Giang, Thuỵ Hoà, Trung Nghĩa, Văn Môn, Yên phụ, Yên Trung.

Phát triển hạ tầng giao thông, tạo đòn bẩy kinh tế

Huyện Yên Phong có hệ thống giao thông đường bộ phát triển: quốc lộ 1A, 18, 3B, cùng với nhiều tuyến tỉnh lộ: 295, 286, 276, 277. Đây là yếu tố tạo thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế. Với Yên Phong, phát triển hạ tầng giao thông chính là tạo đòn bẩy quan trọng phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Chính vì vậy, mấy năm trở lại đây, Yên Phong đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng giao thông. Yên Phong tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn, hiện đại, vừa hội tụ về thành phố Bắc Ninh vừa lan toả mạnh mẽ vào mạng lưới giao thông trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Yên Phong đã nâng cấp, mở rộng nhiều tuyến đường trọng yếu như:

+ Quốc lộ 18 kết nối Yên Phong với sân bay quốc tế Nội Bài và các cửa khẩu, cảng biển quốc tế như Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh lân cận;

+ Quốc lộ 3 kết nối Yên Phong với Hà Nội, Thái Nguyên hay các tuyến đường tỉnh;

+ Nút giao nối KCN Yên Phong I với Quốc lộ 18;

+ Các tuyến đường tỉnh ĐT277, ĐT277B, ĐT285B, ĐT286, ĐT287, ĐT295, …kết nối huyện Yên Phong với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh.

Lợi thế về giao thông

Với lợi thế lớn về giao thông, góp phần tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển hàng hoá và đưa đón công nhân lao động ra vào KCN thuận lợi. Đây là tiền đề cho huyện ngày càng phát triển và trở thành “Tâm điểm vàng” của Trung tâm sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Khu công nghiệp huyện Yên Phong – Bắc Ninh – mở rộng không gian đô thị hiện đại

Với mục tiêu trở thành quận khi tỉnh Bắc Ninh lên thành phố trực thuộc Trung ương, huyện Yên Phong dành cho nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cuộc sống người dân và mở rộng không gian đô thị.

Nhằm tăng tỷ lệ đô thị, huyện Yên Phong đã phát triển các khu đô thị và các điểm dân cư tập trung từng bước hiện đại. Hiện tại huyện đang tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thi trấn Chờ và đô thị Yên Phong với diện tích quy hoạch hơn 9,690 ha, mở rộng gấp 3.5 lần so với trước đây.

Mục tiêu quy hoạch là xây dựng đô thị Yên Phong đạt tiêu chí đô thị loại IV, làm cơ sở thành lập thị xã trước năm 2025. Đây là khu vực phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ; trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp phụ trợ; trung tâm phát triển thương mại dịch vụ cho công nghiệp, là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá của tỉnh. Đô thị Yên Phong cũng được định hướng đạt tiêu chí đô thị loại III hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quận khi tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong đó, nhiều khu đô thị quy mô lớn:

+ Khu đô thị Kim Đô Policity với tổng diện tích gia đoạn 1 là 246ha, sẽ mở rộng lên 500ha tại xã Yên Phụ;

+ Khu đô thị mở rộng thị trấn Chờ diện tích 75ha;

+ Quy hoạch chung khu vực phía Đông huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050(4,571ha);

+ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị, du lịch văn hoá, dịch vụ tổng hợp Five Build (100ha)…

Từng bước nâng cấp hạ tầng đô thị; huyện ưu tiên kinh phí để đầu tư cải tạo hệ thống giao thông, thoát nước, chiếu sáng; trồng cỏ dải phân cách tại một số tuyến phố. Mục tiêu của huyện trong giai đoạn 2020-2025 là tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao; theo hướng bền vững gắn với phát triển đô thị. Cùng đó, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Yên Phong hướng tới đô thị văn minh, hiện đại.

