Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư | Quảng Ngãi là tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ của Việt Nam có diện tích 5.152,7 km². Quảng Ngãi được biết đến với tên gọi “quê mía xứ đường” . Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Thuật ngữ núi Ấn sông Trà dùng để chỉ tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.Từ lâu người dân địa phương cho rằng đây là ngọn núi thiêng của tỉnh.

Là tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, Quảng Ngãi hội đủ nhiều yếu tố hấp dẫn để các nhà đầu tư an tâm khi đầu tư vào đây, đó là Quảng Ngãi nằm giữa hai đầu Bắc- Nam, vừa có cảng biển, vừa có đường quốc lộ, vừa có đường sắt Bắc-Nam, cùng với những chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt từ Chính phủ và của địa phương. Chính vì vậy Quảng Ngãi là địa điểm lý tưởng cho các công ty muốn mở rộng thị trường đến đến cả hai miền Nam – Bắc và khu vực miền Trung rộng lớn. Ngoài ra, từ Quảng Ngãi, các doanh nghiệp có thể mở rộng tiếp cận thị trường sang Lào, đông bắc Thái Lan và Campuchia.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

Ngày nay, Quảng Ngãi đã vươn lên trở thành một trong 13 tỉnh có đóng góp ngân sách lớn nhờ có Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam và Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, một trong những KKT tiên phong và thành công nhất trong cả nước, góp phần lớn cho việc phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Với bờ biển dài 144 km, cùng vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km², có 6 cửa biển, dồi dào nguồn lực hải sản, Quảng Ngãi còn có một khả năng lớn để đi lên từ phát triển kinh tế biển đặc biệt là khai thác có hiệu quả cá nổi trữ lượng khoảng 68.000 tấn các loại. Ðây cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Với 6 huyện ven biển và một huyện đảo, có thể nói biển đảo Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng về cảnh quan, địa hình, nhiều di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, là một trong các tỉnh có bờ biển dài và đẹp, có diện tích khai thác, nuôi trồng thủy hải sản rộng lớn. Đặc biệt, đảo Lý Sơn còn là nơi lưu giữ hình ảnh của những đội hùng binh xưa dong buồm ra biển Đông, đặt những viên đá chủ quyền thiêng liêng đầu tiên trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Vị trí địa lý

Tỉnh Quảng Ngãi tựa vào dãy núi Trường Sơn và có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Biển Đông với chiều dài đường bờ biển là 144 km
  • Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài đường địa giới 98 km
  • Phía nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài đường địa giới 83 km
  • Phía tây giáp tỉnh Kon Tum với chiều dài đường địa giới 79 km
  • Phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài đường địa giới khoảng 10 km.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 11 huyện (gồm 1 huyện đảo, 5 huyện đồng bằng, 5 huyện miền núi) với 173 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 8 thị trấn và 148 xã.

  • 1 thành phố: Quảng Ngãi
  • 1 thị xã: Đức Phổ
  • 11 huyện: Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

Dân số

Dân số tỉnh Quảng Ngãi năm 2021 khoảng 1.244.130 người, mật độ dân số đạt 241 người/km². Toàn tỉnh Quảng Ngãi có 29 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đông nhất với hơn 01 triệu người, thứ hai là dân tộc Hrê với hơn 115 ngàn người, thứ ba là dân tộc Cor với hơn 28 ngàn người, dân tộc Xơ Đăng có hơn 17,7 ngàn người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái… .

Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 214 trường mầm non, mẫu giáo; 200 trường Tiểu học công lập độc lập, 1 Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh, 1 trường 2 cấp học dạy chương trình mầm non và tiểu học (Trường Mầm non – Tiểu học Việt Úc); 162 trường THCS, 23 trường THPT&THCS; 62 trung tâm, cơ sở giáo dục.
Tỉnh có 3 trường trung cấp dạy nghề, 2 trường cao đẳng, 1 phân viện đại học và 2 trường đại học.

Du lịch

Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá lâu đời như khu du lịch văn hoá Sa Huỳnh, dấu vết văn hoá cổ xưa như thành cổ Châu Sa, Gò Vàng…, có di tích lịch sử Ba Tơ, Sơn Mỹ, Ba Gia, Trà Bồng, Vạn Tường, nhiều cảnh đẹp như Thiên Ấn Niêm Hà, Thiên Bút Phê Vân, Thạch Bích Tà Dương, Cổ Luỹ Cô Thôn, Nước Trong – Cà Đam…, nhiều bãi biển như Mỹ Khê, Sa Huỳnh,… những tiềm năng trên là điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đa dạng.

Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về Văn hóa Sa Huỳnh và Văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Bên cạnh đó là hai danh thắng nổi tiếng là “Núi Ấn, sông Trà”. Quảng Ngãi là vùng đất cách mạng, là quê hương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Anh hùng dân tộc Trương Định, Trương Đăng Quế, Bạch Văn Vĩnh, Lê Trung Đình,… nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Thanh Thảo, Tế Hanh, Trà Giang, Trương Quang Lục, Thế Bảo, Nhất Sinh…

Quảng Ngãi có các Lễ hội truyền thống như: Lễ hội nghinh cá Ông, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội cầu ngư, Lễ hội đua thuyền truyền thống, Lễ hội đâm trâu, …

Hạ tầng giao thông

Quảng Ngãi là đầu mối giao thông quan trọng xuyên suốt trên địa bàn tỉnh, có Quốc lộ 1, tuyến đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng chạy qua tỉnh. Phía Bắc tỉnh, giáp sân bay Chu Lai thuộc huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Tỉnh Quảng Ngãi có cảng nước sâu Dung Quất tại huyện Bình Sơn.

Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là 9.268,91km (1 tuyến Cao Tốc dài 40km; 05 tuyến đường Trung ương đầu tư dài khoảng 421,89km; 12 tuyến đường tỉnh dài khoảng 434,2km; 193 tuyến đường huyện dài khoảng 1.348,48 km và các tuyến còn lại dài khoảng 7.024,34km) với tỷ lệ cứng hóa đạt 75%.

Đường bộ

Chiều dài Quốc lộ 1 qua tỉnh dài 98 km. Quốc lộ 24 nối liền Quốc lộ 1 đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum dài 69 km.

Quốc lộ 24B dài 18 km, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.

Quốc lộ 24 dài 69 km nối liền Quốc lộ 1A đoạn qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum, đây là tuyến giao thông quan trọng đối với Kon Tum và Quảng Ngãi trong quan hệ kinh tế, văn hoá giữa duyên hải và Tây Nguyên, giao lưu trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế miền núi gắn với an ninh quốc phòng.

Đường sắt

Tỉnh Quảng Ngãi có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Tỉnh đang từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Thống Nhất hiện hữu và đề xuất xây dựng tuyến nhánh kết nối khu kinh tế Dung Quất trong giai đoạn trước năm 2030.

Đường hàng không

Theo đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống giao thông cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quảng Ngãi được định hướng sử dụng sân bay Chu Lai trong khu kinh tế mở Chu Lai thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam với cự ly hơn 30km như sân bay của Tỉnh.

Cảng biển

Cảng nước sâu Dung Quất là cảng biển tổng hợp Quốc gia có độ sâu và kín gió lý tưởng, có tổng sản lượng hàng hóa xếp dỡ lớn thứ 5 toàn quốc (năm 2019), có khả năng xếp dỡ hàng lỏng (lọc hóa dầu) và hàng rời. Cụm cảng này có khả năng cho phép đón các loại tàu với các kích cỡ khác nhau tùy theo bến.

Đặc biệt, Cảng Hòa Phát Dung Quất đã cho phép cập cảng với tàu có kích thước lên đến đến 200000 DWT nhờ độ sâu và luồng tàu lý tưởng. Ngoài ra, với bờ biển dài 144 km, Quảng Ngãi có nhiều cửa biển, cảng quy mô nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Cửa Đại, Mỹ Á, Sa Huỳnh, Bến Đình (Lý Sơn)… có tiềm năng về giao thông đường thủy, thương mại và du lịch.

Tình hình phát triển kinh tế

Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, kinh tế xuất phát điểm thấp, ngân sách phụ thuộc sự hỗ trợ của Trung ương, cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn.Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 – 2020 tăng 4,83%/ năm, trong đó: công nghiệp đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế với tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp 5 năm qua ước đạt 584.106 tỷ đồng; có khoảng 1.240 dự án, công trình được đầu tư, xây dựng; phần lớn các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh được nhựa hóa, cứng hóa; 100% xã phủ lưới điện quốc gia.

Năm 2022, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kinh tế – xã hội (có 14 chỉ tiêu vượt). Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,08%; quy mô GRDP (theo giá trị hiện hành) đạt 121.668 tỷ đồng, xếp thứ 4 so với 14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và thứ 2 so với 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. GRDP bình quân đầu người đạt 97,67 triệu đồng.

Vị trí thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ chiếm 68,4%. GRDP bình quân đầu người đạt 97,67 triệu đồng, xếp thứ 2 so với 14 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và thứ 2 so với 5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Năm 2022, kết quả của các chỉ số đều có sự thăng hạng vượt bậc so với các địa phương trong cả nước. Cụ thể, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp hạng 33/63 tỉnh, thành phố (tăng 12 bậc so với năm 2021); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp hạng 27/63 tỉnh, thành phố (tăng 12 bậc so với năm 2021); chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp hạng 23/63 tỉnh, thành phố (tăng 20 bậc so với năm 2021); chuyển đổi số xếp vị trí thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 34 bậc so với năm 2021.

Mục tiêu đến năm 2030

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2030, tỉnh tập trung phát huy tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người hướng đến Quảng Ngãi trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững; có bộ máy quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Phát triển thành phố Quảng Ngãi về hướng biển, đến năm 2025, hoàn chỉnh đô thị loại II, đạt một số tiêu chí đô thị loại I; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt chuẩn đô thị loại I.

Quan tâm đầu tư phát triển trung tâm huyện lỵ mới Sơn Tịnh và các đô thị trung tâm ở các huyện. Phấn đấu đến năm 2025: thị xã Đức Phổ đạt chuẩn đô thị loại IV và đạt một số tiêu chí đô thị loại III; xây dựng thị trấn Di Lăng thành trung tâm phát triển vùng phía Tây của tỉnh và đạt tiêu chí đô thị loại IV; phát triển huyện Bình Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV và tiến đến thành lập thị xã.

Phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ngãi là tỉnh phát triển khá của cả nước, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế; là tỉnh phát triển công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép.

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi phát triển

 Công nghiệp tiếp tục là động lực chủ đạo cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ hậu cần cảng biển của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và vùng duyên hải miền Trung.

Ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Dung Quất, Khu công nghiệp Phổ Phong và các cụm công nghiệp; các dự án xử lý nước thải, rác thải tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đầu tư các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và các hạ tầng xã hội thiết yếu (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh…) phục vụ đời sống của công nhân đang làm việc trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Xét về số lượng các khu công nghiệp tại Quảng Ngãi chưa phải là nhiều so với một số địa phương của tỉnh miền Trung, tuy nhiên các khu công nghiệp nơi đây đều vô cùng chất lượng, mang về tổng vốn đầu tư lớn. Theo ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế được quy hoạch và đang hoạt động. 5 KCN,

Bao gồm: 

 Khu công nghiệp – đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi (1143 ha); Khu công nghiệp Tịnh Phong (141, 72 ha); Khu công nghiệp Quảng Phú (99, 42 ha); Khu công nghiệp Thổ Phong (157,38 ha);  và Khu công nghiệp Đồng Dinh (150 ha). Khu kinh tế Dung Quất có diện tích 45.333 ha. Tính đến tháng 10/2023, có 348 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng hơn 391 nghìn tỷ đồng (tương đương 18,138 tỷ USD); trong đó có 60 dự án đầu tư FDI, vốn đăng ký đầu tư khoảng 1,997 tỷ USD và 288 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký hơn 345,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 16,141 tỷ USD) đầu tư vào KKT Dung Quất và các KCN tỉnh.

Đặc biệt, giải quyết việc làm mới khoảng 6.000 lao động, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Lũy kế đến nay, trên địa bàn KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã giải quyết việc làm cho khoảng 69.000 lao động.

Đến thời điểm giữa năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 23 Cụm công nghiệp, với tổng diện tích 329ha, trong đó có 18 Cụm công nghiệp (tổng diện tích 299ha) đã được đầu tư xây dựng và thu hút các dự án sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động. Các Cụm công nghiệp này đã giải quyết việc làm cho trên 2.800 lao động, thu nhập bình quân khoảng 4 – 8 triệu đồng/lao động/tháng; giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2020 đạt 3.650 tỷ đồng.

Hoàn thành các dự án giao thông quan trọng

Có thể nói, thế mạnh của Quảng Ngãi là phát triển công nghiệp, đây là địa bàn trọng điểm về phát triển công nghiệp nặng, nhất là trên địa bàn KKT Dung Quất có các nhà máy lớn như Nhà máy lọc dầu và sau nhà máy lọc dầu thì các nhà máy chế biến sau lọc dầu là hóa dầu, thứ 2 là Nhà máy thép Hòa Phát, sau đó là các nhà máy chế biến sản phẩm chất lượng cao sau sản phẩm thép thô, thứ 3 là Công nghiệp cơ khí chế tạo Doosan và một số doanh nghiệp.

Hiện toàn tỉnh đang tập trung hoàn thành các dự án giao thông quan trọng, bảo đảm kết nối các trục phát triển chính trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ VSIP 2 Quảng Ngãi, Khu công nghiệp – đô thị Dung Quất, Khu công nghiệp nhẹ Bình Hòa – Bình Phước; đầu tư xây dựng cụm cảng tổng hợp – container Dung Quất. Khẩn trương hoàn thành các khu tái định cư phục vụ nhu cầu tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.

Năm 2030

Hướng tới năm 2030, Quảng Ngãi là một tỉnh công nghiệp với quy mô của hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim đứng đầu cả nước. Các loại hình công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao dần hình thành tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung. Từng bước xây dựng được thương hiệu về các loại hình dịch vụ chất lượng cao …

Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi đặt ra mục tiêu trở thành một tỉnh phát triển bền vững và đa dạng với các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ cao tập trung tại các KCN và cụm công nghiệp tập trung…

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thu hút đầu tư
Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook