Khu công nghiệp (KCN) Hà Nam cập nhật danh sách mới 2023 | Hà Nam nằm trong top 10 địa phương thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước bởi vị trí địa lý thuận lợi, Hà Nam là cửa ngõ phía đông Hà Nội, cách Hà Nội chỉ 50km, có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều tuyến đường bộ (quốc lộ 1A, quốc lộ 21, quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội- Ninh Bình…) và đường sắt Bắc Nam đi qua, rất thuận lợi trong phát triển các KCN.. Các khu công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp Hòa Mạc, khu công nghiệp Đồng Văn 1,2,3,4 đã thu hút không ít chuyên gia nước ngoài và người lao động đến làm việc.
Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tới năm 2020, tỉnh sẽ phát triển 8 khu công nghiệp với tổng diện tích trên hai ngàn hecta. Đã có 8 khu công nghiệp tính tới thời điểm này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án với tổng diện tích là 2.043ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.458ha. Đến nay, 7/8 khu công nghiệp đã được đầu tư cơ bản, đồng bộ cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Tổng diện tích các khu công nghiệp đã cho thuê đạt tỷ lệ lấp đầy là 74,4%. Để tiếp tục đón các nhà đầu tư mới, Hà Nam đang tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp Thanh Liêm, khu công nghiệp Thái Hà, mở rộng khu công nghiệp Đồng Văn 3 và giai đoạn 2.
Dưới đây, Blue Ocean Realty sẽ cung cấp cho các bạn danh sách và quy hoạch phát triển khu công nghiệp mới nhất của tỉnh Hà Nam:
I. Danh sách 07 khu công nghiệp (KCN) Hà Nam đang hoạt động
-
Khu công nghiệp Đồng Văn I
Khu công nghiệp Đồng Văn 1 là khu công nghiệp được đầu tư và xây dựng sớm nhất trên địa bàn Hà Nam, với cơ sở hạ tầng & tiện ích được đầu tư hiện đại, đồng bộ, do Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư. Khu công nghiệp tọa lạc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích được phê duyệt của khu công nghiệp là 138ha, giai đoạn mở rộng thêm 71ha về phía Đông. KCN Đồng Văn I được định hướng là khu công nghiệp đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường.
Từ khi mới được thành lập đến nay. Khu công nghiệp Đồng Văn I đã chứng minh được sức nóng của mình khi thu hút được rất nhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn quốc tế. Dự án đầu tư đến thời điểm hiện tại có 94 dự án, trong đó có 46 dự án FDI (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,…); tổng vốn đầu tư 668,7 triệu USD và 48 dự án DDI; tổng vốn đầu tư 4.632,99 tỷ đồng.
Ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn I mở rộng phía Đông Bắc thuộc xã Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, do Công ty cổ phần hóa chất Nhựa làm chủ đầu tư, với diện tích 71ha.
-
Khu công nghiệp Đồng Văn II
Khu công nghiệp Đồng Văn II được thành lập theo quyết định số 335/2006/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ngày 22 tháng 3 năm 2006 về việc thành lập và phê duyệt dự án giao Công ty cổ phần phát triển Hà Nam làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn II, thị trấn Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Khu công nghiệp Đồng Văn 2 là khu công nghiệp đa ngành, với tổng diện tích 263,82ha được khởi công năm 2006. Hiện nay, khu công nghiệp Đồng Văn II đã thu hút 95 nhà đầu tư, trong đó dự án có 74 dự án FDI chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ,…: tổng vốn đầu tư 1.197,065 triệu USD và 21 dự án DDI, tổng vốn đầu tư 2.598,47 tỷ đồng.
-
Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III
Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III được thành lập ngày 25/4/2017 theo Quyết định số 552/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam. KCN có vị trí tại địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam với quy mô diện tích quy hoạch đến 2020 là 523 (định hướng mở rộng lên 800ha), do Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng KCN Đồng Văn III làm chủ đầu tư theo quyết định số 552/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam.
KCN hỗ trợ Đồng Văn III được định hướng là KCN hỗ trợ, bao gồm các ngành: điện tử, viễn thông sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo và các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, với thời gian hoạt động là 70 năm kể từ ngày có quyết định thành lập. Việc thành lập KCN hỗ trợ Đồng Văn III được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn cho ngành công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh Hà Nam nói chung. Đây là KCN dành riêng cho các Nhà đầu tư Nhật Bản.
Ngày 20/9/2019, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1233/QĐ-TTg quyết định chủ trương đầu tư giai đoạn 2 của dự án với quy mô 168,41ha, tổng mức đầu tư là 1.272 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Ở giai đoạn 1, thời gian này là 70 năm. Hiện tại có 40 dự án đầu tư vào đây, trong đó có 36 dự án FDI Nhật Bản, tổng vốn đầu tư 305.496 triệu USD và 04 dự án DDI, tổng vốn đầu tư 431,35 tỷ đồng..