Một số chỉ số kinh tế huyện Yên Phong

  • Bức tranh kinh tế chung năm 2020

Năm 2020 là năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2020-2025 của huyện. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn; điều hành tích cực của UBND huyện và sự đồng thuận của nhân dân trong huyện; nên các nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong năm 2020 cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Cụ thể:

+ GRDP năm 2020 ước đạt 135,058 tỷ đồng, tăng 2.3 lần so với năm 2015;

Thu, chi ngân sách huyện ước đạt 2,051.089 tỷ đồng; đạt 245% so với dự toán tỉnh giao, đạt 230% dự toán huyện xây dựng;

+ Thu nhập bình quân ước đạt 74.832 triệu đồng/người/năm; tăng 8.8% so với năm 2019;

+ Tỷ lệ hộ nghèo 1.13%; hộ cận nghèo 1.68% theo tiêu chí tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1,235.213 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 10.1% so với năm 2019

+ Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 914,967.133 tỷ đồng, tăng 2.6% so với năm 2019.

  • Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song huyện Yên Phong đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế – xã hội.

Dưới đây là một số kết quả đạt được:

+ Giá trị tổng sản phẩm gia tăng ước đạt hơn 3,088 tỷ đồng, tăng 6.2% so với cùng kỳ năm 2020

+ Tổng thu ngân sách huyện ước đạt hơn 1,605 tỷ đồng, đạt 74% dự toán năm;

+ Chi ngân sách huyện ước đạt 50% dự toán năm;

  • Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhiệm kỳ 2020-2025

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10%/ năm;

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 99.5 triệu đồng/năm;

+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 5.3% công nghiệp và xây dựng 69.6%, dịch vụ 25.1%;

+ Thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm;

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm trên 35% GRDP hàng năm

+ Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 110 triệu đồng/ha/năm;

+ Hàng năm giải quyết việc làm mới cho hơn 3,500 lao động;

+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội….

Phát triển khu công nghiệp huyện Yên Phong – Bắc Ninh

Những năm trở lại đây, huyện Yên Phong đang phát triển mạnh mẽ bất động sản công nghiệp. Yên Phong là nơi xây dựng những KCN có quy mô lớn của miền Bắc như KCN Yên Phong I; KCN Yên Phong II, hứa hẹn đón hàng trăm ngàn lao động đến làm việc. Các KCN của huyện hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh; tăng cường các ngành sản xuất công nghệ sản xuất công nghệ cao; nên xoá bỏ nỗi lo ô nhiễm của người dân.

KCN tập trung Yên Phong I thu hút 121 dự án FDI với tổng số vốn gần 10.3 tỷ USD; 33 dự án trong nước với tổng số vốn gần 3,750 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 104,340 lao động

(16,613 lao động người Bắc Ninh; 9,600 lao động người Yên Phong).

Cụm công nghiệp Đông Thọ thu hút 43 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng mức hơn 2,600 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 5,500 lao động.

Hiện khu công nghiệp Yên Phong II-C, KCN VSIP Bắc Ninh II, Khu tiểu thủ công nghiệp Đông Phong; Cụm công nghiệp Yên Trung – Đông Tiến, Cụm công nghiệp Yên Trung – Đông Tiến; Cụm công nghiệp làng nghề Trung Nghĩa – Đông Thọ, Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá- Văn Môn; đang tiếp tục được triển khai hứa hẹn mở ra nhiều thời cơ; và vận hội mới cho kinh tế-xã hội của huyện Yên Phong bứt phá và tăng tốc.

Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh
Khu công nghiệp huyện Yên Phong- Bắc Ninh
Mục tiêu đến năm 2025

Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện sẽ đạt 96.2%. Để đạt được tỷ trọng đó, huyện Yên Phong luôn tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư; đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Khai thác triệt để các lợi thế và tạo mọi điều kiện thuận lợi; thu hút đầu tư vào khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II, KCN Yên Phong II-C.

Lộ trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trước yêu cầu và thực tiễn phát triển của tỉnh Bắc Ninh trên lộ trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đang đặt ra cho Yên Phong nhiều cơ hội và thách thức. Hiện huyện đang tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm trong phát triển KT-XH. Tăng cường công tác quản lý xây dựng và quản lý đô thị để đảm bảo thực hiện đô thị trong tương lai sáng xanh-sạch-đẹp. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá-xã hội, y tế, giáo dục.

Thực hiện tốt các chính sách giải quyết việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về đào tạo nghề; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; sự điều hành có hiệu quả của chính quyền và sự tham gia tích cực của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Toàn huyện đồng tâm hiệp lực hướng đến xây dựng huyện phát triển hiện đại, giàu bản sắc văn hoá.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook