Khu công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thu hút đầu tư | Lạng Sơn là một trong những tinh có bề dày lịch sử phát triển đáng tự hào trong số 63 tỉnh, thành của cả nước. Ngay từ khi nhà nước sơ khai đầu tiên của Việt Nam là Văn Lang được thành lập, Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải. Đến thời Lý, khi hệ thống hành chính được tổ chức quy củ với các đơn vị hành chính như lộ, phủ, châu, vùng đất Lạng Sơn chủ yếu thuộc Lạng Châu.
Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới cơ cấu kinh tế – xã hội có những bước chuyển dịch tích cực từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển, cụ thể như giai đoạn từ 2015 – 2020; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 44,5 triệu đồng (gấp 1,44 lần so với năm 2015); toàn tỉnh đã có 65/181 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Có gần 3.000 doanh nghiệp của cả nước thường xuyên tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, tổng kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn bình quân hằng năm tăng 6,1%; tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt 82% tỷ lệ che phủ rừng đạt 63%; bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, có hiệu quả, năng lực hội nhập quốc tế được nâng lên.
-
Phát triển công nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu.
Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại – du lịch – dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế – xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
Nằm ở vị trí vùng biên Tổ quốc, Lạng Sơn không chỉ là cửa ngõ giao thương kinh tế còn là mảnh đất giàu tiềm năng công nghiệp sẵn có. Chủ trương phát triển công nghiệp đa phương hóa, đa dạng hóa nằm trong sự quan tâm hàng đầu và được UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách ưu tiên với mục tiêu đưa Lạng Sơn phát triển công nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn.
-
Lợi thế phát triển
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế của khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước.
Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại – dịch vụ – du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
Tinh có đường biên giới trên 231 km, 2 cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng huyện Cao Lộc và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Những năm qua, Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.
Vị trí địa lý
Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng Phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh và thành phố Sùng Ta (Quảng Tây, Trung Quốc) Phía nam giáp tỉnh Bắc Giang Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên.
Đơn vị hành chính Tính đến thời điểm năm 2022, Lạng Sơn là tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm: 1 thành phố Lạng Sơn: 10 huyện gồm Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng, Đình Lập, Hữu Lũng, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan.
Dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên 8.310,2 km, dân số khoảng 781.655 người (Năm 2019), đông thứ 52 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 159.670 người (20,4%); ở Nông thôn có 621.985 người (79,6%).
Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %, dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4%.
Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có 210/226 xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 99,9 %; đạt 22,16 giường bệnh vạn dân; 8,4 bác sỹ vạn dân..
Giáo dục
Đến nay Lạng Sơn đã củng cố, phát triển được hệ thống giáo dục đào tạo hoàn chỉnh từ giáo dục mầm non đến phổ thông trung học, từ giáo dục từ xa đến trung học chuyên nghiệp, hướng nghiệp dạy nghề, tiểu học bán trú đến phổ thông dân tộc nội trú; từ trường công lập, dân lập đến trường tư thục….
Hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư
Lạng Sơn nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điềm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác.
Đường bộ
Đường bộ Lạng Sơn phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với tổng chiều dài là 2.828 km, mật độ 0,35km/km2, trong đó có các quốc lộ: 1A (nối Lạng Sơn – Hà Nội 154 km); 1B (Đồng Đăng – Thái Nguyên 105 km, chạy qua các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, nối tiếp với Bắc Cạn và thành phố Thái Nguyên), 4A (Lạng Sơn – Cao Bằng 66 km qua huyện Văn Lãng, Tràng Định nối với Cao Bằng); 4B (dài 80 km nối Lạng Sơn với Quảng Ninh qua huyện biên giới Đình Lập, Lộc Bình); Quốc lộ 31 (Đình Lập – Bắc Giang dài 61 km); quốc lộ 279 (Bình Gia – Thái Nguyên dài 55 km). Các đường tỉnh lộ dài 1.350 km và đường huyện dài 974 km.
Đường bộ Lạng Sơn đã tới được tất cả các thị trấn huyện lỵ, cửa khẩu, chợ biên giới và 226 xã, phường của tỉnh.
Đường sắt
Đường sắt liên vận quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng – Lạng Sơn và cửa khẩu biên giới Việt Trung với chiều dài 165 km là một trong những lợi thế của Lạng Sơn.
Đường sông
Một số đoạn của sông Kỳ Cùng, từ khu vực Lộc Bình qua thành phố tới Văn Lãng và Tràng Định. Khối lượng vận chuyển hàng hóa còn nhỏ.
Kinh tế tỉnh Lạng Sơn năm 2021
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn; tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội và đời sống của nhân dân toàn tỉnh. Nhờ thực hiện thắng lợi mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế – xã hội, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,… tình hình kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển với nhiều kết quả quan trọng.
– Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 6,67% (mục tiêu là 7 – 7,5%);
trong đó: nông lâm nghiệp tăng 5,86%, công nghiệp – xây dựng tăng 9,31%, dịch vụ tăng 5,66%; thuế sản phẩm từ trợ cấp sản phẩm tăng 7,41%.
– Cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp chiếm 22,14%, công nghiệp – xây dựng 23,21%,
dịch vụ 49,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,7%.
– GRDP bình quân đầu người đạt 46,9 triệu đồng.
– Có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; bình quân tiêu chí trên địa bàn tỉnh đạt 13,5 – 14 tiêu chí/xã; mỗi huyện công nhận được từ 2-3 khu dân cư kiều mẫu.
– Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước thực hiện 4.270 triệu USD; đạt 138,6% kế hoạch, tăng 52% so với cùng kỳ.
– Hàng xuất khẩu địa phương 130 triệu USD, đạt 100% kế hoạch, tăng 8,3%.
– Tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 2.911,7 tỷ đồng, tăng 5,4% so với Trung ương
giao; Giải ngân đến hết năm 2021 đạt 97,4% Trung ương giao, đạt 92,3% tỉnh giao. – Đăng ký thành lập mới 416 doanh nghiệp, đạt 83,26% kế hoạch, tổng số vốn đăng
ký 3.890 tỷ đồng; lũy kế toàn tỉnh hiện có 3.312 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký 30.584 tỷ đồng.
– Thu ngân sách năm 2021 kết quả cao nhất từ trước đến nay; nhất là thu từ hoạt động xuất nhập khẩu; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 10.649,6 tỷ đồng, đạt 182,5% dự toán, tăng 48% so với cùng kỳ.
– Các khoản chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đúng định mức và tiết kiệm triệt đề. Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện 12.228,4 tỷ đồng, đạt 113,9% dự toán.
Phát triển khu công nghiệp tỉnh Lạng Sơn
Sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn năm 2021 cơ bản duy trì được tăng trưởng so với năm 2020. Tuy nhiên, đa số các dự án công nghiệp của Lạng Sơn qui mô còn nhỏ bé; ít có dự án đổi mới công nghệ…
Trong năm 2022, khu vực công nghiệp – xây dựng; đặc biệt là khu vực xây dựng tiếp tục được nhận định là; khu vực sẽ có mức tăng trưởng cao, đóng góp lớn vào GRDP. Lý do là trong năm 2022 dự kiến sẽ có nhiều dự án lớn khởi công như; đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, đoạn Hữu Nghị – Chi Lăng; dự án khu du lịch Mẫu Sơn; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 4B đoạn từ Km18 đến Km80….
Ngoài ra; mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng trong năm 2021 đã có nhiều nhà đầu tư lớn; đến khảo sát và đề xuất các dự án đầu tư, vì vậy, năm 2022; dự kiến sẽ có thêm một số dự án lớn của các nhà đầu tư này được triển khai. Đây là những dự địa tăng trưởng của khu vực này.
-
Khu cụm công nghiệp
Lạng Sơn đang đẩy mạnh phát triển khu, cụm công nghiệp. Hiện tại tỉnh đã được quy hoạch 2 khu công nghiệp, tổng diện tích khoảng 762ha; cụ thể: Khu công nghiệp Đồng Bành diện tích 162ha, Khu công nghiệp Hữu Lũng diện tích 599,76ha. Ngoài ra, có Khu công nghiệp Hồng Phong (440ha) được định hướng; trong quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cùng 16 cụm công nghiệp khác. Dự kiến, đây sẽ là một trong những mảng mũi nhọn phát triển kinh tế của tỉnh; xuất khẩu công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương và vùng lân cận; góp phần lớn vào chính sách xóa đói giảm nghèo.
Giai đoạn phát triển công nghiệp 2021 – 2025
Tỉnh định hướng phấn đấu đưa ra mục tiêu đến năm 2030; tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt từ 10 – 11%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 5 – 6%; công nghiệp khai khoáng đạt khoảng 2%, công nghiệp sản xuất; phân phối điện, nước đạt khoảng 3 – 4%.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân trên 9%/năm. Năm 2022, ngành Công Thương tỉnh Lạng Sơn đặt mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp; trên địa bàn tăng 7-8% so với năm 2022. Phấn đấu hình thành 10 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển; hình thành một số cụm công nghiệp có quy mô lớn tại khu vực huyện Hữu Lũng, huyện Cao Lộc; huyện Lộc Bình để tiến tới trong tương lai phát triển thành vùng sản xuất công nghiệp tập trung.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin về “Khu công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thu hút đầu tư” mời liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696