Khu công nghiệp Thừa Thiên Huế cập nhật danh sách 2023

KCN Thừa Thiên Huế cập nhật danh sách mới năm 2023

Khu công nghiệp Thừa Thiên Huế cập nhật danh sách 2023 | Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông Bắc – Nam của quốc gia, kết nối với hệ thống cảng nước sâu Chân Mây, sân bay quốc tế Phú Bài; là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế, thương mại, du lịch (EWEC) Đông-Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với Biển Đông.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có cùng quyết tâm của chính quyền, Thừa Thiên Huế đang sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới từ những nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế đến các Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN) của tỉnh, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế-xã hội của địa phương. Thừa Thiên – Huế nổi lên như một địa phương đi đầu về thu hút đầu tư công nghiệp khu vực Bắc Trung Bộ với tỷ lệ thu hút đầu tư và lấp đầy các Khu Công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đạt mức cao.

Hiện nay, địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có quy hoạch phát triển hai KKT với diện tích khoảng 37.292 ha gồm KKT Chân Mây-Lăng Cô (khoảng 27.108 ha) và KKT cửa khẩu A Đớt (khoảng 10.184 ha);

9 KCN đã được thành lập gồm:

Khu công nghiệp Phú Bài I, II; Khu công nghiệp Phú Bài IV (giai đoạn 1); Khu công nghiệp Gilimex thuộc KCN Phú Bài; Khu công nghiệp Phong Điền Hàn – Quốc; Khu công nghiệp Phong Điền – Viglacera; Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1; Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1; Khu công nghiệp Quảng Vinh và Khu công nghiệp Phú Đa, với tổng diện tích khoảng 2.393,47 ha. Trong đó, KCN Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) và Phú Đa (huyện Phú Vang) chưa có nhà đầu tư hạ tầng.

Thời gian qua, số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư tại KKT, KCN ngày càng tăng, chủ yếu là các đối tác đến từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore… Qua đó, đã tiếp xúc những nhà đầu tư chiến lược, có năng lực tài chính để đầu tư các dự án có quy mô lớn, tạo động lực để phát triển KKT, KCN.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, tám tháng đầu năm 2022, Ban quản lý KKT, CN tỉnh đã cấp 10 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới là 3.004 tỷ đồng đạt 50,5% kế hoạch năm 2022, giảm 7,2% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, có ba dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn 1.382 tỷ đồng.

Hiện nay, trên địa bàn KKT, KCN tỉnh có 170 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 117.405 tỷ đồng; trong đó, có 40 dự án vốn FDI với vốn đầu tư đăng ký là 70.257 tỷ đồng.

Đầu tư

Lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các dự án đến nay ước đạt khoảng 34.731 tỷ đồng (đạt 29,5% tổng vốn đăng ký đầu tư); trong đó, có 93 dự án đang hoạt động (chiếm tỷ lệ 54,7%). Trong tám tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện ước đạt 980,5 tỷ đồng (ước đạt 16,3% kế hoạch năm 2022).

Hiện, tỉnh đang đẩy mạnh kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội, giáo dục đào tạo; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Thừa Thiên Huế đã và đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Tập đoàn Banyan tree (Singapore), Tập đoàn Bia Carlsberg (Đan Mạch), Công ty HBI (Hoa Kỳ), Công ty Scavi (Pháp), Công ty China Everbright International Limited (Trung Quốc), Tập đoàn Caribbean Cruise (Hoa Kỳ), Luks HongKong, Công ty CP (Thái Lan), Tập đoàn SBH (Tây Ban Nha)… với những dự án mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trong nước và quốc tế.

Dưới đây, Blue Ocean Realty mang đến cho các Quý độc giả những cập nhật mới nhất về KKT, KCN và cụm công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế.

I. Thông tin về 02 Khu kinh tế

  1. Khu kinh tế (KKT) Chân Mây-Lăng Cô

Khu kinh tế (KKT) Chân Mây – Lăng Cô được thành lập theo Quyết định số 04/2006/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, có ranh giới địa lý xác định, bao gồm: thị trấn Lăng Cô và các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc và Đông Bắc giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp xã Lộc Bình, xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), có diện tích 27.108 ha.

Toàn bộ khu kinh tế

Toàn bộ không gian Khu kinh tế được quy hoạch thành các khu chức năng đô thị và phân loại theo quy chế quản lý không gian khác nhau, bao gồm các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch và các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt: Khu cảng Chân Mây bố trí tại mũi Chân Mây Đông có quy mô 370 ha bao gồm cảng tổng hợp và cảng riêng dành cho khu phi thuế quan. Trung tâm tiếp vận hàng hoá và thương mại dịch vụ đầu mối: quy mô 120 ha phân bố tại khu vực giao cắt giữa quốc lộ 1A và đường ra cảng Chân Mây. Đô thị Chân Mây và các trung tâm chủ yếu: quy mô khoảng 1.545 ha, phân bố tại khu vực dọc sông Bu Lu, sông Thừa Lưu và chân núi Phước Tượng.

Ngoài ra có các khu: Khu phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp. Quy mô dự kiến khoảng 1.950 ha; Khu du lịch kết hợp với nhà ở đô thị quy mô khoảng 485 ha; Khu phi thuế quan – công nghiệp – dịch vụ hậu cảng quy mô khoảng 1540 ha; Khu dịch vụ đô thị công nghiệp – công nghiệp kỹ thuật cao; dịch vụ du lịch; khu vui chơi giải trí: quy mô khoảng 1.500 ha …

Hiện nay, công tác quy hoạch, huy động vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng đã được Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô khẩn trương triển khai.

  1. Khu kinh tế Cửa khẩu A Đớt

Ngày 22 tháng 5 năm 2008,Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2008/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là khu kinh tế cửa khẩu sát đường biên giới Việt Nam-Lào, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Trung Bộ Việt Nam. Khu kinh tế này được thành lập vào tháng 6 năm 2008 với thành tố chính là Cửa khẩu A Đớt.

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt rộng 101,84 km² trên địa bàn 3 xã A Roàng, A Đớt và Hương Lâm. Phía Bắc là xã Yên Phong, phía Nam là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông là xã Hương Nguyên, phía Tây là xã Đông Sơn.

Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt có 7 phân khu chức năng gồm: Khu đô thị Hương Lâm; Khu công nghiệp Hương Lâm; Khu vực cửa khẩu A Đớt; Khu đô thị trung tâm A Đớt; Khu đô thị sinh thái và du lịch A Roàng; Khu vực phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng (khu vực xây dựng phi tập trung); Khu bảo tồn hạn chế xây dựng.

II. Thông tin về 07 khu công nghiệp Thừa Thiên Huế đang hoạt động

  1. Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn I và II

Khu công nghiệp Phú Bài được thành lập theo Quyết định số 1144/QĐ-TTg ngày 22/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ; là khu công nghiệp tập trung đầu tiên được khai thác sớm và có hiệu quả, đóng góp quan trọng trong sự phát triển Kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. KCN đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện; có nhiều điều kiện thuận lợi về giao thông, lao động; đã có nhà máy xử lý nước thải, kho ngoại quan và địa điểm làm thủ tục hải quan phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu tại chỗ.

Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài có tổng diện tích quy hoạch gần 800 ha, nằm trên địa bàn phường Phú Bài và xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy). Giai đoạn I và II có tổng diện tích là 196,75 ha. KCN sở hữu vị trí địa lý chiến lược, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua nối Hương Thủy với các đô thị lớn trong vùng và cả nước; Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao thương kinh tế với cả nước và hội nhập khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

Khu công nghiệp Phú Bài đã thu hút được nhiều dự án trong nước và nước ngoài như: Hoa Kỳ, Đan Mạch, Bulgary, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý…đầu tư vào các lĩnh vực như: sợi, may mặc, mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đồ uống… Một số doanh nghiệp tiêu biểu tại KCN Phú Bài: Hanex Huế (korean), Công ty TNHH Baosteel Can Making, Công ty TNHH Quốc tế Kugler,…

Tính đến nay

Đã có khoảng 40 doanh nghiệp (DN) triển khai dự án tại KCN Phú Bài; tỷ lệ lấp đầy của KCN giai đoạn I, II đạt 100%. KCN đã tạo gần 20.000 việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh; góp phần tích cực vào công tác thu hút đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tên KCN: Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn I và II

Quy mô: 196,75 ha

Địa chỉ: phường Phú Bài và xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ đầu tư: Công Ty TNHH MTV Đầu Tư Và Phát Triển Hạ Tầng Khu Công Nghiệp

Thời gian hoạt động: 1998-2048

Ngành nghề thu hút: chế biến nông, lâm thủy sản, công nghiệp chế tạo máy, điện tử, tin học, sợi, dệt may, công nghiệp hỗ trợ…và sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng…

  1. Khu công nghiệp Phong Điền- Viglacera

Khu công nghiệp Phong Điền – Viglacera được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 2854/QĐ-UBND ngày 31/12/2014, đơn vị chủ đầu tư là Tổng Công ty Viglacera-CTCP thực hiện dự án “Đầu tư và xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phong Điền – Viglacera”.

Tổng diện tích của Khu công nghiệp là 284,32ha, được đầu tư xây dựng chia thành 03 giai đoạn, Giai đoạn 1 với tổng diện tích 64ha đã hoàn thành công tác đền bù GPMB, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 21/11/2016. Giai đoạn 2, gồm 02 đợt (đợt 1 với tổng diện tích 46,2ha, đợt 2 với tổng diện tích 42,1ha). Giai đoạn 3, gồm 2 đợt, với tổng diện tích 131,42ha. Ngay sau khi được bàn giao đất của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của dự án, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, điện chiếu sáng… đã được chủ đầu tư triển khai thực hiện và đến nay các hạng mục này đã cơ bản hoàn thành.

Khu công nghiệp nằm giáp quốc lộ 9, gần quốc lộ 1A – là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam – và đường sắt Bắc Nam.

KCN Phong Điền – Viglacera có lợi thế lớn về giao thông khi cách Thành phố Huế khoảng 37km, cách ga Huế 28,6km, nằm gần QL 1A và đường sắt Bắc Nam, cách sân bay Phú Bài 45km, đường thủy trên sông Ô Lâu ra Biển Đông tại Cửa Việt cách 40km, cách cảng Thuận An 40km, cách cảng nước sâu Chân Mây 70km, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa. Với ưu thế sẵn có, KCN Phong Điền – VIGLACERA hứa hẹn sẽ điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tên KCN: Khu công nghiệp Phong Điền

Quy mô: 284,32 ha

Địa chỉ: xã Phong Hòa, Phong Hiền, thị trấn Phong Điền, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Viglacera-CTCP

Thời gian hoạt động: 2014-2064

Ngành nghề thu hút: công nghiệp điện, điện tử công nghệ thông tin, chế biến nông – lâm – thủy sản, thực phẩm và đồ uống, dệt may, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản…..

  1. Khu công nghiệp Phong Điền – Hàn Quốc

Khu công nghiệp Phong Điền – Hàn Quốc có diện tích 126ha. Khu công nghiệp Phong Điền – Hàn Quốc (giai đoạn 1) đã và đang được hình thành và phát triển. Thời gian tới, Công ty TNHH C&N Vina Huế – Hàn Quốc sẽ mở rộng 110ha tại Khu A – Khu công nghiệp Phong Điền (giai đoạn 2), góp phần nâng tầm khu vực cũng như tạo việc làm cho người lao động.

Khu công nghiệp Phong Điền được khuyến khích phát triển thành một khu công nghiệp chuyên về may mặc, dệt, nhuộm. Tận dụng tối đa những ưu điểm này, Tập đoàn đã và đang tạo ra một khu công nghiệp thân thiện với môi trường. Hiện tại Khu công nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng và thu hút doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư..

Tên KCN: Khu công nghiệp Phong Điền – Hàn Quốc

Quy mô: 126ha

Địa chỉ: Thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ đầu tư: Công ty TNHH C&N Vina Huế – Hàn Quốc

Thời gian hoạt động: 2012-2062

Ngành nghề thu hút: Công nghiệp Dệt may và phụ trợ ngành dệt may; Sản xuất linh kiện và thiết bị điện – điện tử; Chế tạo máy móc; Công nghiệp công nghệ cao; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; Sản xuất sản phầm từ plastic..

  1. Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1

Ngày 08/11/2021, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có Quyết định số 2863/QĐ-UBND thành lập Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1, địa điểm thuộc Khu công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phạm vi ranh giới như sau: phía bắc giáp lô A-01, A-02, A-11, A-12 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Tứ Hạ. Phía nam giáp trục đường đi xã Hương Văn, thị xã Hương Trà. Phía đông giáp đường phía tây thành phố Huế. Phía tây giáp lô B-01, B-03, CX-02 thuộc Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Tứ Hạ.

Quy mô diện tích khoảng 37,6 ha. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam. Tổng vốn đầu tư khoảng 210 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp là 50 năm, kể từ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu (ngày 09/01/2014).

Tên KCN: Khu công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 1

Quy mô: 37,6 ha

Địa chỉ: thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Hello Quốc tế Việt Nam.

Thời gian hoạt động: 2014-2054

Ngành nghề thu hút: Đầu tư hạ tầng và kinh doanh nhà xưởng; Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản; Công nghiệp sản xuất;hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng; Công nghiệp lắp ráp; điện tử, may công nghiệp

  1. Khu công nghiệp Gilimex Huế

Theo Quyết định số 2882/QĐ-UBND ngày 09/11/2021, UBND tỉnh quyết định thành lập Khu công nghiệp Gilimex có địa điểm thuộc Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy mô diện tích khoảng 460,85 ha, trong đó có hơn 49ha thuộc địa phận phường Phú Bài và 411,68ha thuộc địa phận xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy.. Chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là Công ty CP Khu công nghiệp Gilimex. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.614 tỷ đồng.

Chủ đầu tư đưa ra mục tiêu đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Gilimex thành Khu Công nghiệp “Công nghiệp xanh, Công nghiệp sạch, Công nghệ tiên tiến” nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, đầu tư có hiệu quả; đạt tiêu chuẩn Singapore với hạ tầng đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp trong và ngoài nước với công nghệ sản xuất hiện đại, sạch vào xây dựng nhà xưởng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, kích thích kinh tế khu vực lân cận.

Tên KCN: Khu công nghiệp Gilimex Huế

Quy mô: 460,85 ha

Địa chỉ: phường Phú Bài và xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ đầu tư: CTCP Khu công nghiệp Gilimex.

Thời gian hoạt động: 2021-2071

Ngành nghề thu hút: các ngành công nghiệp sạch.

  1. Khu công nghiệp Phú Bài IV- giai đoạn 1

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo quyết định số 1836/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2019; được thành lập theo quyết định số 2883/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp là chủ đầu tư.

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1 có diện tích 85,86 ha; thuộc xã Thủy Phù, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp đường tránh phía Tây thành phố Huế; Phía Nam giáp Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV đợt 2; Phía Tây giáp sông Phú Bài và đường dân sinh nối ra tỉnh lộ 15; Phía Đông giáp khu dân cư xã Thuỷ Phù.

Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1 định hướng là khu công nghiệp tổng hợp xanh, sạch, công nghệ tiên tiến, bố trí các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ, công nghiệp sạch.

Tên KCN: Khu công nghiệp Phú Bài IV- giai đoạn 1

Quy mô: 85,87 ha

Địa chỉ: xã Thủy Phù, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp

Thời gian hoạt động: 2021-2071

Ngành nghề thu hút: Điện và Điện tử; Công nghệ sinh học; Thực phẩm, tiêu dùng nhanh; Kho vận; Cơ khí chính xác, chế tạo máy; Dược phẩm; thiết bị và sản phẩm y tế; Vật liệu mới; Tài chính, ngân hàng, phần mềm dữ liệu; Trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm đo lường; Công nghệ thông tin, cơ khí, chế tạo máy, thiết bị sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải, gia công lắp ráp ô tô, xe máy;

Công nghiệp điện tử và sản phẩm điện gia dụng; Công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản xuất khẩu; Công nghiệp về bao bì (giấy, kim loại, chất dẻo), bao bì cao cấp; Công nghiệp may mặc xuất khẩu; da giày (giới hạn số lượng công nhân dưới 5000 người); Một số dịch vụ phục vụ hoạt động khu công nghiệp (văn phòng, hội nghị, căn tin,…); Một số ngành công nghiệp khác sử dụng thiết bị công nghệ hiện đại.

  1. Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1

Khu công nghiệp La Sơn có tổng diện tích là 300 ha, thuộc xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1 có diện tích quy hoạch khoảng 85,8ha. Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1 do công ty TNHH Vitto làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng.

Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1 được quy hoạch tại địa phận của xã Lộc Sơn và xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, nằm trong ranh giới Khu công nghiệp La Sơn đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000.

Tên KCN: Khu công nghiệp La Sơn giai đoạn 1

Quy mô: 85,8ha

Địa chỉ:  xã Lộc Sơn và xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Vitto.

Thời gian hoạt động: 2015-2065

Ngành nghề thu hút đầu tư: chế biến lâm sản, nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến khoáng sản; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp gia công, in ấn bao bì; sản xuất cơ khí; điện tử; may mặc…

  • Danh sách 06 KCN đã quy hoạch chưa được thành lập

  1. KCN Phú Bài giai đoạn 3 và 4, đợt 2 có diện tích khoảng 460 ha .
  2. Khu A KCN Phong Điền, diện tích khoảng 150 ha.
  3. KCN La Sơn, diện tích còn lại chưa cấp phép đầu tư DA hạ tầng khoảng 180 ha.
  4. KCN Tứ Hạ, diện tích còn lại chưa cấp phép đầu tư hạ tầng KCN khoảng 213 ha.
  5. KCN Phú Đa, diện tích quy hoạch là 250 ha; trong đó, đã cấp phép đầu tư 10 DA, diện tích sử dụng đất khoảng 36 ha, phần diện tích còn lại khoảng 180 ha đang kêu gọi đầu tư.
  6. KCN Quảng Vinh, diện tích quy hoạch là 150 ha.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Ngày 12/01/2022, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 137/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Khảo sát, đánh giá thực trạng cụm công nghiệp và định hướng phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030”.

Giai đoạn 2021-2025: xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn theo quy định cho 03 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động; hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu 30% diện tích cụm công nghiệp thành lập mới; tỉ lệ lấp đầy đạt 20% diện tích cụm công nghiệp thành lập mới; tỉ lệ cơ sở sản xuất trong khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp đạt 30% tổng số lượng cơ sở đăng kí thuê đất trong cụm công nghiệp; thu hút các cơ sở làng nghề vào các cụm công nghiệp tại các huyện Phú Vang, Phong Điền, A Lưới, và các huyện, thị xã khác.

Giai đoạn 2026-2030: phấn đấu 100% các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, có tỷ lệ lấp đầy cao; thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cho 03 cụm công nghiệp.

Phương án phát triển đến năm 2030

 Tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 956,42 ha; trong đó, thị xã Hương Thủy 02 cụm công nghiệp, thị xã Hương Trà 04 cụm công nghiệp, huyện Quảng Điền 01 cụm công nghiệp, huyện Phú Lộc 04 cụm công nghiệp, huyện Nam Đồng 02 cụm công nghiệp, thành phố Huế 03 cụm công nghiệp, huyện Phong Điền 02 cụm công nghiệp, huyện A Lưới 01 cụm công nghiệp, huyện Phú Vang 02 cụm công nghiệp. Tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp khoảng 4.066 tỷ đồng.

Dưới đây là danh sách một số cụm công nghiệp của tỉnh:
STT Tên CCN Diện tích (ha) Địa chỉ
1 CỤM CÔNG NGHIỆP AN HOÀ 52ha Thành Phố Huế
2 CỤM CÔNG NGHIỆP  – TTCN BÌNH ĐIỀN 30 ha Huyện Hương Trà – Tỉnh Thừa Thiên Huế
3 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN THỦY PHƯƠNG 74,63ha P. Thủy Phương Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế
4 CỤM CÔNG NGHIỆP   – TTCN THỦY VÂN 41 ha Huyện Hương Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế
5 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN THỦY CHÂU 50 ha Huyện Hưng Thủy – Tỉnh Thừa Thiên Huế
6 CỤM CÔNG NGHIỆP- TTCN PHÚ ĐA 50 ha Huyện Phú Vang  – Tỉnh Thừa Thiên Huế
7 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN THUẬN AN

 

20 ha Huyện phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
8 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN PHÚ MỸ 30 ha Huyện phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế
9 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN HÒA BÌNH CHƯƠNG 150 ha Huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
10 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN ĐIỀN LỘC 50 ha Huyện Phong Điền – Tỉnh Thừa Thiện Huế
11 CỤM CÔNG NGHIỆP– TTCN LA SƠN 30 ha Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên Huế
12 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN VĨNH HƯNG 20 ha Huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên Huế
13 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN QUẢNG PHÚ 25 ha Huyện Quảng Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
14 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN QUẢNG LỢI 20 ha Huyện Quảng Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
15 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN BẮC AN GIA 25 ha Huyện Quảng Điền – Tỉnh Thừa Thiên Huế
16 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN HƯƠNG HÒA 20 ha Huyện Nam Đông – Tỉnh Thừa Thiên Huế
17 CỤM CÔNG NGHIỆP- TTCN A CO 30 ha Huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế
18 CỤM CÔNG NGHIỆP – TTCN HƯƠNG PHONG 50 ha Huyện A Lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale