Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư | Bình Dương từ lâu đã được biết đến với hình ảnh nhộn nhịp của sự giao thương và hội tụ từ nhiều vùng miền trong cả nước. Dưới thời thuộc địa của Pháp, Bình Dương được gọi với cái tên “tĩnh miệt vườn” thuần nông, chỉ có hai trục giao thông chính là sông Sài Gòn và Quốc lộ 13, dân số chỉ vài vạn người, chủ yếu là nông dân. Khi đó, ít ai nghĩ rằng Bình Dương sẽ vượt lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nước như ngày nay. Bình Dương cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước với tỷ lệ 84,32% (tính đến năm 2023).

Không chỉ ấn tượng bởi kinh tế phát triển, năng động, vùng đất Bình Dương xưa và nay còn được biết đến với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử – văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân. Tính đến nay, Bình Dương có 11 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Trong tiến trình phát triển vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống, Bình Dương tạo dấu ấn sâu sắc với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm.

Hình thành và phát triển khu công nghiệp

Tỉnh Bình Dương thành công trong việc phát triển các khu công nghiệp và được Chính phủ xác định là một trong những địa phương hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài ra, Tinh Bình Dương còn là thành viên chính thức của Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) và Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA), Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA), 3 năm liền được vinh danh là 1 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới… Hỗ trợ cho sự phát triển mạnh mẽ đó, Bình Dương cũng là một trong những nơi có hệ thống hạ tầng giao thông thuộc loại tốt nhất nước.

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người Bình Dương đã, đang và sẽ tiếp tục tạo được ẩn tượng sâu sắc trong lòng của bạn bè quốc tế. Thành tựu đó không chỉ bởi kinh tế phát triển năng động, môi trường đầu tư thông thoáng mà còn bởi đôi bàn tay khéo léo và khối óc sáng tạo của người Bình Dương đã làm nên những sản phẩm thủ công vừa đẹp mắt, vừa tinh tế, chuyển tải trong đó những thông điệp đối ngoại tốt đẹp ra thế giới.

Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý là 10o51’46″B–11o30B, 106o20′ Đ – 106o58’Đ.

  • Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước,
  • Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh;
  • Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai.

Đơn vị hành chính

Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện. Tổng có 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn)..

1 thành phố: thành phố Thủ Dầu Một.

4 thị xã: thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên.

4 huyện: huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo.

Dân số

Dân số trung bình của tỉnh Bình Dương năm 2021 là 2.685.513 người, tăng 104.963 người, tương đương tăng 4,07% so với năm 2020, bao gồm: dân số thành thị 2.266.771 người, chiếm 84,4% dân số nông thôn 418.742 người, chiếm 15,6%; dân số nam là 1.373.424 người, chiếm 51,1%; dân số nữ là 1.312.089 người, chiếm 48,9%; mật độ dân số là 997 người/km2.

Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khmer… Toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau đạt 186.021 người, nhiều nhất là Công giáo có 108.260 người, tiếp theo là Phật giáo đạt 58.220 người, Phật giáo Hòa Hảo có 10.619 người, đạo Cao Đài có 5.962 người, đạo Tin Lành chiếm 1.962 người, Hồi giáo có 745 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa đạt 110 người.

Hàng năm, tỉnh dành nguồn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành Giáo dục theo hướng đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, tỉnh cũng huy động các nguồn lực tại địa phương, đặc biệt là các chủ trương thông thoáng trong thực hiện xã hội hóa để đầu tư, xây dựng các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Giáo dục

TTĐT – Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển lâu dài, bền vững, Bình Dương đã có những bước đi chiến lược hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục đào tạo (GDĐT). Xuất phát từ điều kiện kinh tế – xã hội phát triển, thu hút được nguồn lao động từ các tỉnh khác đến sinh sống và làm việc tại Bình Dương ngày càng đông, dẫn đến tình trạng tăng cơ học số lượng học sinh hàng năm khá cao. Mỗi năm toàn tỉnh tăng thêm khoảng 32.000 học sinh các cấp học. Với chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi, bình đẳng và mỗi trường giáo dục chất lượng.

Hiện toàn tỉnh có 455 trường mầm non, 266 trường phổ thông. Trường lớp được kiên cố hóa, đến nay, tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 79,6%.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 16 trường trung cấp, 46 trung tâm và cơ sở dạy nghề, 50 trung tâm ngoại ngữ tin học với khả năng đào tạo khoảng 80.000 đến 85.000 học viên/năm, phục vụ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Hạ tầng giao thông

Bình Dương với diện tích 2694,4 km2, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là tỉnh có hệ thống giao thông dày đặc. Tinh Bình Dương hiện có khoảng 7.300km đường các loại, trong đó quốc lộ là 77,1km và tỉnh lộ là 500km.

Hiện nay, hạ tầng giao thông tại Bình Dương đang được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực và phương thức đầu tư để góp phần kết nối các khu vực trong tinh các tỉnh thành lân cận. Nhờ đó, Bình Dương luôn vô cùng hấp dẫn và là vùng đất giàu tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư.

Tỉnh Bình Dương chọn năm 2023 là năm ưu tiên đầu tư trọng điểm cho hạ tầng, đô thị, nhất là hệ thống giao thông kết nối vùng.

Đường sắt

Trên địa tỉnh Bình Dương có hai nhà ga là ga Sóng Thần và ga Dĩ An theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Từ ngày 5 tháng 6 năm 2019, ga Dĩ An chính thức được đón khách thay cho ga Sóng Thần vì ga Dĩ An gần với khu dân cư, khu công nghiệp nên được nhiều hành khách lựa chọn là điểm đến hơn so với ga Sóng Thần. Cũng từ ngày này, ngành đường sắt dừng việc nhận và trả khách tại ga Sóng Thần.

Đường bộ

Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển, nổi bật là 06 tuyến giao thông huyết mạch của Bình Dương là Vành Đai 3, Vành Đai 4, Đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Đường Đại lộ Bình Dương, Đường Hồ Chí Minh, Đường Hội Nghĩa An Tây….

Quốc Lộ 13 là tuyến đường huyết mạch Bình Dương. Chính vì vậy, lưu lượng giao thông ở đoạn đường này rất cao và thường xuyên gặp tình trạng kẹt xe. Với tổng chiều dài 140,5 km, quốc lộ 13 chạy từ ngã 5 Đài Liệt sĩ qua các quận Bình Thạnh và thành phố Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh Quốc Lộ 13 đã đóng góp cho Bình Dương giàu lên suốt 15 năm vừa qua. Sắp tới Quốc lộ 13 sẽ được mở rộng, cộng hưởng cùng các đường Vành đai 3, Vành đai 4, kinh tế – xã hội của Bình Dương trong thời gian tới sẽ thật sự “cất cánh, thăng hoa”.

Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn được hình thành từ chính sách xây dựng trục giao thông huyết mạch của Binh Dương, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam. Kết nối các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn và giảm tải cho tuyển Quốc lộ 13

Tuyến đường Mỹ Phước Tân Vạn có chiều dài 64km, bắt đầu từ Quốc lộ 1A – ngã 3 Tân Vạn, đi qua 5 địa phương của Bình Dương gồm TP Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng.

Vành đai 4 do Thủ tướng phê duyệt

Tuyến đường vành đai 4 do Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với tổng mức đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng. Vành đai 4 có ý nghĩa to lớn với sự phát triển hạ tầng, giải phóng giao thông và phát triển kinh tế khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nổi 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu– Đồng Nai– Bình Dương– TPHCM- Long An. Nhờ sự xuất hiện của đường Vành đai 4, quãng đường lưu thông đến các khu vực nội bộ Bình Dương, TP.HCM, cảng Cát Lái, sân bay Long Thành, Long An được rút ngắn. Tiết kiệm được thời gian và chi phí rất lớn cho phát triển công nghiệp.

Tuyến đường huyết mạch – ĐT 745 giao với quốc lộ 13 tại ấp Tây phường Vĩnh Phú thị xã Thuận An. Đi qua dọc theo ven sông Sài Gòn qua địa bàn phường Lái Thiêu, phường Bình Nhâm, phường Hưng Định, phường An Thạnh, TP Thủ Dầu Một và gặp lại quốc lộ 13 tại nút giao thông Hiệp Thành.

Tuyến đường huyết mạch – ĐT 741 là tuyến đường liên tinh kết nối giao thông giữa các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên DT741 còn là tuyến đường giao thông quan trọng do hai bên đường là các khu công nghiệp vệ tinh, KCN công nghệ cao.

Cuối năm 2022, cầu vượt thép đầu tiên ở Bình Dương cũng được đưa vào sử dụng. Cầu được xây dựng tại ngã tư 550 (giao giữa đường ĐT743 và ĐT743B), nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Cầu dài hơn 200m, quy mô 4 làn xe, giá trị xây dựng khoảng 115 tỷ đồng.

Đường hàng không

Bình Dương cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất từ 10 đến 15 km. Trong đồ án Quy hoạch tổng thể GTVT tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng 2030, Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT đã đề xuất xây dựng 2 sân bay ở Bến Cát và Dầu Tiếng, nhưng Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cho rằng cần phải nghiên cứu, bổ sung sân bay ở một số nơi khác vì đến năm 2020 kinh tế – xã hội của Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung đã đổi khác, nhu cầu đi lại, du lịch bằng đường hàng không là cần thiết.

Đường thuỷ

Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn (dài 256 km). Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Tỉnh Bình Dương phát triển kinh tế năm 2022

Vượt qua thách thức, Bình Dương có những phát triển vượt bậc trong năm 2022. Những chỉ tiêu về kinh tế đạt và vượt là kết quả của sự nỗ lực, năng động, linh hoạt của các cấp, các ngành cộng với sự chung sức đồng lòng của doanh nghiệp, người dân.

Một trong những điểm sáng về kinh tế của Bình Dương năm 2022 là thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong đó, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 cả nước, thu hút vốn đầu tư trong nước đạt 96.722 tỷ đồng, tương tượng gần 4 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2021. Cụ thể:

+ Đầu tư trong nước đã thu hút 77.986 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh. Lũy kế, toàn tỉnh có 59.105 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn 608.000 tỷ đồng.

+ Đầu tư nước ngoài đã thu hút 2 tỷ 841 triệu đỗ la Mỹ. Lũy kế, toàn tỉnh có 4.076 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 39,67 tỷ đô la Mỹ.

Ngoài thu hút đầu tư, các chi tiêu khác về kinh tế năm 2022 ở Bình Dương tăng vọt, như:

GRDP tăng 8,29%;

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 16,8%;

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước tăng 12,9%…

GRDP bình quân đầu người đạt 169,8 triệu đồng;

Cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp – thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng là 67,63% – 22,23% – 2,69% – 7,45%;

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 269.440 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm trước; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước thực hiện 154.473 tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2021;

Sản xuất công nghiệp giữ mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đã cơ bản nỗi lại được các chuỗi cung ứng; Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,9% so với năm trước (đạt kế hoạch tăng 8,9%). Duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,99% (đạt kế hoạch 99,99%).

Đặc biệt, năm 2022, mặc dù khó khăn do biến động thị trường toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 35,7 tỷ USD, tăng gần 9% so với năm 2021. Kim ngạch nhập khẩu đạt 25,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 1% . Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD, trong đó riêng Bình Dương đạt 9,2 tỷ USD, chiếm trên 80% của cả nước.

Các chỉ tiêu kinh tế năm 2023:

Để tiếp đà tăng trưởng của năm 2022, Bình Dương đặt ra 35 chỉ tiêu cho năm 2023, trong đó GRDP tăng 8,5- 8,7%; chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 8,9%; thu ngân sách trên 74.000 tỷ đồng – tăng gần 20% so với năm 2022…

Bình Dương xác định công nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực và giữ vai trò thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế; phần đấu Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh năm 2023 tăng 8,9% so với cùng kỳ. Phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số. Xây dựng và ban hành danh mục các ngành nghề, dự án kêu gọi thu hút đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Ấn Độ, Nam Mỹ….

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 157.482 tỷ đồng, bằng 31% GRDP của tỉnh năm 2023. Hoàn thành và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước. Bình Dương có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển công nghiệp. Việc thành lập các khu, cụm công nghiệp đã có giúp cho tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương phát triển nhanh trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đưa Bình Dương trở thành một trong những tinh công nghiệp có tốc độ phát triển công nghiệp cao so với cả nước.

Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của Bình Dương là Sóng Thần 1 được hình thành từ năm 1995 với diện tích 178,01 ha. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 34 khu công nghiệp đã được phê duyệt, với tổng diện tích quy hoạch 14.790 ha. Đến nay, tỉnh đã thành lập 29 khu công nghiệp, với tổng diện tích quy hoạch trên 12.662 ha. Trong đó, có 27 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 10.962 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt 87,4%.

Ngoài một số khu công nghiệp đã được lấp đầy 100% diện tích, chủ đầu tư các khu công nghiệp còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tiêu biểu

Tại Bình Dương, những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, … Các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp phía Nam, đây cũng là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. So với cả nước, Bình Dương hiện chiếm 9% về số lượng và 13% về diện tích khu công nghiệp.

Hiện nay, có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào KCN của tỉnh Bình Dương. Ngành, nghề thu hút vào KCN hầu hết là sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Trong giai đoạn 2016 – 2020, các KCN đã tạo ra doanh thu 117,5 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 71,5 tỷ USD; nộp ngân sách khoảng 2,3 tỷ USD. So với giai đoạn 2011 – 2015, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 1,8 lần, nộp ngân sách tăng gấp 2 lần.

Lực lượng lao động trong KCN gia tăng cùng với sự gia tăng số lượng KCN và các dự án hoạt động trong KCN. Hằng năm, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm mới cho hơn 20.000 lao động, nâng số lao động đang làm việc trong các KCN lên 472.000 lao động.

Hạ tầng khu công nghiệp

Hạ tầng KCN của Bình Dương được đầu tư xây dựng theo hướng phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế có vốn Nhà nước là chủ yếu. Trong các KCN đã thành lập có 2 KCN do DN 100% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.816 tỷ đồng; 3 KCN liên doanh với vốn đầu tư 11.581 tỷ đồng.

Các KCN còn lại do tổ chức kinh tế trong nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 14.406 tỷ đồng. Tinh đang xây dựng KCN khoa học công nghệ, VSIP III, Cây Trưởng KCN cơ khi hỗ trợ… để đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn mới; huy động các nguồn lực tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động.

Những năm qua, tỉnh Bình Dương đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Từ nay đến năm 2030, Bình Dương đặt mục tiêu phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình “3 trong 1” (khu công nghiệp – khu đô thị – khu dịch vụ) với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Chính sách phát triển các khu công nghiệp bền vững của tỉnh Bình Dương đang phát huy hiệu quả khi thu hút được sự quan tâm từ các tập đoàn đầu tư quốc tế lớn. Đơn cử như mới đây, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã đầu tư dự án xây dựng nhà máy trị giá 1 tỷ USD trên diện tích 44ha tại Khu công nghiệp VSIP III (thị xã Tân Uyên).

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale