Khu công nghiệp (KCN) Hưng Yên | Hưng Yên được biết đến là vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế. Hưng Yên đã biết tận dụng và khai thác triệt để lợi thế này, nên trong những năm trở lại đây, tỉnh đã tập trung đầu tư phát triển thêm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút không nhỏ các Tập đoàn lớn từ trong nước tới quốc tế đên đầu tư vào các dự án khu công nghiệp, khu đô thị…
Đặc biệt, tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, nhằm phân bố phát triển công nghiệp hợp lý, đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư khu công nghiệp theo hướng quy mô lớn, thân thiện với môi trường.
Để thu hút đầu tư hiệu quả, tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều chính sách và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư các khu công nghiệp trong việc giải phóng mặt bằng, giao đất cho doanh nghiệp mua bất động sản công nghiệp mở rộng nhà máy sản xuất. Nhờ đó, nay Hưng Yên nổi lên như một địa chỉ vàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, có sức bứt phá ngoạn mục về công nghiệp, vươn lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của Việt Nam.
Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 10 khu công nghiệp với diện tích trên hai ngàn hecta.
Dưới đây, Blue Ocean Realty sẽ cung cấp cho các bạn danh sách và quy hoạch phát triển khu công nghiệp mới nhất của tỉnh Hưng Yên:
I. Danh sách 07 khu công nghiệp (KCN) Hưng Yên đang hoạt động
-
Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối
Khu công nghiệp Dệt May Phô Nối là một trong những khu công nghiệp đặc thù tại miền Bắc, được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may và các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan. Đây là khu công nghiệp đầu tiên của Hưng Yên chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc. Với quy mô diện tích 121,82ha, nằm liền kề nút giao cắt quốc lộ 39 và quốc lộ 5. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Dệt may Phố Nối là chủ đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN.
KCN được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, là một trong những KCN xanh, sạch, đẹp ở phía Bắc, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, có nhà máy xử lý nước thải hiện đại, được các nhà đầu tư đánh giá cao. KCN góp phần vào việc thực hiện chủ trương về quy hoạch phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn 2020, tạo mặt bằng cho việc di dời các cơ sở sản xuất dệt may ra khỏi các thành phố lớn.
Chủ đầu tư cũng xây dựng khu nhà ở cho công nhân KCN với quy mô 5ha ngay cạnh KCN, phục vụ nhu cầu về nhà ở cho 10.000 công nhân, đảm bảo cho công nhân yên tâm làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN Dệt May phố Nối và công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp xung quanh KCN, tạo nên một KCN đồng bộ, hoàn chỉnh về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
-
Khu công nghiệp Thăng Long II
Khu công nghiệp Thăng Long II với quy mô diện tích 345ha, nằm liền kề nút giao cắt quốc lộ 39 và quốc lộ 5. KCN được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, thân thiện với môi trường và là địa điểm tiếp nhận nhiều nhà đầu tư Nhật Bản, trong đó có một số tập đoàn kinh tế lớn như: Kyocera, Hoya, Nippon, Daikin, Tôt, Panasonic, Canon, Yamaha,… KCN đã tiếp nhận được 84 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng diện tích đất cho thuê 212ha, chiếm 82% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Chủ đầu tư của KCN là công ty TNHH KCN Thăng Long II. Công ty được thành lập vào ngày 17/11/2006, là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và công ty KCN Thăng Long (Đông Anh – Hà Nội). Tập đoàn Sumitomo được giới thiệu trên truyền thông nằm trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu do Tạp chí Fortune của Mỹ tổng hợp và công bố hàng năm, liên tục 24 năm qua. Tại Việt Nam, Tập đoàn đã đầu tư kinh doanh với các lĩnh vực về: khu công nghiệp và ngành tiếp vận; kinh doanh thép; sản xuất may mặc; nông nghiệp; xuất nhập khẩu; các dự án nhà máy điện, đường sắt, viễn thông; kinh doanh siêu thị…
-
KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3)
Năm 2020, thủ tướng chính phủ đồng ý bổ sung KCN Thăng Long II mở rộng (giai đoạn 3) với quy mô diện tích 180,5ha thuộc địa phận phường Dị Sử, phường Phùng Chí Kiên, xã Xuân Dục và xã Hưng Long, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Vốn đầu tư đăng ký khaongr 84 triệu USD, vốn đầu tư thu hút từ khách hàng ước 1 tỷ USD.
KCN được hưởng thuế suất 10% trong thời hạn 15 năm và được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc một số lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
-
Khu công nghiệp Minh Đức
Khu công nghiệp Minh Đức được thành lập vào năm 2007, là địa điểm đầu tư đáng tin cậy. KCN có tổng diện tích 198ha tại thị xã Mỹ hào – tỉnh Hưng Yên. Khu công nghiệp Minh Đức có vị trí giao thông rất thuận lợi, từ đây có thể dễ dàng thông thương với các tỉnh thành lân cận cũng như các trung tâm kinh tế trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, v.v… cũng như tiếp cận nhanh chóng các cảng biển, cảng đường bộ và cảng hàng không, do đó tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian vận chuyển, đặc biệt là chi phí xuất nhập khẩu hàng hóa.
Do nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ngay sat cạnh Hà Nội, lại có nguồn lao động trẻ dồi dào nên tại đây các nhà đầu tư chẳng những có điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động mà còn có thể tiết kiệm chi phí nhân công và được hưởng các dịch vụ với giá rẻ.
KCN chủ yếu thu hút các lĩnh vực: sản xuất, lắp ráp thiết bị, điện tử, điện lạnh; sản xuất giấy, bao bì, gốm sứ; chế biến nông lâm sản, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp nhẹ tổng hợp.
-
Khu công nghiệp Minh Quang
Khu công nghiệp Minh Quang được thành lập theo Văn bản số 1159/TTg-CN ngày 21/8/2007 của thủ tướng chính phủ về việc bổ sung KCN Quang Minh vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam và quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 04/03/2008 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ:
1/200 KCN Minh Quang. Khu công nghiệp Minh Quang nằm ở xã Bạch Sâm, huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên với diện tích 150ha. Công ty cổ phần VID Hưng Yên làm chủ đầu tư hạ tầng KCN.
KCN chủ yếu thu hút các ngành: công nghiệp điện, điện tử, điện lạnh, cơ khí, công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng cao cấp, công nghiệp sản xuất bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ và các ngành công nghiệp sạch khác.
Khu công nghiệp Minh Quang nằm sát quốc lộ 5 tuyến giao thông quan trọng nối các khu kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và sân bay quốc tế Nội Bài thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Khu công nghiệp Minh Quang là “mảnh đất vàng” hứa hẹn giúp Hưng Yên bứt phá kinh tế, từng bước chuyển mình trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại háo của đất nước.
-
Khu công nghiệp Phố Nối A
Khu công nghiệp Phố Nối A là dự án đầu tiên của Hòa Phát trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Khu công nghiệp (KCN) Phố Nối A chính thức tiếp nhận dự án đầu tư từ năm 2005. Với tổng diện tích 596 ha, đây là KCN có quy mô lớn nhất tỉnh Hưng Yên. Các lĩnh vực thu hút đầu tư được chào đón chủ yếu là sản xuất lắp ráp điện, điện tử, cơ khí, ô tô, xe máy, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất thép và các sản phẩm vật liệu xây dựng,…
Khu công nghiệp Phố Nối A nằm cạnh quốc lộ 5, các tuyến đường huyết mạch liền kề KCN như quốc lộ 1A, quốc lộ 18 và quy hoạch thuộc địa bàn các huyện Yên Mỹ, Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Nhờ có vị trí đắc địa, KCN vô cùng thuận lợi trong việc giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa với bên ngoài, mang lại khả năng kết nối nhanh chóng tới nhiều đô thị lớn, đô thị vệ tinh cho KCN.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN đã được hoàn thiện đồng bộ và hiện đại, từ hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống điện, nước, hệ thống phòng chát chữa cháy… Sau gần 15 năm đi vào hoạt động, đến nay, KCN Phố Nối A hiện có 113 dự án trong nước, 83 dự án FDI, trong đó phần lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Điển hình như: Canon Electronics INC, Hyundai, Lixil, Dorco, Carhill…. KCN Phố Nối A trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút hàng trăm nhà đầu tư trong và ngoài nước tới “định cư” lâu dài tại đây.
-
Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ
Khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ thuộc địa bàn huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ngày 17/7/2018, ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty cổ phần phát triển KCN Viglacera Yên Mỹ- Hưng Yên với dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.
KCN có quy mô diện tích đất sử dụng: 280ha, với tổng vốn đầu tư: 2.348 tỷ đồng.
KCN có vị trí tại các xã Tân Lập và Trung Hòa, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên.
KCN khuyến khích các ngành nghề như: ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao; sản xuất thiết bị điện, điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô, mô tô, máy móc, thiết bị. Sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt, rau, quả; sản xuất đồ uống; sản xuất sản phẩm từ gỗ; dược phẩm, mỹ phẩm, sơn, bao bì, dịch vụ logistics, v.v.
-
Khu công nghiệp Yên Mỹ II
Tháng 3/2021, UBND tỉnh Hưng Yên đã giao Công ty TNHH phát triển hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên (thuộc tập đoàn Hòa Phát) lập quy hoạch mở rộng khu công nghiệp (KCN) Yên Mỹ II. Khu vực lập điều chỉnh mở rộng KCN Yên Mỹ II khoảng 313,5ha. Trong đó, giai đoạn 1 đã được phê duyệt là 97,5ha và phạm vi giai đoạn 2 mở rộng là 216ha..
Khu công nghiệp Yên Mỹ II sở hữu vị trí đắc địa cho các doanh nghiệp đầu tư tại Việt nam. Chỉ mất 30 phút ô tô đi từ khu công nghiệp, doanh nghiệp đã có thể tiếp cận được thị trường tiêu thụ lớn nhất Miền Bắc đồng thời cũng là Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu trên cả nước. Khu công nghiệp nằm trên quốc lộ 39 liền kề quốc lộ 5A và đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng là tuyến đường giao thông huyết mạch để dẫn tới cảng biển quốc tế Hải Phòng và cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
KCN Yên Mỹ II được quy hoạch nhằm thu hú đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sạch, ít gây ảnh hưởng tới môi trường như: sản xuất, chế tạo thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, các sản phẩm từ công nghệ mới; sản xuất, chế tạo cơ khí, máy móc thiết bị, sản xuất hàng tiêu dùng (không bao gồm các dự án thuộc ngành dệt may, đầu tư dày, chế biến nông sản, thực phẩm)
Điểm đến của nhiều nhà đầu tư
Khu công nghiệp được tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam, làm chủ đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Hiện nay khu công nghiệp Yên Mỹ II đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
II. Tình hình đầu tư và khu công nghiệp (KCN) Hưng Yên tính đến năm 2021
Theo ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên; hiện nay tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 485 dự án đầu tư thứ cấp; đăng ký còn hiệu lực, bao gồm: 270 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn; đầu tư đăng ký gần 4,9 tỷ USD và 215 dự án có vốn đầu tư trong nước; với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 29.000 tỷ đồng.
Các dự án đầu tư tập trung tại 7 khu công nghiệp là; khu công nghiệp Phố Nối A, Thăng Long II, Dệt May Phố Nối, Minh Đức, Yên Mỹ II; Yên Mỹ và khu công nghiệp Minh Quang. Khu công nghiệp Phố Nối A hiện có dự án đầu tư; đăng ký lớn nhất với 209 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư; đăng ký là hơn 20.000 tỷ đồng.
Tiếp đến là khu công nghiệp Thăng Long II với 107 dự án có vốn đầu tư nước ngoài; đứng thứ ba là khu công nghiệp Dệt May Phố Nối với 68 dự án; bao gồm 36 dự án có vốn đầu tư trong nước. Đứng thứ tư là khu công nghiệp Yên Mỹ II với 42 dự án, bao gồm 15 dự án; có vốn đầu tư nước ngoài và 27 dự án có vốn đầu tư trong nước.
Năm 2021
Năm 2021, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 414 dự án; đầu tư thứ cấp đang hoạt động sản xuất kinh doanh; chiếm 85,4% tổng số dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực. Trong số đó, KCN Phố Nối A là 189 dự án, KCN Thăng Long II là 99 dự án; khu công nghiệp Dệt May Phố Nối là 62 dự án. Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại Hưng Yên; hiện nay là trên 72.000 người.
Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đã đóng góp vào thu nội địa ngân sách tỉnh năm 2021 khoảng 2.500 tỷ đồng.
III. Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Mục tiêu chung: đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh; đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành CN trong nước; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước tham gia; trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Trong giai đoạn đến 2025, phấn đấu xây dựng 1-2 khu, cụm công nghiệp hỗ trợ tập trung; để kêu gọi các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ. Trước mắt tập trung vào lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiệt bị điện, điện tử; sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.
Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể như sau:
- Từng bước thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm; hỗ trợ cung cấp cho các ngành công nghệ cao, các dự án sản xuất thân thiện môi trường; tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu; đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp.
- Xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu; cụm công nghiệp chuyên ngành như: xúc tiến đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng; xây dựng kết nối giao thông và hệ thống xử lý nước thải, chất thải.
- Hoàn tất thủ tục quyết định chủ trương đầu tư cho KCN Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt; giai đoạn I và mở rộng khu công nghiệp Yên Mỹ II, Thăng Long II. Xem xét hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Minh Đức và khu công nghiệp Yên Mỹ; khu công nghiệp Minh Quang triển khai xây dựng; vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung theo đúng tiến độ.
- Giai đoạn 2021-2025: chỉ số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 9-12%/năm; Kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng 9,5-10%/năm.
Mục tiêu đến năm 2025
+ Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 66% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh;
+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD;
+ Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ; đưa vào hoạt động khoảng 04 khu công nghiệp (KCN) và 10 cụm công nghiệp (CCN);
100% KCN, CCN có hệ thống xử lý nước thải tấp trung đạt quy chuẩn về môi trường; 100% cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
+ TTCN, làng nghề được cơ cấu lại, nâng cao về chất lượng, hiệu quả, tạo thêm việc làm; thu nhập cho người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao.
Định hướng đến năm 2030: tỷ trọng công nghiệp- xây dựng chiếm khoảng 70% cơ cấu kinh tế của tỉnh; hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ, đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả các KCN; CCN đã được thành lập trong giai đoạn 2021-2025; rà soát, điều chỉnh và đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN được quy hoạch đến năm 2030; công nghiệp của tỉnh thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước.
08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm:
- Hoàn thiện, xây dựng mới cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp;
- Tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá gia tăng, phát triển bền vững;
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ các KCN, CCN;
- Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho sản xuất công nghiệp, TTCN;
- Nâng cao hiệu quả xác tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến cong hỗ trợ doanh nghiệp
- Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển CN, TTCN;
- Phát triển TTCN, làng nghề;
- Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với phát triển CN, TTCN.
→ Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.
Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696