Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận thu hút đầu tư | Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về phía Nam, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bình Thuận có đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, có hơn 192 km chiều dài bờ biển chia bờ biển thành những đoạn lõm, vòm tạo nên những bãi tắm đẹp như Mũi Né, Hòn Rơm, Cổ Thạch…Ngoài khơi biển Bình Thuận có huyện đảo Phú Quý có diện tích tự nhiên rộng khoảng 16,5 km2, là cầu nối quan trọng giữa đất liền với quần đảo Trường Sa.

Lợi thế thu hút đầu tư

Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, là một trong 3 ngư trường lớn nhất Việt Nam giàu nguồn lợi về các loại hải sản có giá trị kinh tế cao; trữ lượng hải sản vùng 50 m nước (độ sâu) trở vào bờ khoảng 220 – 240 ngàn tấn, khả năng khai thác hải sản các loại trong vùng 50m nước trở vào bờ, với sản lượng khoảng 120 ngàn tấn/năm, với nhiều hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai…

Hạ tầng cơ sở giao thông của Bình Thuận tương đối hoàn chỉnh, là lợi thế rất lớn để thu hút khách du lịch và vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực du lịch và công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Bà Rịa – Vũng Tàu 120 km có các tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 55, quốc lộ 28, đường sắt Bắc – Nam đi qua, đó là thế mạnh để phát triển kinh tế và du lịch.

Những năm qua, kinh tế Bình Thuận tăng trưởng đạt mức bình quân 12%/năm. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Vị trí địa lý

Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, diện tích tự nhiên vào khoảng 7.992 km2, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận
  • Phía tây giáp tỉnh Đồng Nai
  • Phía nam giáp Biển Đông
  • Phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị hành chính

Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 Huyện, Trong đó có với 127 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã.

Dân số

Bình Thuận có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa – thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường.

Dân số trung bình của tỉnh Bình Thuận năm 2023 ước đạt 1.258.788 người. Trong đó, có 681.768 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Dự ước năm 2023 đã giải quyết việc làm cho 24.000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 2,6%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 2,06%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 54,3 triệu đồng người/năm, tăng 5,11% so với cùng kỳ năm 2022./

Giáo dục

Tỉnh Bình Thuận luôn chú trọng hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục của tỉnh. Luôn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục bắt buộc đối với cấp tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 . Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia có giá trị 05 năm (kể từ ngày ký Quyết định công nhận).

Năm 2023, tổng số trường đạt chuẩn của tỉnh là 226/536 trường (đạt tỷ lệ 42,16%), cụ thể: mầm non có 59/142 trường công lập (41,54%); tiểu học có 100/238 trường (42,02%)t THCS có 66/130 trường (50,76%)t THPT có 01/26 trường (3,85%), trong đó số trường chuẩn quốc gia công nhận mới năm 2023 của cấp Mầm non là 06 trường, cấp Tiểu học là 05 trường, cấp THCS là 07 trường; vượt chỉ tiêu tỉnh giao 08 trường ở cả 03 cấp học.

Y tế

Tỉnh Bình Thuận luôn đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lượng khám chữa bệnh được duy trì và từng bước được nâng lên ở các tuyến. Thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo kết nối liên thông về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Tiếp tục thực hiện việc thu dung, phân tuyến điều trị, tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp nặng, tử vong do bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng,… Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và công tác khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh([3]).

Du lịch

Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Mũi Né, Phan Thiết được công nhận là khu du lịch Quốc Gia.

Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch – nghỉ mát – thể thao – leo núi – du thuyền – câu cá – đánh gôn – nghỉ dưỡng – chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có sân golf 18 lỗ: và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển… sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.

Hạ tầng giao thông

Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam. Bình Thuận có Quốc lộ 1, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28…và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác.

Đường sắt

Đường sắt Bắc – Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Bình Thuận. Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận.

Tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và du lịch.

Đường bộ

Hệ thống giao thông Bình Thuận đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, QL55, QL28;

Đường hàng không

Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp và một sân bay mới sẽ được đầu tư xây dựng ở phía Bắc Phan Thiết.

Cảng biển

Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, Cảng vận tải Phan Thiết (1.000 tấn) và Phú Quý (làm mới) đã được xây dựng, Cảng cá Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp; đang có kế hoạch xây dựng Cảng vận tải tổng hợp Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam (tiếp nhận tàu 70.000 tấn) và Cảng chuyên dùng Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

Tỉnh Bình  Thuận phát triển kinh tế năm 2023

Năm 2023 tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2022; tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây được đưa vào hoạt động, cùng với việc Bình Thuận tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận – Hội tụ xanh” tạo hiệu ứng tích cực quảng bá du lịch, thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển.

Tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức, đặc biệt còn nhiều yếu tố rủi ro khó lường từ tình hình lạm phát trong nước cũng như thế giới tăng, dẫn đến sức mua của các nước trên thế giới giảm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của các đơn vị sản xuất trong tỉnh.

Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm 2023 tăng 8,1% so với năm 2022; trong đó: giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,55% (trong đó công nghiệp tăng 5,81%); khu vực dịch vụ tăng 14,37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,22%.

Cơ cấu kinh tế trong GRDP năm 2023: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 26,2% (năm 2022 chiếm 27,12%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,53% (năm 2022 chiếm 34,75%); khu vực dịch vụ chiếm 34,62% (năm 2022 chiếm 32,10%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,65% (năm 2022 chiếm 6,03%).

GRDP tăng trưởng

Năng suất lao động xã hội tiếp tục có sự cải thiện, năm 2023 đạt 160,01 triệu đồng/lao động. GRDP bình quân đầu người ước đạt 86,66 triệu đồng/người/năm, tăng 12,53% so với năm 2022; tương đương 3.703,44 USD, tăng 12,05% so với năm 2022.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) cả năm 2023 tăng 3,11% so với năm 2022. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010), năm 2023 đạt 40.610,9 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2022.

Giá trị sản xuất xây dựng theo giá hiện hành năm 2023 đạt 18.861,8 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2022.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2023 đạt 45.410,1 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2022.

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 đạt 10.081,52 tỷ đồng, đạt 100,75% dự toán năm và giảm 9,06% so với năm 2022.

Chủ đề và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2024-2025:

Năm 2024 là năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của tỉnh Bình Thuận. Năm 2024, tỉnh đề ra 17 chỉ tiêu chủ yếu. Nổi bật là nổi bật là tổng sản phẩm nội tỉnh GRDP tăng 8 – 8,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội 6,4%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 1.011 triệu USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 10.000 tỷ đồng; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đảm bảo hiệu quả, thực chất…

Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận đầu tư phát triển

Với bề dầy 25 năm phát triển công nghiệp, tỉnh Bình Thuận đến nay đã có 9 dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đầu tư hơn 7.224 tỷ đồng. 5 trong số 9 KCN tại Bình Thuận đã hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật, đi vào hoạt động là KCN Phan Thiết giai đoạn 1, Phan Thiết giai đoạn 2, KCN Hàm Kiệm I, KCN Hàm Kiệm II và KCN Sông Bình.  3 khu công nghiệp đang bị chậm tiến độ bao gồm: KCN Tuy Phong, KCN Tân Đức và KCN Sơn Mỹ 1. Riêng KCN Sơn Mỹ 2 mới được Thủ tướng Chính phủ cấp chủ trương đầu tư.

Các KCN này đã thu hút 87 dự án đầu tư thứ cấp, bao gồm 62 dự án trong nước và 25 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới hơn 16.722 tỷ đồng và 206,33 triệu USD. Bình Thuận đã có nhiều quốc gia và cùng lãnh thổ đến đầu tư như Đài Loan (Trung Quốc), Belize, Nhật Bản, Samoa, Trung Quốc… Sự hình thành và phát triển của các KCN tại Bình Thuận đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương. Số lượng lao động trực tiếp làm việc trong KCN tăng đáng kể qua các giai đoạn, từ hơn 2.500 lao động (1998-2005) lên khoảng 11.000 lao động (2021-nay).

Phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, Tỉnh Bình Thuận đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) theo hướng bền vững, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn và công nghiệp hỗ trợ. Theo định hướng của tỉnh Bình Thuận, việc thu hút đầu tư vào các KCN sẽ được thực hiện một cách chọn lọc, ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm có lợi thế, giá trị gia tăng cao và hàm lượng công nghệ cao. Đặc biệt, tỉnh sẽ có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Bình Thuận cũng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho các KCN. Tỉnh sẽ phối hợp với các sở, ngành và chủ đầu tư KCN để dự báo nhu cầu lao động, tổ chức đào tạo nghề và ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương.

Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 –  2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Thuận phấn đấu đưa 10 khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động hiệu quả; đồng thời xem xét mở rộng, phát triển mới 6 khu công nghiệp theo nhu cầu phát triển của tỉnh khi được cấp có thẩm quyền bổ sung chỉ tiêu quy hoạch diện tích đất khu công nghiệp.

Mục tiêu lấp đầy KCN vào năm 2030

Trước mắt, tỉnh tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư, cơ bản lấp đầy các khu công nghiệp hiện hữu vào năm 2030. Đặc biệt, phấn đấu hoàn thành đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức; sớm hình thành tổ hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics, cảng biển, kho cảng khí LNG tại khu vực Hàm Tân – La Gi gắn với bến cảng tổng hợp Sơn Mỹ…

Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp các sở ngành, địa phương nắm chắc quá trình chuẩn bị đầu tư của KCN Sơn Mỹ 1, KCN Tân Đức, KCN Sơn Mỹ 2 để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Đồng thời tích cực đôn đốc đầu tư xây dựng theo đúng tiến độ cam kết, hướng đến hoàn thiện hạ tầng và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhằm thu hút dự án thứ cấp vào KCN trên địa bàn tỉnh.

Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận thu hút đầu tư

Tìm hiểu thêm chúng tôi:

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

🏢 Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

👍 Fanpage: blueoceanrealtyvn

▶️ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

📸 Instagram: blueoceanrealtyvn

💃 Tiktok: @bortintuc

📲 Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale