Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy - Thái Bình

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình | Thái Thụy là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, tổng diện tích tự nhiên 268,44 km2, dân số 250.222 người. Sở hữu bờ biển dài 27 km, có cảng Diêm Điền, có nguồn nguyên liệu phong phú trong nông nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản lại tiếp giáp với Hải Phòng nên có điều kiện đặc biệt thuận lợi cho giao lưu, phát triển KT-XH ở trong nước và quốc tế.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế này, những năm qua các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương đã huy động nhiều nguồn lực tập trung đẩy mạnh phát triển Thương mại- Dịch vụ huyện Thái Thụy trở thành khu vực hoạt động kinh tế khá sôi động của tỉnh. Huyện có hàng chục nghìn héc-ta bãi triều, hàng nghìn héc-ta rừng ngập mặn, nhiều công trình trọng điểm về hạ tầng kinh tế – xã hội đang được đầu tư xây dựng tạo ra lợi thế, tiềm năng lớn đề phát triển kinh tế biển, vùng ven biển của huyện.

Bởi vậy, những năm qua huyện Thái Thụy luôn xác định trọng tâm phát triển kinh tế biển là hướng đột phá của địa phương. Thực tế cho thấy hướng đi này là sự lựa chọn đúng đắn của huyện ven biển Thái Thụy. Hiện nay, huyện Thái Thụy đã hình thành được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt trên 4.300ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt 55.328 tấn, giá trị đạt gần 550 tỷ đồng.

  • Hoạt động dịch vụ du lịch

Về hoạt động dịch vụ du lịch, Thái Thụy cũng là huyện có nhiều tiềm năng với hệ thống các di tích được xếp hạng như: đến Hệ, đền Chòi, đến Tam Hòa…, khu du lịch sinh thái Cồn Đen cũng là điểm thu hút hấp dẫn khách du lịch cho huyện nhà.

Nhiều năm qua ngành vận tải biển đã trở thành một trong những thế mạnh của huyện, góp phần không nhỏ cho sự việc thúc đẩy kinh tế của Thái Thụy. Toàn huyện có gần 150 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương, mua bán thiết bị tàu, đóng tàu và làm dịch vụ hỗ trợ cho thuê, đại lý tàu biển. Thái Thụy hiện là địa phương có số lượng tàu biển lớn, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 2.500 lao động. Giá trị sản xuất ngành vận tải năm 2018 ước đạt 1.871,7 tỷ đồng.

Điều dễ nhận thấy trong bức tranh toàn cảnh của Thái Thụy ngày nay là hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư, nâng cấp và có những thay đổi rõ rệt. Rất nhiều các công trình trọng điểm đã được đầu tư xây dựng như: Cầu Diêm Điền, cầu Trà Linh, cầu Trà Giang, đường Thái Thủy- Thái Thịnh, đường ra Cồn Đen, đường ĐH91, đường 39B… Việc quy hoạch xây dựng, mở rộng thị trấn Diêm Điền lên đô thị loại IV cũng đã hoàn thành… tạo cho Thái Thụy hình ảnh một huyện ven biển năng động và nhiều đồi mới./.

Vị trí địa lý

Huyện Thái Thụy nằm ở phía đông của tỉnh Thái Bình, có trí địa lý:

Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ Phía tây giáp huyện Đông Hưng và huyện Quỳnh Phụ Phía nam giáp huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải Phía bắc giáp huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng.

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy - Thái Bình
Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình

Đơn vị hành chính

Huyện Thái Thụy có 36 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Diêm Điền (huyện lỵ); 35 xã: An Tân, Dương Hồng Thủy, Dương Phúc, Hòa An, Hồng Dũng, Mỹ Lộc, Sơn Hà, Tân Học, Thái Đô, Thái Giang, Thái Hưng, Thái Nguyên, Thái Phúc, Thái Thịnh, Thái Thọ, Thái Thượng, Thái Xuyên, Thuận Thành, Thụy Bình, Thụy Chính, Thụy Dân, Thụy Duyên, Thụy Hải, Thụy Hưng, Thụy Liên, Thụy

Ninh, Thụy Phong, Thụy Quỳnh, Thụy Sơn, Thụy Thanh, Thụy Trình, Thụy Trường, Thụy Văn, Thụy Việt, Thụy Xuân.

Dân số

Dân số huyện Thái Thụy năm 2021 là 255,222 người. Trên địa bàn Huyện có 2 tôn giáo: Phật giáo có khoảng 15.000 phật tử phân bố đều trong các xã; Công giáo có khoảng 10.000 tín đồ.

Giáo dục Thái thụy có 5 trường Trung học phổ thông là THPT Thái Ninh, THPT Thái Phúc, THPT Đông Thụy Anh, THPT Tây Thụy Anh; THPT Diêm Điền. Ngoài ra huyện còn có 2 trung tâm giáo dục thường xuyên 01 và 02 và trung tâm hướng nghiệp dạy nghề.

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy - Thái Bình
Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình

Hạ tầng giao thông

Huyện có quốc lộ 39, Quốc lộ 37; Quốc lộ 37B (trước đây là TL458,tỉnh lộ 39B), 47, 216, 460… chạy qua; Đây là địa phương có dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua.

Toàn huyện có 219,4 km (100%) trục đường xã, liên xã được nhựa hoá, bê tông hoá đạt chuẩn; 213,9 km (100%) trục đường thôn được bê tông hoá đạt chuẩn; 517,8 km đường nhánh cấp I trục thôn và 290,4 km đường ngõ xóm được cứng hoá; 331 km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, đạt chuẩn. 100% km đường huyện do huyện quản lý được bảo trì hằng năm.

Hệ thống đường thủy trên sông Trà Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa.

Bức tranh kinh tế huyện

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ và nhân dân huyện Thái Thụy đã nỗ lực phấn đấu, phát huy lợi thế của một huyện ven biển nhiều tiềm năng, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước đạt 17,6%/năm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, 28.26%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 89.576,3 tỷ đồng, tăng bình quân 10,18%/năm, xuất khẩu tăng bình quân 5 năm đạt 22,36%/năm, thu nhập bình quân năm 2020 đạt 50,2 triệu/năm.

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy - Thái Bình
Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình

Kinh tế biển có bước phát triển cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và an ninh biền.Giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 1.712 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 7,83%/năm, tăng 2,35% so với giai đoạn 2010 – 2015.

Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả rõ nét. Tổng nguồn lực đầu tư, xây dựng nông thôn mới 5 năm đạt 3.875 tỷ đồng. Năm 2019, Thái Thụy được công nhận là huyện nóng thôn mới và 2 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Toàn huyện có trên 1.000 doanh nghiệp, 14.000 hộ kinh doanh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.

  • Năm 2021

Năm 2021, dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế của huyện Thái Thụy vẫn có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt trên 27.300 tỷ đồng, tăng 8,06% so với cùng kỳ năm 2020.Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất ở lĩnh vực công nghiệp, từng bước phục hồi và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 10.000 tỷ đồng, tăng 14,3% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2021 đạt 10.179 tỷ đồng, tăng 13,14% so với cùng kỳ. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được chỉ đạo quyết liệt. Giá trị sản xuất khu vực xây dựng đạt 8.069 tỷ đồng, tăng 6,75% so với cùng kỳ.Tổng thu Ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 1.805,978 tỷ đồng, đạt 186,7% dự toán tỉnh giao.

  • Mục tiêu trong nhiệm kỳ mới 2020-2025:

Tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất bình quân là 19,3%/năm. Trong đó, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 1,55%/năm, công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng 23,85%/năm; thương mại – dịch vụ tăng 12,54%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu/năm.Cơ cấu kinh tế năm 2025: Tỷ trọng ngành nông; lâm, thủy sản chiếm 8,9%, công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 79%, thương mại – dịch vụ 12,1%. Thu ngân sách tăng bình quân 12%/năm.30% – 35% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 25% số xã thực hiện và đạt tiêu chuẩn mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), quy hoạch, xây dựng 1; khu xử lý rác thải tập trung.Phấn đấu trên 70% lao động qua đào tạo. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 4.700 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 0,2%/năm.

Khu công nghiệp (KCN) Thái Thụy – Thái Bình – Phát triển khu – cụm công nghiệp

Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế Thái Bình và các cụm công nghiệp; trên địa bàn huyện Thái Thụy; thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Liên Hà Thái; đã góp phần đưa Thái Bình trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư; nhất là vốn đầu tư nước ngoài.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp; đô thị, dịch vụ Liên Hà Thái (nằm trong Khu kinh tế Thái Bình); có tổng vốn đầu tư: 3.885 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất: 588,84 ha; trên địa bàn xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy; thời hạn thực hiện dự án 50 năm. Khu kinh tế Thái Bình; được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại Quyết định số 36/2017/QĐTTg ngày 29-7-2017; bao gồm 30 xã, một thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển; với diện tích tự nhiên 30.583ha. Ngày 28-10-2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng; Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là dự án trọng điểm đầu tiên trong Khu kinh tế Thái Bình; là công trình khởi đầu để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; có dấu ấn quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào Khu kinh tế. Khi vào hoạt động sẽ tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế; xã hội của tỉnh Thái Bình nói riêng và lan tỏa đến các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng; góp phần vào phát triển chung của cả nước.

  • Thu hút đầu tư

Một trong những đòn bẩy tạo bước đột phá về thu hút đầu tư vào huyện Thái Thụy; chính là môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng và những chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; vào KCN – đô thị – dịch vụ Liên Hà Thái đã có 3 dự án với quy mô lớn; được các nhà đầu tư triển khai với tổng vốn đầu tư là 240 triệu USD.

Toàn huyện hiện có khoảng 450 doanh nghiệp, 17.363 cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; giải quyết việc làm cho khoảng 42.015 lao động. Trong đó ngành Công nghiệp có 68 doanh nghiệp, 5.320 cơ sở sản xuất công nghiệp với 15.446 lao động; tập trung ở các xã Thụy Tân, Thụy Hải, Thụy Dân, Thái Xuyên, thị trấn Diêm Điền,…

Sáu tháng đầu năm 2018 ngành công nghiệp chế biến thủy sản của huyện tăng trưởng khá tốt. Điển hình là Công ty TNHH Chế biến thủy sản Thụy Hải (Cụm công nghiệp Thụy Tân); chuyên chế biến bột cá, 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng bột cá ước đạt 6.295 tấn; tăng 165% so với cùng kỳ năm 2017; Công ty TNHH Thực phẩm Rich beaty Việt Nam chuyên chế biến tôm cá xuất khẩu; (Cụm công nghiệp Thụy Hải) Giá trị xuất khẩu ước đạt 2.950.000USD tăng 142% so với cùng kỳ năm 2017…

  • Nghề và làng nghề

Lĩnh vực nghề và làng nghề vẫn được duy trì ổn định. Nhiều làng nghề truyền thống phát triển hoạt động sản xuất hiệu quả như; làng nghề làm hương Lai Triều (xã Thụy Dương), làng rèn An Tiêm (xã Thụy Dân); làng nghề mộc An Định (xã Thụy Văn), làng nghề chế biến thủy sản Quang Lang (xã Thụy Hải); các cơ sở đóng thuyền gỗ Tân Sơn (Diêm Điền), Bạch Đằng (Thải Thượng)… Trong lĩnh vực làng nghề; nổi bật có Doanh nghiệp mây tre đan Thanh Bình (xã Thái Xuyên) duy trì sản xuất ổn định.

Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin mời liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Search
Phạm vi giá Từ Đến
Các tính năng khác
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook