Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam

Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam | Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ chính của thủ đô Hà Nội. Hà Nam có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế- chính trị- văn hóa của tỉnh, tương lai không xa sẽ trở thành thành phố vệ tinh của Hà Nội.

Với bề dầy về văn hóa, lịch sử vùng miền cùng với sự ưu đãi của tự nhiên, Hà Nam đã trở thành một trong những vùng đất nổi tiếng đối với du khách thập phương. Hà Nam hiện còn 1,784 di tích thuộc đủ loại hình: 551 ngôi đình, 490 ngôi chùa, 306 ngôi đền, còn lại là các miếu phủ, văn chỉ, từ đường. Trong đó 85 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, trên 100 dich tích xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ di tích tương đối dầy, được phân bố đều khắp ở hơn 1,200 thôn, xóm.

Tài nguyên

Với truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo của con người Hà Nam cùng nguồn tài nguyên nhân văn- du lịch khá phong phú, Hà Nam có nhiểu yếu tố tích cực để trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách du lịch bốn phương…

Hà Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản với chủ yếu đá vôi có trữ lượng hơn 7 tỷ mét khối, được phân bố gần trục đường giao thông, rất thuận tiện trong khai thác, vận chuyển và chế biến. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho phát triển ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh là xi măng, vật liệu xây dựng… Sản phẩm của xi-măng Bút Sơn (Hà Nam) đã có mặt trong nhiều công trình xây dựng của đất nước.

Năm 2020, Hà Nam xếp thứ 44 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 23 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ sáu về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 44,613 tỷ đồng (tương đương với 1,9376 tỷ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 55.2 triệu đồng (tương đương với 2.397 USD), tốc độ tăng trưởng DRDP đạt 7.02%.

Vị trí địa lý

Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý:

Phía Bắc giáp thủ đô HÀ Nội

Phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

Phía Nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình

Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình

Đơn vị hành chính

Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyên, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện  với 109 đơn vị hành chính cấp xã. Bao gồm 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã. Đây cũng là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất cả nước.

Dân số và trình độ học vấn

Năm 2020, Hà Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 51 về dân số, với 808,200 người dân.

Hệ thống giao thông

Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh nằm trên đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A- huyết mạch giao thông quan trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các cảng biển, sân bay ra nước ngoài.

Cạnh trục giao thông xuyên Bắc- Nam với quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua có chiều dài gần 50km, Hà Nam còn nhiều tuyến đường quan trọng khác như quốc lộ 21, 21B, 38; hơn 200km thủy lộ có luồng lạch cùng 42 cầu đường được xây dựng kiên cố đã tạo nhiều thuận lợi trong đi lại cũng như giao thương. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Đường bộ

Tỉnh Hà Nam có nhiều tuyến Quốc lộ trọng điểm đi qua, gồm: Quốc lộ 1A đi Hà Nội, Ninh Bình; Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Nam Định, Thịnh Long; Quốc lộ 21A từ Phủ Lý đi Chi Nê (Lạc Thủy), Hòa Bình và nối với đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 21B dọc theo sông Đáy đi Chùa Hương- Hà Đông; Quốc lộ 21C nối từ đường vành đai 3 Hà Nội đến Ninh Bình; Quốc lộ 38; Quốc lộ 38B: Quốc lộ 21 mới (Phủ Lý- Nam Định); đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình song song với quốc lộ 1A.

Tất cả các tuyến đường tỉnh lộ nối các thị trấn với nhau và các thị trấn với thành phố Phủ Lý đều là đường nhựa với quy mô từ 2 làn xe tới 4 làn xe ô tô. Cùng với rất nhiều con đường nhựa lớn quy mô từ 2 làn xe ô tô trở lên, đã và đang thi công nối các khu kinh tế, khu công nghiệp với các tuyến quốc lộ làm hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nam càng ngày càng thuận tiện.

Giao thông nông thôn đi đầu cả nước về việc bê tông hoặc nhựa hóa các tuyến đường giao thông liên thôn liên xã… kể cả từ nhà ra cánh đồng đường nhiều nơi cũng được bê tông hóa.

Nhờ có hệ thống đường bộ phát triển đồng bộ, đã đóng góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong tỉnh, kết nối với các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước.

Đường sắt

Tỉnh có đường sắt Bắc Nam chạy qua, với 4 ga: Ga Phủ Lý; Ga Đồng Văn; Ga Thịnh Châu và Ga Bình Lục.

Đường thủy

Trên sông Đáy, sông Châu, từ năm 2008 tỉnh đang cho cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sông Đáy. Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua âu thuyền Tắc giang và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện.

Bức tranh kinh tế năm 2021

Năm 2021 với sự đồng lòng của toàn thể hệ thống chính trị, doanh nghiêp và nhân dân tỉnh HÀ Nam cùng quyết tâm thực hiện mục tiêu “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu qảu dịch bệnh”; vừa phngf chống dịch hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người dân, vừa ổn định xã hội, phát triển kinh tế, tình hình KT-XH đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể:

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 theo giá so sánh năm 2010 ước đạt 41,430.2 tỷ đồng, tăng 8.85% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng thấp nhất so với các năm trước, tuy nhiên vẫn là mức tăng trưởng cao thứ 3 trong khu vực đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 6 toàn quốc;

Nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1.8%, đóng góp 8.0 điểm phần trăm;

Dịch vụ tăng 2.6% đóng góp 0.7 điểm phần trăm.

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng trưởng 13.1% đóng góp 7.2 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 129,000 tỷ đồng, tăng 22.9% so với năm 2020, đạt 107.7% kế hoạch năm;

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 5,790 tỷ đồng, tăng 34.6% so với năm 2020 và ước đạt 115.8% kế hoạch năm (riêng công ty Honda Việt Nam đóng ngân sách 3,849 tỷ đồng, chiếm 66.4%/ tổng ngân sách toàn KCN);

Giá trị xuất khẩu ước đạt 3,650 triệu USD, tăng 40.3% so với năm 2020, ước đạt 121% kế hoạch năm 2021.

Về cơ cấu kinh tế khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 9.2%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 63.3%; khu vực dịch vụ chiếm 24.5%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2021 đạt 31,137.3 tỷ đồng, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới là 643 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 10,125 tỷ đồng.

Lũy kế đến ngày 30/11/2021 trên địa bàn tỉnh có 1,060 dự án đầu tư còn hiệu lực với vốn đăng ký 4,570.7 triệu USD và 146,035 tỷ đồng.

Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam

Các KCN tỉnh Hà Nam thu hút đầu tư khởi sắc năm 2021

Trong năm 2021, trước những khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Nam nói chung và tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Song vượt qua những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây nên, Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam (Ban quản lý) đã cố gắng nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và phát triển các KCN trên địa bàn.

Kết quả năm 2021 tại các KCN của tỉnh đã thu hút được 34 dự án đăng ký mới. Trong đó có 19 dự án FDI và 15 dự án DDI; đồng thời điểu chỉnh 170 lượt dự án (trong đó có 25 lượt điều chỉnh tăng vốn đầu tư), với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng them là 386,958 triệu USD và 9,405,326 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm 2021. Góp phần nâng tổng số các dự án đầu tư trong các KCN của tỉnh lên là 486 dự án (trong đó có 298 dự án FDI, 188 dự án DDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,256.48 triệu USD và 39,015.16 tỷ đồng.

Hiện các KCN đã có 406 dự án đi vào hoạt đông. Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp trong các KCN là 3,268.8 triệu USD; đạt 80% tổng vốn đăng ký đối với dự án FDI và 27,604.8 tỷ đồng; đạt 60% tổng vốn đăng ký đối với dự án DDI.

Trong năm 2021

Số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN tăng là 14,497 lao động so với năm 2020. Đến hết năm 2021; tổng số lao động đang làm việc trong các KCN tỉnh Hà Nam là khoảng 89,463 lao động.

