Khu công nghiệp (KCN) Quảng Ninh cập nhật danh sách mới 2023

Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Khu công nghiệp (KCN) Quảng Ninh cập nhật danh sách mới 2023 | Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đa chính của Việt Nam, có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ngoài thế mạnh về du lịch, Quảng Ninh còn được biết đến là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp đứng vào nhóm hàng đầu của Việt Nam.

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên, xã hội, kinh tế, con người, đủ tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ra thị trường quốc tế rộng lớn, nhất là với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Quảng Ninh liên tục đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng như một số chỉ số khác về cải cách hành chính; tinh thần cởi mở, cầu thị, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh là điểm cộng rất lớn cho Quảng Ninh.

Theo đó, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước ở ba tiêu chí: công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công và cung ứng dịch vụ công. Điều này cho thấy, sự cởi mở của các cấp lãnh đạo, sự minh bạch trong chính sách đã giúp Quảng Ninh thành “mảnh đất vàng” hấp dẫn giới đầu tư trong nước và quốc tế.

Ưu thế thu hút đầu tư

Tỉnh có gần 264km đường cao tốc (chiếm 10% số km cao tốc trong toàn quốc), cảng hàng không quốc tế đầu tiên, cảng tàu chuyên biệt đầu tiên trong cả nước được đầu tư từ nguồn xã hội.

Tỉnh Quảng Ninh xác định: nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên dự án có công nghệ mới tiên tiến, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cùng ứng toàn cầu; tập trung ưu tiên phát triển các KCN theo hướng công nghệ cao, phát triển KCN hỗ trợ, KCN chuyên dành cho một ngành hoặc nhóm ngành, công nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi sản xuất – liên kết, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

Tỉnh Quảng Ninh, phấn đấu thu hút đầu tư đối với các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021-2026 tổng vốn thu hút đạt 4,2 tỷ USD, bình quân hàng năm thu hút khoảng 700 triệu USD (bao gồm cả vốn đầu tư hạ tầng và vốn đầu tư sản xuất công nghiệp trong khu khu công nghiệp).

Quy hoạch phát triển khu công nghiệp tại Quảng Ninh

Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh cho biết, theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đến năm 2020 đã đc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên địa bàn tỉnh được quy hoạch thành lập, phát triển 13 KCN, 3 KKT cửa khẩu và 2 KKT ven biển với tổng diện tích khoảng 388.671 ha, phân bố trên 11/13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh.

Trong số 13 KCN nằm trong quy hoạch thì có đến 08 KCN thuộc địa bàn các KKT. Điều này tạo ra sức thu hút đối với các KCN tại Quảng Ninh nhờ những ưu đãi của KKT. Hiện đã có 10 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng thuộc 08 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập với tổng diện tích là 4.514,69 ha. Trong đó có:

7 dự án đã được các chủ đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng và cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện dự án đầu tư: KCN Cái Lân 69,28; KCN Việt Hưng 301 ha; KCN Hải Yên 182,4 ha; KCN Đông Mai 167,86 ha; KCN Texhong – Hải Hà 660 ha (thuộc KCN – cảng biển Hải Hà); KCN Nam Tiền Phong (nằm trong hệ thống KCN DEEP C) 369,8 ha (thuộc KCN – dịch vụ Đầm Nhà Mạc); KCN Sông Khoai 714 ha.

1 dự án đang tiến hành san lấp: KCN Bắc Tiền Phong (nằm trong hệ thống KCN DEEP C) 1.192,9 ha (thuộc KCN – dịch vụ Đầm Nhà Mạc).

Có 2 dự án chưa có quyết định thành lập, đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: KCN Hoành Bồ 681 ha; KCN Bạch Đằng 176,45 ha (thuộc KCN – dịch vụ Đầm Nhà Mạc). Ngoài ra còn 5 dự án đầu tư hạ tầng KCN khác đang được nghiên cứu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư với tổng quỹ đất khoảng 2.500 ha.

Các KCN, KKT của tỉnh đã thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài lớn, có năng lực, kinh nghiệm đến từ 15 quốc gia , vùng lãnh thổ như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxcom (Đài Loan), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Wilmar (Singapore)… các dự án FDI trong KCN KKT của tỉnh chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực ngành nghề như:

Kinh doanh bất động sản (hạ tầng KCN, nhà xưởng cho thuê), dệt may, cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; chế biến thực phẩm và một số ngành nghề khác. Đến hết năm 2020, tỉnh Quảng Ninh thu hút khoảng 2 tỉ USD vào các KCN, KKT trên địa bàn tỉnh, trong đó giá trị giải ngân các dự án ngoài ngân sách trong các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh đạt ít nhất 1 tỉ USD.

Trong 9 tháng của năm 2021, tổng vốn thu hút đầu tư và các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc địa bàn quản lý của Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh (trừ KKT Vân Đồn) đạt 40.350 tỷ đồng (tương đương hơn 1,75 tỷ USD), đạt 139% kế hoạch thu hút vốn đầu tư theo kịch bản tăng trưởng năm 2021.

Giai đoạn 2020-2025

Trong giai đoạn 2020-2025, Quảng Ninh đặt mục tiêu ngành công nghiệp chế biến chế tạo trở thành một trong 3 trụ cột chính trong ngành công nghiệp của tỉnh; đồng thời, xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ gắn với phát triển các KCN bền vững theo mô hình”3 trong 1” KCN – khu đô thị – khu dịch vụ với hệ thống kế cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại. Hình thành các dự án lớn trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, phát triển cụm liên kết, tăng cường liên kết trong sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Để đón làn sóng đầu tư FDI sau đại dịch Covid-19, hiện tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện hạ tầng các KCN, KKT theo hướng đồng bộ, hiện đại; đồng thời nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn, thúc đẩy phát triển hạ tầng KCN, KKT; các chính sách đầu tư xây dựng các tiện ích xã hội, nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động và chính sách thu hút, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao phục vụ cho KCN, KKT. Đây chính là 3 đột phá chiến lược của tỉnh gồm phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính và phát triển nguồn nhân lực, song song với công tác hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư.

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2030

Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ phát triển 18 khu công nghiệp với tổng diện tích quy hoạch đạt 14.599,19 ha (trừ các khu công nghiệp trên địa bàn KKT Vân Đồn). Trong đó, tiếp tục đầu tư các khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch được phê duyệt, nghiên cứu bổ sung quy hoạch và đầu tư phát triển thêm 4 quy hoạch mới, tập trung chủ yếu tại khu kinh tế ven biển Quảng Yên.

Hiện nay có 8 khu công nghiệp đang được nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư như: khu công nghiệp Hồng Thái Đông – thị xã Đông Triều (150ha); khu công nghiệp phụ trợ ngành than – Cẩm Phả (400ha); khu công nghiệp Tiên Yên – huyện Tiên Yên (150ha); khu công nghiệp Logictics Vạn Ninh – thành phố Móng Cái (1000ha); khu công nghiệp Hải Hà 1 – huyện Hải Hà (300ha); khu công nghiệp Hải Hà 2 – huyện Hải Hà (300ha); khu công nghiệp Y dược Công nghệ cao (1.000ha) và khu công nghiệp công nghệ cao (800ha) tại khu kinh tế Vân Đồn.

Danh sách 5 khu kinh tế:

  • 3 khu công nghiệp cửa khẩu

Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái: toàn bộ diện tích tự nhiên khu kinh tế khoảng 121.197 ha, trong đó diện tích đất liền là 66.197 ha và diện tích mặt biển là 55.000 ha. KKT là trung tâm phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, dịch vụ và cảng biển của vùng Trung Du và miền núi phía Bắc, của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ và đầu mối với hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc); có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của vùng đồng bằng sông Hồng và Quốc Gia.

Khu kinh tế cửa khẩu Hoàng Mô – Đồng Văn: tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.236 ha. Đây là khu kinh tế đa nghành, trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh. Là đô thị tổng hợp với không gian kiến trúc hiện đại, có bản sắc và đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại V. Là cửa ngõ giao lưu hoạt động, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực miền núi Bắc Bộ, vùng vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; thuận lợi cho việc thu hút, xúc tiến các hoạt động đầu tư trên cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ tại khu vực cửa khẩu.

Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Song Sinh (huyện Hải Hà): tổng diện tích tự nhiên khoảng 9.404,79 ha. KKT được định hướng phát triển mới khu đô thị dịch vụ thương mại gắn với phát triển cửa khẩu Bắc Phong Sinh; cải tạo nâng cấp trung tâm xã Quảng Đức gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, logistic…

  • 2 khu kinh tế ven biển

Khu kinh tế ven biển Vân Đồn: được thành lập vào giữa năm 2007, rộng 2.200km2 trong đó có diện tích đất tự nhiên 551,33 km2, phần vùng biển rộng 1620 km2. Khu này bao trùm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), được hình thành bởi trên 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong quần thể vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long. Mục tiêu của KKT là trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế ở Quảng Ninh.

Vân Đồn cũng được xác định là có vị trí kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng đối với cả Việt Nam và quốc tế khi nằm trong khu hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt Trung, nằm trong khu vực tăng trưởng nhanh, trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh…

Khu kinh tế Vôn Đồn bao gồm một khu phi thuế quan (khu thương mại tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thuế quan.

Phục vụ giao thông cho khu kinh tế Vân Đòn có cảng Vạn Hoa và sân bay quốc tế Vân Đồn.

Theo thống kê của Ban quản lý KKT Vân Đồn, tính đến nay, KKT có tổng số 146 dự án nghiên cứu, đầu tư. Trong đó có 38 dự án đã cơ bản hoàn thành, 27 dự án đã giao đất đang triển khai đầu tư.

Khu kinh tế ven biển Quảng Yên

Tổng diện tích 13.303 ha, gồm 20 phường, xã của 2 địa phương tỉnh Quảng Ninh là thị xã Quảng Yên; và thành phố Uông Bí. Quyết định thành lập KKT ven biển Quảng Yên có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020.

Khu kinh tế ven biển Quảng Yên được chia làm 2 phân khu. Khu thứ nhất gồm khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao có diện tích 6.403,7 ha; gồm 5 phường, xã của thành phố Uông Bí và 8 phường, xã thuộc thị xã Quảng Yên. Phân khu thứ hai là khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc; có diện tích 6.899,3 ha thuộc phường, xã thuộc thị xã Quảng Yên.

Khu kinh tế ven biển Quảng Ninh được chia làm 3 giai đoạn phát triển. Trong đó giai đoạn 1 (2020-2021) đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản; phục vụ cho dự án trong khu kinh tế. Giai đoạn 2 (2021-2025) tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn khu; từng bước hình thành đô thị thông minh.

Theo quy hoạch, khu kinh tế Quảng Yên sẽ phát triển theo hướng kinh tế ven biển đa ngành; hình thành trung tâm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hậu cần cảng và đô thị hiện đại; thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, khu kinh tế còn phát triển những ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghiệp cao; thân thiệt với môi trường.

KKT ven biển Quảng Yên đã quy hoạch, phát triển được 5 KCN gồm:

KCN Đông Mai, KCN Sông Khoai, KCN Bắc Tiền Phong, KCN Nam Tiền Phong và KCN Bạch Đằng. Tiêu biểu như ở KCN Đông Mai đã được tỉnh đầu tư hoàn thiện hạ tầng; (giai đoạn 1 diện tích hơn 160 ha) với tỷ lệ lấp đầy đạt 73% (cao nhất tỉnh). Đã có 16 doanh nghiệp thứ cấp được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; với tổng vốn đầu tư đăng ký là 331 triệu USD.

Danh sách 8 khu công nghiệp (KCN) Quảng Ninh đang hoạt động

  1. Khu công nghiệp Đông Mai

Khu công nghiệp Đông Mai có diện tích: 167,86 ha; có vị trí thuộc phường Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. KCN do Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera làm chủ đầu tư.

Danh mục nghành nghê ưu tiên thu hút được đầu tư:

  • Ươm tạo công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học;
  • Sản xuất sản phẩm mềm, sản phẩm nội dung thông tin số; sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm;
  • Sản xuất vật liệu mới, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; các dự án tiết kiệm năng lượng, các dự án thân thiện với môi trường;
  • Sản xuất phụ kiện, linh kiện diện tích, cụm chi tiết điện tử; sản xuất lắp ráp ô tô; phụ tùng ô tô, sản xuất máy công cụ, thiết bị; máy móc, phụ tùng phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; sản xuất vật liệu thay thế vật liệu Amiăng; sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ cao;
  • Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất sản phẩm đồ uống.
Khu công nghiệp (KCN) Đông Mai - Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022
Cơ sở hạ tầng:
  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: trạm biến áp 110/22 KV với công suất 2x25MVA
  • Cấp nước: công suất 6.500m3/ ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất là 4.800m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: khu công nghiệp nằm trên trục đường quốc lộ 18 kéo dài; từ Hà Nội đến Quảng Ninh, kết nối trực tiếp với Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long; qua nút giao cách KCN 12km, giúp rút ngắn khoảng cách từ khu công nghiệp đến Hà Nội và đến cảng Hải Phòng.
  1. Khu công nghiệp Sông Khoai (Amata)

Khu công nghiệp có diện tích 714 ha, do công ty cổ phần đô thị AMATA Hạ Long làm đầu tư.

Tính chất: là khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; tập trung thu hút đầu tư các ngành nghề có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; đáp ứng linh hoạt nhu cầu đa dạng về quy mô sử dụng đất của các nhà đầu tư.

Khu công nghiệp (KCN) Amata tỉnh Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng:

  • Giao thông nội bộ: trục đường chính rộng 32m – 4 làn; trục đường nhánh rộng 23m – 2 làn
  • Cấp điện: trạm biến áp 110/35/22KV
  • Cấp nước: công suất 30.000 m3 mỗi ngày. GĐ 1 với công suất 6500m3/ ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất là 4.00m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: KCN sở hữu vị trí địa lý thuận lợi về giao thương hàng hóa, kết nối dễ dàng với các công trình giao thông trọng điểm thông qua hệ thống đường giao thông hiện đại và hoàn thiện.
  1. Khu công nghiệp Texhong Hải Hà giai đoạn 1

Khu công nghiệp Texhong Hải Hà có tổng diện tích 4.988 ha. KCN có địa giới hành chính 05 xã: Quảng Điền, Quảng Phong, Phú Hải; Quảng Trung và Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà. Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 660 ha. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng là công ty TNHH KCN Texhong Việt Nam.

Tính chất: là khu công nghiệp phát triển đa ngành, chủ yếu bố trí các nhà máy công nghiệp; đa ngành nghề, công nghiệp hoàn thiện sản phẩm dệt may; công nghiệp dệt may và phụ trợ dệt may; là khu công nghiệp phát triển mang tính linh hoạt; được đầu tư đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng chức năng; đem đến sự thuận tiện và an toàn cho các nhà đầu tư; đồng thời hài hòa với các khu vực đô thị và khu nhà ở công nhân lân cận. Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, bao gồm các công trình hành chính công cộng, dịch vụ; giao thông, trạm điện, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước sạch; cấp hơi nước và nhiên liệu, xử lý thu gom rác.

Khu công nghiệp Texhong Hải Hà- Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng:

  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: một trạm công suất (2×250 + 3×63)MVA
  • Cấp nước: công suất 20.000 m3 / ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất 20.000 m3 / ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: KCN có vị trí thuận lợi về giao thông, đảm bảo nhu cầu lưu thông hàng hóa của chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư vào khu công nghiệp.
  1. Khu công nghiệp Việt Hưng

KCN Việt Hưng có diện tích 301 ha, tại phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Việt Hưng làm chủ đầu tư của KCN.

Là tổ hợp công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với loại hình công nghiệp sản xuất xe ô tô thân thiện với môi trường và các loại hình công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường và dịch vụ phụ trợ cho hoạt động của KCN.

Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng-Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng:

  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: được lấy từ đường dây 110 KV hiện có; từ trạm biến áp trung gian, điện được đưa đến các trạm biến áp phân phối để cấp điện cho các khu vực trong KCN.
  • Cấp nước: lấy từ nhà máy nước Đồng Ho
  • Xử lý nước thải: công suất là 1.800-2.000 m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: với vị trí chiến lược, nằm trên quốc lộ 18 gần quốc lộ 1A, 1B và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nằm bên bờ vịnh Cửa Lục (phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long), dễ dàng kết nối đến các hạ tầng giao thông như đường biển, đường hàng không, đường bộ, thuận tiện cho giao thông cả trong nước và quốc tế.
  1. Khu công nghiệp Cái Lân

Khu công nghiệp Cái Lân có diện tích 78 ha. Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng của KCN. Là khu công nghiệp trọng điểm của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ:

Hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, đảm bảo các yêu cầu về môi trường; hệ thống cung cấp điện và nước đảm bảo nhu cầu của các doanh nghiệp trong KCN; hệ thống đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống cảnh quan kiến trúc, cây xanh, các công trình, nhà ở cho công nhân được đầu tư bài bản, chất lượng cùng các dịch vụ hạ tầng chuyên nghiệp; tạo môi trường tốt, tiện lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư hoạt động trong KCN đảm bảo phù hợp với tư tưởng chỉ đạo, định hướng phát triển của tỉnh, đính hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy hoạch về phát triển KCN, KKT.

Cái Lân
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022
Cơ sở hạ tầng:
  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: trạm biến áp 110/22KV – 32 MVA
  • Cấp nước: công suất là 4.000 m3/ ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất là 2.000 m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: KCN có vị trí kết nối giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, nằm ở phia tây của thành phố Hạ Long, tại địa phận phường Giếng Đáy và Bãi Cháy, ngay sát bên cạnh quốc lộ 18 (nối Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái), nằm cạnh Cảng nước sâu Cái Lân, cạnh ga và tuyến đường sắt Hạ Long – Yên Viên (đang được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường sắt cao tốc hiện đại nhất), gần với đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Móng Cái.
  1. Khu công nghiệp Hải Yên

Khu công nghiệp Hải Yên có tổng diện tích 182,42 ha, vị trí tại phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Thuộc khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái. KCN do công ty đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera làm chủ đầu tư.

Tính chất: khu công nghiệp đa ngành, không gây ô nhiễm gồm công nghiệp sản xuất tiêu dùng; dệt may; lắp máy; cơ khí chính xác; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng; chế biến thực phẩm.

 Hải Yên
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng:

  • Giao thông nội bộ: trục đường chính rộng 32m – 4 làn; trục đường nhánh rộng 23m – 2 làn
  • Cấp điện: 2 trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x16MVA và 32 MVA
  • Cấp nước: công suất là 6.500 m3/ ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất là 4.300 m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: khu công nghiệp nằm tại Móng Cái, là điểm cuối 2 hành lang Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh và Quảng Tây – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Từ KCN đến các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc Việt Nam và phía Nam Trung Quốc được kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
  1. Khu công nghiệp Nam Tiền Phong (DEEP C I)

Diện tích 487,4ha, có tính chất phát triển khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị: nhằm cung cấp dịch vụ hậu cần vận chuyển… đến nay, chủ đầu tư KCN đã thực hiện san lấp hoàn chỉnh diện tích khoảng 30ha; đang triển khai xây dựng đê bao để tiếp tục san lấp; toàn bộ diện tích còn lại phía Đông là 87,3ha và diện tích 45,5ha phía Tây. Đồng thời, tiến hành thi công xây dựng tuyến đường nội bộ trong KCN kết nối các khu đất đã; và đang san lấp. Hiện diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 124ha.

 Nam Tiền Phong
Khu công nghiệp (KCN) – Quảng Ninh cập nhật danh sách mới năm 2022

Cơ sở hạ tầng:

  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: trạm biến áp TBA 110/22KV – (40+63) MVA
  • Cấp nước: công suất là 12.000 m3/ ngày đêm
  • Xử lý nước thải: công suất là 10.000 m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: là khu vực phát triển kinh tế biển năng động; trong đó ưu tiên phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển, cảng biển với quy mô lớn; gắn kết với các khu cảng biển Hải Phòng, dành tối đa quỹ đất sau cảng làm dịch vụ cảng; logistics và các ngành công nghiệp liên quan đến cảng; là khu vực tập trung vào các ngành công nghiệp có yêu cầu khối lượng vận tải biển lớn; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp tiêu dùng, chế biến thủy sản.
  1. Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong (DEEP C II)

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong có tổng diện tích quy hoạch 1.193ha; thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh. KCN sở hữu lợi thế lớn về vị trí địa lý trong chiến lược; “Trung Quốc + 1” nhờ kết nối trực tiếp với Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Móng Cái. Vì vậy; các công ty đầu tư tại đây vừa duy trì nhà máy sản xuất chủ chốt tại Trung Quốc; vừa đẩy mạnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc. Bởi vì KCN có hai lợi thế sẵn có; vị trí đại lý gần Trung Quốc và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi trong việc trung chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam.

KCN chủ yếu phát triển các ngành: logistics; Cảng Biển; Hóa chất hóa dầu; Công nghiệp tổng hợp,…

Bắc Tiền Phong
Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong – Quảng Ninh (Deep C II)
Cơ sở hạ tầng:
  • Giao thông nội bộ: đường nội bộ hiện đại, đường chính rộng 40m
  • Cấp điện: trạm biến áp 55.000KVA – 110/22KV
  • Cấp nước: từ nhà máy nước Yên Lập, nhà máy nước Cẩm La và nhà máy nước Liên Vị
  • Xử lý nước thải: công suất là 12.000 m3/ ngày đêm
  • Lợi thế giao thông: là khu phát triển kinh tế biển năng động; trong đó ưu tiên phát triển hệ thống dịch vụ cảng biển, cảng biển với quy mô lớn; gắn kết với các khu cảng biển Hải Phòng, dành tối đa quỹ đất sau cảng làm dịch vụ cảng; logistics và các ngành công nghiệp liên quan đến cảng; là khu vực tập trung vào các ngành công nghiệp có yêu cầu khối lượng vận tải biển lớn; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp tiêu dùng, chế biến thủy sản.

Tăng trưởng kinh tế

Có thể nói; các doanh nghiệp KCN đi vào hoạt động đã đóng góp quan trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế; và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Quảng Ninh. Thực tế, đột phá về thể chế cùng với hạ tầng và nguồn nhân lực giống như; “3 mũi tiến công” giúp Quảng Ninh đạt được những kết quả vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quan của tỉnh đạt trung bình trên 10%/ năm; quy mô kinh tế đã vượt 200.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt trên 6.700 USD, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước.

Trên đây là danh dách cập nhật mới nhất về các KCN tỉnh Quảng Ninh; mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng những nội dung này; sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về quy mô công nghiệp tại tỉnh này.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale