Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư | Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam. Lào Cai có vị trí địa kinh tế, địa chính trị, đóng vai trò trung tâm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh –Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, Lào Cai là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường tỉnh Vân Nam và miền Tây Nam, Trung Quốc.

  • Tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu

Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 163 tỉnh thành.

Lào Cai có cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai-Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ) với 3 điềm thông quan: Ga quốc tế Lào Cai, cầu đường bộ qua sông Nậm Thi, cầu đường bộ qua sông Hồng (là điềm nối giữa đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (Việt Nam) với đường cao tốc Hà Khẩu – Côn Minh (Trung Quốc). Trung tâm của Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) với thị trường Tây Nam – Trung Quốc. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai là cửa khẩu duy nhất ở phía Bắc Việt Nam nằm trong lòng một thành phố trực thuộc tỉnh, có đầy đủ hệ thống dịch vụ của đô thị loại III cũng như các dịch vụ thương mại vận tải, kho bãi, logicstics, …

Vị trí địa lý

Tỉnh Lào Cai giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Tỉnh có vị trí địa lí:

  • Phía bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Vân Nam)
  • Phía tây giáp tỉnh Lai Châu
  • Phía đông giáp tỉnh Hà Giang Phía nam giáp tỉnh Yên Bái

Đơn vị hành chính

Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm:

1 thành phố: Lào Cai ; 1 thị xã: Sa pa ; 7 huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Ma Bàn với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã..

Dân số

Năm 2019, mật độ dân số của tỉnh là 115 người/km2, tăng 19 người/km2 so với năm 2009. Thành phố Lào Cai là địa phương có mật độ dân số cao nhất, năm 2019 là 561 người/km2 tăng so với năm 2009 là 132 người/km2. Dân số khu vực thành thị của tỉnh năm 2019 là 171.456 người, chiếm 23,5%; ở khu vực nông thôn là 558.964 người, chiếm 76,5%. Từ năm 2009 đến nay, tỷ trọng dân số khu vực thành thị tăng 6,9 điểm phần trăm.

Năm 2020, Lào Cai là đơn vị hành chính Việt Nam đồng thứ 55 về số dân. Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thông lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ thành phố Hải Phòng các tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam…lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H’Mông, Tày, Dao, Người Dáy,… Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể.

Y tế

100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế. Có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị.

Giáo dục

Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 01 trường chuyên nghiệp (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên); 14 trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (trong đó có: 01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp; 12 trung tâm giáo dục nghề nhiệp (11 trường công lập, 01 trường tư thục), ngoài ra có 4 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Có 161 trường mẫu giáo, 229 trường tiểu học, 7 trường phổ thông cơ sở, 186 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông.

Du lịch

Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mang những nét đặc trang độc đáo như: có đỉnh Phan xi năng được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, một số nơi khí hậu quanh năm mát mẻ như Bắc Hà, Sa Pa, có bãi đá cổ huyền bí; có các di tích lịch sử được xếp hạng…

Tỉnh Lào Cai có vai trò là một trung tâm du lịch tiều vùng miền núi tây Bắc và cũng là tỉnh biên giới cửa ngõ, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam – một tỉnh du lịch đầy tiềm năng của Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Lào Cai phát triển kinh tế du lịch. Từ những lợi thế về địa lý, tài nguyên du lịch đã giúp cho Lào Cai phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch Văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu khoa học.

Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư

Hạ tầng giao thông

Được chú trọng đầu tư Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 – 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này.

Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điềm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai.

Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Đường bộ

Tỉnh có 5 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4, 45, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài 451km; 10 tuyến đường tỉnh lộ với chiều dài gần 500km và hơn 4.500 km đường liên xã, liên thôn. Đặc biệt, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 265km được đưa vào sử dụng rút ngắn thời gian đi lại giữa Hà Nội – Lào Cai xuống còn hơn 3 giờ. Tuyến đường này được nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu (Trung Quốc) qua cầu Kim Thành tạo mạch nối thông suốt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng..

Đường sắt

Tuyến đường sắt Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai-Hà Khẩu – Côn Minh (Trung Quốc) dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm, vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế.

Đường hàng không

Trong tương lai gần Lào Cai sẽ có Cảng hàng không tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên; cách trung tâm thành phố 34km, là cảng nội địa dùng chung giữa dân dụng và quân sự, có khả năng đón các loại máy bay A320, A321 và tương đương.

Đường sông

Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc giữa tỉnh; tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy liên hoàn…

Cửa khẩu

Lào Cai có 2 cặp cửa khẩu Quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu (đường sắt và đường bộ); có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong thành phố Lào Cai- nơi hội tụ đủ các loại hình; vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy) và tương lai có cả đường hàng không.

Ngoài ra, Lào Cai còn có các cửa khẩu phụ như: Hóa Chư Phùng; Lô Cô Chin, Y Tý, Bản Vược. Trong đó cửa khẩu phụ Bản Vược có đủ các lực lượng chức năng như Hải quan, Biên phòng; Kiểm dịch và các cơ sở kỹ thuật đảm bảo quản lý Nhà nước.

Kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2021

Năm 2021 do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 nên tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; đạt thấp so với năm 2020, ước tính 5,33%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,7%, đóng góp 0,82 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,34%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,15%, đóng góp 1,74 điểm phần trăm vào mức tăng chung. GRDP bình quân đầu người đạt 82,38 triệu đồng. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 9.800 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế có sự thay đổi; khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi đại dịch Covid-19; vì vậy cơ cấu giảm so với năm 2020; cụ thể như sau: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,14%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 46,71%; khu vực dịch vụ chiếm 39,15%.

Sản xuất lương thực được mùa, diện tích, năng suất sản lượng đều đạt và vượt kế hoạch giao. Công nghiệp tuy có một số khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã tập trung giải quyết; nên tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ (giá trị sản xuất tăng 11,2% so cùng kì năm 2020). Đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm chỉ đạo, đã hoàn thành một số công trình trọng điểm; công trình chào mừng 30 năm tái lập tỉnh. Giải ngân vốn đầu tư công triển khai đúng tiến độ, luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước. Hoạt động các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch khắc phục các khó khăn; có tín hiệu tốt phục hồi sau dịch bệnh.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội năm 2022

Mục tiêu phát triển của Lào Cai đến năm 2025 là trở thành tỉnh phát triển; của vùng trung du miền núi phía Bắc và là tỉnh phát triển khá của cả nước; (đứng thứ 20-25 của cả nước). Trong đó:

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân trên 10%/ năm;

– GRDP bình quân đầu người đạt 126 triệu đồng/năm;

– Thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/ năm;

– Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10,5%; Công nghiệp-xây dựng chiếm 45%; Dịch vụ chiếm 44,5%./.

– Thu ngân sách nhà nước đạt trên 20 nghìn tỷ đồng;

– Tổng lượng khách du lịch đạt trên 12 triệu khách;

– Giá trị xuất khẩu qua các cửa khẩu đạt trên 15 tỷ USD;

– Tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch khoảng 25% trong GRDP của tỉnh.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Lào Cai

Lào Cai có thế mạnh phát triển về công nghiệp do sở hữu trên 35 loại khoáng sản; có những loại khoáng sản có trữ lượng rất cao như: Mỏ apatit trữ lượng 2,5 tỷ tấn; mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 120 triệu tấn; trữ lượng quặng đồng trên 100 triệu tấn…

Lào Cai đã hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp lớn; tỷ lệ lấp đầy tính đến hết năm 2018 đạt 95%. Trong đó, Khu công nghiệp Tằng Loỏng là khu công nghiệp luyện kim, hóa chất lớn nhất cả nước; tập trung nhiều dự án công nghiệp lớn như: Nhà máy luyện động công suất 10.000 tấn/năm; (đang nâng thêm công suất 20.000 tấn/năm); Nhà máy phân bón DAP số 2 Lào Cai công suất 330.000 tấn/năm; Tổ hợp Dự án Công ty Cổ phần hóa chất Đức Giang gồm axit photphoric 160.000 tấn/năm; axitsunfuaric 80.000 tấn/năm.

Khu công nghiệp (KCN) Tằng Loỏng - Lào Cai
Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư

DCP 50.000 tấn/năm, supe lân 200.000 tấn/năm, phốt pho vàng công suất 100.000 tấn/năm; 20 nhà máy chế biến phân bón, hóa chất các loại…

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai với tổng diện tích 15.929,8ha có cơ sở hạ tầng; dịch vụ tương đối đầy đủ và là 1 trong 9 Khu Kinh tế cửa khẩu trọng điểm; được Chính phủ đầu tư

Khu kinh-tế cửa khẩu Lào Cai tỉnh Lào Cai
Khu công nghiệp tỉnh Lào Cai thu hút đầu tư
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty hoặc @batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @blueoceanrealtyvn

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
Chat Facebook