-
Khu công nghiệp Đồng Văn IV
Khu công nghiệp Đồng Văn IV được thành lập theo quyết định số 1778/QĐ-UBND tỉnh Hà Nam năm 2016, do Tổng công ty Viglacera làm chủ đầu tư với quy mô 600ha với tổng mức đầu tư thực hiện dự án 1.910 tỷ đồng. Dự án được chia làm 02 giai đoạn, phát triển xây dựng trên địa bàn các xã Nhật Tân, Đại Cương, Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; trong đó, giai đoạn 1 sẽ có diện tích 300ha, được khởi công xây dựng vào ngày 11/11/2016.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN Đồng Văn IV được thiết kế và thi công đồng bộ, bài bản, đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp. Đây là một trong những dự án có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, như một động lực, một cú “huých” với sức lan tỏa lớn, về cả trước mắt và lâu dài trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung”.
Chỉ sau 4 năm hoạt động, KCN đã là điểm đến của nhiều thương hiệu lớn trong và ngoài nước như: Anam Electronics, Masan Group, Kortek Corporation,… Tính đến nay, KCN Đồng Văn IV đã thu hút được trên 45 doanh nghiệp thứ cấp thuê đất. Tỷ lệ lấp đầy 100%,…
-
Khu công nghiệp Hòa Mạc
Khu công nghiệp Hòa Mạc được thành lập năm 2007 thuộc địa phận các xã: Châu Giang, Trắc Văn và thị trấn hòa Mạc, huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với tổng diện tích: 203ha, Giai đoạn 1: 131ha theo văn bản số 2003/TTg-CN ngày 25/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản chấp thuận của UBND tỉnh Hà Nam tại công văn số 250/UBND-DN&XTĐT ngày 08/3/2007, do Công ty TNHH quản lý khai thác KCN Hòa Mạc (trực thuộc công ty cổ phần xây dựng và phát triển đô thị Hòa Phát – Tập đoàn Hòa Phát) làm chủ đầu tư.
KCN có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường thủy và đường bộ, năm trên tuyến huyết mạch giao thông Bắc- Nam và nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Khoảng cách từ trung tâm TP Hà Nội đến khu công nghiệp khoảng 45km, hệ thống xe buýt đảm bảo cho việc lực lượng lao động từ Hà Nội đi lại hàng ngày đên KCN thuận tiện và dễ dàng.
Khu công nghiệp Hòa Mạc có vị trí chiến lược, nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng- kỹ thuật hiện đại, chính sách hấp dẫn là các yếu tố chính thúc đẩy phát triển kinh tế, thúc đẩy mở rộng quy mô khu công nghiệp và tăng doanh thu, tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu đời sống, tạo việc làm ổn định cho người dân.
-
Khu công nghiệp Châu Sơn
Khu công nghiệp Châu Sơn là một trong 8 khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam. Tổng diện tích quy hoạch đến nay là 376,89ha, diện tích đất công nghiệp là 259,42ha. Hiện nay tỷ lệ lấp đầy là 84,2%, có 33,75ha đang sẵn sàng để được cho thuê. Chủ đầu tư chính của khu công nghiệp Châu Sơn gồm có tỉnh Hà Nam trực tiếp đầu tư hạ tầng ở giai đoạn I, Công ty TNHH một thành viên VPID Hà Nam đầu tư ở giai đoạn II.
Khu công nghiệp Châu Sơn được đặt tại phường Châu Sơn và phường Lê Hồng Phong thành phố Phủ Lý huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Vị trí này mang lại lợi thế lướn cho khu công nghiệp Châu Sơn, dễ dàng di chuyển và vận chuyển hàng hóa đến các vùng lân cận.
Tính đến thời điểm hiện tại khu công nghiệp Châu Sơn thu hút được 117 dự án đầu tư; số vốn 345,77 triệu USD được đầu tư cho 54 từ các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc, Hà Lan;…. 10.612,69 tỷ đồng là số vốn được đầu tư cho 63 dự án trong nước.
-
Khu công nghiệp Thanh Liêm
Khu công nghiệp Thanh Liêm được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định 750 ngày 11/5/2018, với diện tích 293ha. KCN được đầu tư chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được phê duyệt với diện tích trên 150ha; đã được lấp đầy 100%, giai đoạn 2 có diện tích 143ha. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Thanh Liêm giai đoạn II; tỉnh Hà Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 3/2019; với tổng số vốn đầu tư hơn 942 tỷ đồng do; Công ty cổ phần bất động sản Capella (Capella Hà Nam) làm chủ đầu tư.
Vị trí của KCN Thanh Liêm
Nằm phía Bắc giáp quốc lộ 21, phía Nam giáp đất nông nghiệp, phía Đông giáp khu dân cư; hiện trạng và nhà máy bia Sài Gòn- Phủ Lý; phía Tây giáp đê sông Đáy, khu dân cư hiện trạng và đất nông nghiệp. Khu công nghiệp Thanh Liêm bao gồm một phần các xã Thanh Thủy, Thanh Phong, Thanh Hà; thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm và phường Thanh Tuyền thành phố Phủ Lý.
Khu công nghiệp Thanh Liêm là khu công nghiệp đa ngành, công nghệ thân thiện với môi trường; có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, vị trí địa lý; và giao thông thuận lợi, cơ chế chính sách nhiều ưu đãi hấp dẫn. KCN Thanh Liêm với tính chất là trung tâm kinh tế của huyện đã có đóng góp lớn; cho sự bứt phá mạnh mẽ về kinh tế; đặc biệt là đối với các ngành, nghề công nghiệp của huyện Thanh Liêm. Những năm đầu thành lập, khu công nghiệp Thanh Liêm chỉ có khoảng 9.500 lao động; thu nhập trung bình 4.5 triệu đồng thì năm 2018 đã thu hút tới 38.000 lao động; vào làm việc với lương trung bình khoảng 7,5 triệu đồng trở lên.
II. Khu công nghiệp Thái Hà- đang đẩy nhanh tiến độ đi và sử dụng
Ngày 15/11/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1643/QĐ-TTg về việc chủ trương đầu tư; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Thái Hà giai đoạn 1; với diện tích 100ha; định hướng mở rộng 385ha (nằm trong quy hoạch chung khu đô thị Thái Hà năm 2025). Đây là khu công nghiệp đầu tiên của huyện Lý Nhân, Hà Nam. Chủ đầu tư khu công nghiệp là Công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp và đô thị Thái Hà.
Khu công nghiệp Thái Hà đặt tại xã Bắc lý, Chân Lý, Nhân Đạo – huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Là vị trí tiếp giáp giữa ba tỉnh Hà Nam, Thái Bình và Hưng Yên. Rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa bằng cả đường bộ và đường thủy.
Khi khu công nghiệp Thái Hà đi và hoạt động sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; huyện Lý Nhân nói riêng và các huyện trên đại bàn tỉnh Hà Nam nói chung. Giúp tăng nguồn thu ngân sách, tạo diện mạo mới cho những vùng đất nông nghiệp của huyện. Trở thành vùng sản xuất công nghiệp, thu hút nguồn lao động dôi dư tại đại phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tương ứng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đến nay, KCN đã thực hiện công tác thu hồi, bồi dưỡng được 75,4ha; đạt 75,4% diện tích của dự án; phấn đấu đến tháng 7/2021 có 50ha mặt bằng sạch để thu hút đầu tư..
III. Quy hoạch phát triển công nghiệp – thương mại tỉnh Hà Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Chủ trương của tỉnh Hà Nam là tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ cao; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp; tiến tới công nghiệp và dịch vụ – thương mại có tỷ trọng tương đương nhau sau năm 2030. Tăng cường năng lực chủ động nắm bắt; tận dụng tối đa lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0); để thúc đẩy phát triển công nghiệp; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.
Mục tiêu phát triển công nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể là:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 16,1%; giai đoạn 2026-2035 đạt 13,37%.
- Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2025 là 53%; và đến năm 2035 là 47%.
- Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 15%/năm; (đến năm 2025 đạt khoảng 5,0 tỷ USD) và giai đoạn 2026-2035 đạt khoảng 12-13%/năm.
Hà Nam hướng đến chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu bao gồm:
- Công nghiệp chế biến Nông sản – Thực phẩm, Đồ uống
- Công nghiệp sản xuất Thiết bị điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
- Công nghiệp Cơ khí chế tạo, lắp ráp
- Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
- Công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, hóa dược
- Công nghiệp Dệt may – Da giầy
- Xây dựng và phát triển làng nghề
Quy hoạch phát triển quy mô khu công nghiệp đến năm 2025
Tỉnh Hà Nam đã đề xuất quy hoạch phát triển các KCN; khu công nghệ cao đến năm 2025 tăng 18 KCN so với năm 2020; quy mô khoảng 7.334ha, tăng 4.800ha so với năm 2020; 1 khu công nghệ cao Lý Nhân với quy mô diện tích 1.000ha.
Trên đây là danh sách cập nhật mới nhất và hiện trạng các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam; cũng như quy hoạch phát triển khu công nghiệp trong tương lai. Hy vọng các thông tin này hữu ích đối với các bạn; trong quá trình tìm hiểu về các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696