Quy mô các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam

Sau hơn 20 năm phát triển; từ một tỉnh thuần nông với nông nghiệp chiếm trên 52% cơ cấu kinh tế; Hà Nam đã trở thành một trong những tỉnh; thành phố có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất cả nước. Nhiệm kỳ 2015-2020 tỉnh Hà Nam nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu về tăng trưởng; với tốc độ bình quân đạt 10.9%/ năm. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Hà Nam vẫn tăng trưởng 7.02%; thu ngân sách đạt 10.78 nghìn tỷ đồng, vượt trên 18% so với dự toán Trung ương giao.

Hiện tại, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ của Hà Nam chiếm 90.3%; trong đó công nghiệp- xây dựng chiếm 64%; còn lại chưa đầy 10% là nông nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy của 8 khu công nghiệp khoảng 75%. Lũy kế đến hết năm 2020, Hà Nam có 1,027 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó có 327 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI); với tổng vốn đăng ký gần 4.33 tỷ USD và 700 dự án trong nước; với tổng vốn đăng ký trên 139 nghìn tỷ đồng.

Nhiệm kỳ 2020-2025

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu đến năm 2025; Hà Nam có tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%, tự cân đối ngân sách; năm 2030 có tốc độ tăng trưởng trong TOP đầu vùng đồng bằng Bắc Bộ; đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; tỉnh Hà Nam đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuạn quy hoạch 8 khu công nghiệp; với tổng diện tích các KCN phát triển đến năm 2020 là 2,534ha. Trong đó tỷ lệ đất công nghiệp 1,781.35ha. Đến nay có 7/8 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích 2,143ha, tỷ lệ lấp đầy 74.4%.

Từ thực tế này, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đề xuất mở rộng và thành lập mới các KCN; tỉnh đến năm 2025 tăng 18 KCN so với năm 2020; quy mô khoảng 7,334ha, tăng 4,800ha so với năm 2020; 1 khu công nghệ cao với quy mô diện tích 1,000ha. Cụ thể, giữ nguyên các KCN Đồng Văn I, II, IV, hỗ trợ Đồng Văn III; Hòa Mạc, Châu Sơn, KCN Thanh Liêm; thành lập mới 18 KCN với quy mô 4,700ha; mở rộng KCN Thái Hà với diện tích 100ha; thành lập khu công nghệ cao Lý Nhân với quy mô 1,000ha.

Quy mô cụm công nghiệp

Theo Sở công thương, đến năm 2020 UBND tỉnh Hà Nam đã ra quyết định thành lập 15 CCN; với tổng diện tích là 279ha. Các CCN đã thu hút gần 200 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vào đầu tư; tạo việc làm cho trên 11,300 lao động. Diện tích quy hoạch CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 điều chỉnh còn 314ha; hiện đã lấp đầy 100%, như CCN Trung Lương, CCN Bình Lục, CCN Đồn Xá- An Mỹ; CCN Kim Bình, CCN Thi Sơn, CCN Cầu Giát.

Sở công thương đã xây dựng phương án phát triển CCN đến năm 2030; tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đề xuất rút khỏi quy hoạch CCN An Mỹ- Đồn Xá do vị trí CCN không thuận lợi; không thu hút được chủ đầu tư hạ tầng; thực hiện thủ tục điều chỉnh mở rộng cho phù hợp quy hoạch đối với các CCN: Thi Sơn; Cầu Giát, Kim Bình; mở rộng thêm khoảng 128ha đối với 4 CCN: Trung Lương, Bình Lục (huyện Bình Lục); Thanh Hải (Thanh Liêm), Tiên Tân (thành phố Phủ Lý) theo quy hoạch chi tiết đã dược duyệt. Đồng thời, phát triển mới 4 CCN với diện tích khoảng 295ha; để đáp ứng nhu cầu thuê đất của doanh nghiệp.

Phát triển CCN

Phát triển CCN song song với phát triển các khu công nghiệp được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; quân tâm chỉ đạo nhằm thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ nhu cầu; nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp lớn nằm trong các khu công nghiệp. Vì vậy, việc điều chỉnh mở rộng; thành lập mới có chọn lọc các CCN có vị trí giao thông thuận lợi; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hộ, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; là cần thiết nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp của tỉnh phát triển; giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông thôn.

Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam
Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Hà Nam
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook