Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư | Hà Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam. Hà Giang có diện tích tự nhiên 7.884,37 km2. Hà Giang có vẻ đẹp tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng. Mảnh đất địa đầu Tổ Quốc này níu chân du khách bởi những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, sắc hoa cải, hoa đào, hoa mận, hoa tam giác mạch, với bản sắc văn hóa vùng cao.

Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nước biển. Hà Giang có mật độ sống – suối tương đối dày đặc. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác.

Tỉnh Hà Giang có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với nhiều loại và trữ lượng lớn. Toàn tỉnh hiện có 215 điềm mỏ với 28 loại khoáng sản có giá trị, gồm: quặng sắt (21 điểm); quặng chì, kẽm (16 điểm); quặng mangan (27 điểm); quặng antimon và một số quặng có giá trị khác như vàng, thiếc, vonfram…Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, công nghiệp khai khoáng và chế biến sâu khoáng sản là bước đột phá đề Hà Giang phát triển.

  • Phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp sản xuất điện từ thủy năng cũng là một lợi thế của tỉnh. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 46 dự án thủy điện đã được quy hoạch với tổng công suất lắp máy khoảng 772,8MW. Hiện đã có 22 nhà máy thủy điện đang hoạt động phát điện với tổng công suất lắp máy là 354,3MW.

Hà Giang có cặp cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy – Thiên Bảo (nằm trên điểm cuối trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang 22 km về phía Bắc); có 03 cặp cửa khẩu phụ gồm: Săm Pun – Điền Bồng, Phó Bảng – Đồng Cán, Xín Mần – Đô Long và 11 lối mở (đường qua lại biên giới). Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh trong những năm gần đây đạt trên 300 triệu USD/năm. Cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu, cho đường biên đang được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho dân cư 2 bên biên giới đi lại thuận lợi, hoạt động biên mậu và tiểu ngạch diễn ra phổ biến và dễ dàng.

Trên cơ sở tiềm năng thế mạnh của địa phương, với những quyết sách và bước đi phù hợp, tin tưởng rằng tỉnh Hà Giang sẽ ngày càng phát triển, xứng danh miền đất địa đầu của Tổ quốc Việt Nam

Vị trí địa lý

Tỉnh Hà Giang nằm ở cực bắc Việt Nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp tỉnh Cao Bằng
  • Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai
  • Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang
  • Phía bắc giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 1 thành phố: Hà Giang 10 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh với 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã.

Dân số

Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số ngày 1/4/2019 là 854.679 người. So với các tỉnh miền núi phía Bắc khác thì dân số Hà Giang tương đối đông.

Hà Giang chủ yếu có các dân tộc: H’Mông (chiếm 32,9% tổng dân số toàn tỉnh), Tây (23,2 %), Dao (14,9 %), Việt (12,8 %), Nùng (9,7 %)…

Toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 40.393 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 35.960 người, tiếp theo là Công giáo đạt 4.100 người, Phật giáo có 290 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 26 người, đạo Cao Đài có ba người, Phật giáo Hòa Hảo có ba người và 1 người theo Minh Lý đạo.

Y tế

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 19 phòng khám đa khoa khu vực và 177 trạm y tế với trên 500 giường bệnh. Tại tất cả các đơn vịy tế cơ sở đều có bác sĩ công tác, trong đó, thường trú có 143, luân phiên 54 người; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh, y sĩ sản, nhi công tác.

Mạng lưới khám, chữa bệnh (KCB) tại các tuyến tiếp tục được củng cố, ổn định và phát triển; số giường bệnh đạt 32,6 giường 10.000 dân.

Giáo dục

Toàn tỉnh Hà Giang hiện có 820 cơ sở giáo dục, trong đó có 13 trường phổ thông dân tộc nội trú, 180 trường phổ thông dân tộc bán trú. Với hơn 18.000 cán bộ, giáo viên, hiện Hà Giang thiếu khoảng 1.700 giáo viên, phần lớn là ở bậc mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học ở nhiều nơi thiếu thốn và xuống cấp.

Hiện nay, tập trung phát triển giáo dục đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Hà Giang, trước tiên là kiên cố hóa trường lớp học.

Du lịch

Hà Giang có các điểm du lịch mang một sức hút rất riêng không nơi nào sánh được. Hà Giang mùa nào cũng đẹp cũng đáng để cho du khách chinh phục. Đến hà Giang, các bạn không thể bỏ qua những điểm du lịch như: Dinh họ Vương là công trình kiến trúc đẹp và hết sức độc đáo nằm tại địa phận xã Sà Phìn, được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993; Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 12 năm 2010. Nơi đây sở hữu hàng loạt các di sản địa chất, địa tầng, chứa đựng dấu ấn về lịch sử phát triển vỏ Trái đất; Cột cờ Lũng Cú được coi là nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên trên bản đồ hình chữ S.

 

Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang

Đây là địa điểm thiêng liêng, nơi ghi dấu lịch sử mà bất cứ người con đất Việt nào đều muốn đặt chân đến một lần trong đời; Đèo Mã Pí Lèng là một trong tử đại đỉnh đèo nổi tiếng nhất tại Việt Nam mà bất cứ du khách nào đều muốn chinh phục; Rừng thông Yên Minh được mệnh danh là Đà Lạt thu nhỏ tại Hà Giang, Thung lũng Sủng Là được mệnh danh là bông hoa giữa lòng cao nguyên đá và là một trong những địa điểm rất thu hút khách tại Hà Giang; Công trời Quản Bạ là cửa ngõ đầu tiên để lên tới Cao nguyên đá Đồng Văn với độ cao 1500m so với mực nước biển.

Hạ tầng giao thông

Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông là 1 trong 3 đột phá quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra. Nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh đồng bộ, hiện đại, bền vững có vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực chính thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh nhanh, bền vững, củng cố vững chắc QP-AN giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn 2030 và đến năm 2045.

Trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh huy động được trên 8.600 tỷ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp trên 650km đường quốc lộ và tỉnh lộ, 320km đường huyện, 86km đường đô thị, 8,5km đường nội bộ khu công nghiệp, khu du lịch; xây dựng 2.662 câu, công các loại; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới 1.790km đường giao thông nông thôn. Đến nay 100% các xã, phường, thị trấn và 86,02% thôn bản trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm. Hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh phục vụ đắc lực hoạt động giao thông, giao thương của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh tăng trưởng.

Đến nay, Hà Giang là tỉnh duy nhất trong khu vực Đông Bắc bộ chưa có đường cao tốc hoặc cảng hàng không kết nối hạ tầng giao thông.

  • Giai đoạn 2021-2025

Trong giai đoạn 2021-2025 phấn đấu hoàn thành đầu tư nâng cấp 170km đường tình của 5 tuyến với tiêu chuẩn đường cấp IV; nâng cấp các tuyến đường huyện quan trọng có lưu lượng xe lớn đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch; đầu tư các tuyến đường ra cửa khẩu phát triển kinh tế biên mậu; xây dựng các cầu qua sông Lô, sông Gâm, mở rộng đô thị. Phấn đấu hết năm 2025, 100% các thôn biên giới có đường giao thông đạt chuẩn NTM; phát triển hợp lý hạ tầng giao thông đô thị theo hướng hiện đại, thuận tiện; đầu tư xây dựng bến thủy nội

địa tại các lòng hồ thủy điện phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách kết hợp phát triển du lịch…

Kinh tế tỉnh Hà Giang năm 2021

Năm 2021, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và tình hình phát triển kinh tế – xã hội dẫn đến nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã không đạt mức tăng trưởng kỳ vọng; một số lĩnh vực xã hội chậm triển khai do phải tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Vì thế, kết quả kinh tế của tỉnh Hà Giang năm nay một số chỉ tiêu không được như mong đợi:

Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang

– Tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước đạt 5,06%, thấp hơn so với mục tiêu của nghị quyết nhưng cao hơn mức tăng 2,11% của năm 2020;

– Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 7.975,4 tỷ đồng;

– Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.221,3 tỷ đồng;

– Vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh Hà Giang Hớc đạt 11.701,5 tỷ đồng;

– Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 11,904,6 tỷ đồng;

– Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 2.700 tỷ đồng, đạt 144,6% dự toán T.Ư giao và

hoàn thành kế hoạch tỉnh giao;

– Có 216 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và 52 hợp tác xã được thành lập mới;

– Giải quyết việc làm cho 17.428 lao động;

– Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm 3,75%;

– Công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và chương trình xây dựng nhà ở cho

người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo được thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025

Phục hồi và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra của giai đoạn 2021-2025:

– Tăng trưởng GRDP bình quân 8%/năm; – GRDP bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng; – Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.000 tỷ đồng;

– Tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm bình quân 4%/năm;

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%.

Trong đó, mục tiêu của năm 2022 là:

– Phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt 7,5%; – GRDP bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng; – Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 2.800 tỷ đồng;

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm, tương ứng với giảm 5.700 hộ nghèo;

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 56,2%.

Sang năm 2023, tiếp tục phấn đấu:

– Tăng trưởng GRDP đạt 8,2%;

– GRDP bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng;

– Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 3.130 tỷ đồng;

– Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,4%/năm, tương ứng với giảm 7.660 hộ nghèo;

– Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 57,6%.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Hà Giang

Trong những năm qua, ngành công nghiệp của tỉnh Hà Giang có sự tăng trưởng; phát triển ổn định và đúng định hướng quy hoạch; thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đã hình thành được; các sản phẩm công nghiệp có thương hiệu trên thị trường trong nước và nước ngoài như: chè; chế biến nông sản thực phẩm và các sản phẩm phục vụ du lịch góp phần tích cực; vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm; xóa đói giảm nghèo cho người dân. Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh Hà Giang đã tập trung vào phát triển một số ngành chính; có lợi thế đó là công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến; thủy điện và bước đầu thu được một số kết quả đáng kích lệ.

Để đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp phát triển; tỉnh Hà Giang đã đề ra định hướng phát triển trong thời gian tới, cụ thể:

– Tỉnh tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu phát triển KKTCK Hà Giang thành; một khu vực phát triển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực (Thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp); với các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan; khu cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị; dân cư và các khu chức năng khác; có kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kinh tế – xã hội đồng bộ.

– KCN Bình Vàng (huyện Vị Xuyên): Ổn định diện tích 254,77ha và chia ra làm 02 giai đoạn đầu tư; trong đó giai đoạn I đang triển khai đầu tư xây dựng có diện tích 142,94 ha. Giai đoạn II có diện tích 115,905ha.

Khu công nghiệp (KCN) Bình Vàng
Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư

– Thành lập mới, xây dựng & phát triển KCN Việt Quang, diện tích khoảng 200ha; phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với các công trình dịch vụ cấp tỉnh; và cấp vùng về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng – chuyển giao công nghệ; các khu dịch vụ đầu mối về logistic, thương mại, vận tải, ….

– KCN trong KKT cửa khẩu Thanh Thủy: Quy mô khoảng 180ha, thu hút đầu tư phát triển; các ngành công nghiệp sản xuất và gia công, chế biến hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ phục vụ xuất khẩu, các ngành công nghiệp sản xuất hàng gia dụng;… không đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng ảnh hưởng đến môi trường.

Khu kinh-tế cửa khẩu Thanh Thủy
Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư

Phát triển cụm công nghiệp

Năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3233/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 12 năm 2016 về việc; phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Năm 2020, tỉnh Hà Giang đã thành lập 5 CCN gồm:Cụm công nghiệp Nam Quang; Cụm công nghiệp Tùng Bá, Cụm công nghiệp Minh Sơn 1, Cụm công nghiệp Minh Sơn 2; Cụm công nghiệp Tân Bắc…

Trong giai đoạn 2021 – 2030 dự kiến thành lập 19 CCN; giai đoạn 2031 – 2050 dự kiến thành lập 24 CCN.

Quý khách cần tìm hiểu thêm về “Khu công nghiệp tỉnh Hà Giang thu hút đầu tư” hãy liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook