Khu công nghiệp tỉnh Long An thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Long An thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Long An. Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt. Tuy nằm ở vùng ĐBSCL song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam (VPTKTTĐPN). Tỉnh Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Là tỉnh nằm cận kề với TP.HCM có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát Triển Kinh Tế Trọng Điểm Phía Nam (VPTKTTĐPN), nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Long An  được coi như “cánh tay” nối dài của TP.HCM, nhiều năm trở lại đây đã ghi nhận những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư. Long An chính là dấu gạch nối giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm Đông và Tây Nam Bộ. Trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu kinh tế của TP.HCM, Long An được xem là khu vực mở rộng để di dời các nhà máy công nghiệp thuận tiện nhất. Hiện Long An đang có 36 Khu/Cụm Công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 80% và đang từng bước trở thành trung tâm công nghiệp & dịch vụ của cả vùng ĐBSCL. Sự hình thành và phát triển các KCN đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, mở rộng các đô thị và tạo lập thêm nhiều đô thị mới trên địa bàn.

Mục tiêu đến năm 2030

Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như : quốc lộ 1A, quốc lộ 50, . . . các đường tỉnh lộ : ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v . . . Tỉnh Long An có tổng diện tích là 4.490,20 km², xếp thứ 34 toàn quốc.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tầm nhìn đến năm 2050

Theo quy hoạch, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh; con người phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Vị trí địa lý

Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp
  • Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
  • Phía bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia.

Đơn vị hành chính

Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc và 188 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 161 xã, 12 phường và 15 thị trấn, bao gồm :

Thành phố: thành phố Tân An

Thị xã:  thị xã Kiến Tường

Các huyện:  Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.

Dân số

Hiện nay, dân số toàn tỉnh Long An đạt 2.003.000 người, mật độ dân số đạt 446 người/km². Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 36%.

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Long An có 36 dân tộc cùng 110 người nước ngoài sinh sống. Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau.

Long An còn có lợi thế về nguồn lực: tiềm năng đất đai dồi dào; nguồn nhân lực được chú trọng đào tạo lành nghề; môi trường đầu tư thân thiện, thủ tục nhanh chóng, ưu đãi hấp dẫn và chi phí cạnh tranh…

Giáo dục

Trên địa bàn toàn tỉnh Long An có hơn 500 trường học ở cấp phổ thông trong đó trung học phổ thông có 48 trường, trung học cơ sở có 122 trường, tiểu học có 246 trường, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo.Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Long An cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh Long An có 2 trường Đại Học là Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An và Trường Đại học Tân Tạo. Tỉnh có 3 trường cao đẳng và 4 trường Trung cấp cùng nhiều trung tâm dậy nghề khác.

Y tế

Tỉnh Long an có hệ thống y tế khá hoàn chỉnh, bao gồm: 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện, 8 phòng khám khu vực và có 183/188 xã, phường, thị trấn có trạm y tế.

Đến nay, tỉnh Long An có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, và 190 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.807 giường, trong đó các bệnh viện có 1.980 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 95 giường, trạm y tế có 732 giường.

Du lịch

Long An là cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh về miền tây, dải đất trải dài theo hai triền sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Với lịch sử hình thành từ rất sớm, là nơi hội ngộ của hai nền văn hóa cổ: Đồng Nai, Ốc Eo và trên 90 di tích lịch sử – văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, thắng cảnh, đã tô thắm lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất địa linh nhân kiệt.

Long An còn là địa danh du lịch hấp dẫn với hệ sinh thái Đồng Tháp Mười phong phú hệ động thực vật; các di tích lịch sử – văn hóa hào hùng, nghệ thuật kiến trúc độc đáo (đền thờ quận công Nguyễn Trung Trực, chùa Tôn Thạnh, nhà Trăm Cột,..); các lễ hội, làng nghề truyền thống (lễ hội Làm Chay, làng nghề dệt chiếu,…); cùng với các món ăn đặc sản  vùng quê (thanh long, dưa hấu, gạo đặc sản,…); người dân cần cù, chịu khó, sáng tạo và mến khách..

Hạ tầng giao thông

Xác định rõ “hạ tầng giao thông – động lực cho phát triển”, thời gian qua, Long An đã và đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh. Qua đó đã tạo ra một hệ thống giao thông trong tỉnh được thông suốt, huyết mạch, hoàn chỉnh kết nối liên vùng, liên tỉnh mang tính chiến lược. Hạ tầng giao thông hoàn thiện giúp cải thiện năng lực cạnh tranh, môi trường đầu tư kinh doanh và kinh tế xã hội. Hiện, quy mô kinh tế Long An đứng đầu Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 13% tổng quy mô của vùng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh và ở khu vực công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) 9 tháng năm 2023 đạt 4,93%.

Tỉnh Long An xác định huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh là một trong 3 chương trình đột phá mang ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế cần tập trung lãnh đạo triển khai, thực hiện. Theo đó, 8 công trình nằm trong chương trình đột phá về giao thông gồm: Đường Lương Hòa – Bình Chánh; đường Hựu Thạnh – Tân Bửu; Đường tỉnh 826E; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập – Long Hậu; nâng cấp, mở rộng ĐT824; nút giao đường Hùng Vương – Quốc lộ 62.

Giai đoạn 2021-2025

Ngành Giao thông vận tải được giao nhiệm vụ triển khai 3 công trình trọng điểm: đường vành đai TP Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây; đường tỉnh 830E (đoạn từ nút giao cao tốc đến đường tỉnh 830); đường tỉnh 827E (Quốc lộ 50B).

Hiện tỉnh Long An tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm nói trên nhằm góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ở địa phương./.

Đường bộ

Các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1A với 30km chiều dài, Quốc lộ 62, Quốc lộ 50, đường N2, Tỉnh lộ 10, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Các tuyến đường bộ kết nối các khu công nghiệp ở Long An đến thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên được bảo trì nâng cấp đảm bảo khả năng vận tải hàng hóa bằng container có tải trọng lớn đến các cảng và khu vực..

Đường hàng không

– Sân bay Tân Sơn Nhất – Tp HCM: công suất nhà ga: 23 triệu lượt khách/năm và 600.000 tấn hàng hóa/năm.

– Sân bay Quốc Tế Long Thành – Đồng Nai (đang quy hoạch xây dựng): công suất nhà ga: 100 triệu lượt khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Đường thuỷ

Long An cũng là tỉnh có thế mạnh về giao thông đường thủy với các tuyến giao thông như Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa… đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh..

Cảng sông- cảng biển

– Cảng Bourbon và cảng Hoàng Tuấn (cảng sông): Tải trọng tàu 5.000 DWT. Công suất 550.000 tấn/năm.

– Cảng Quốc tế Long An: Tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 – 70.000 DWT. Công suất bốc dỡ 2020: 15 triệu tấn/năm. Cảng biển quốc tế Long An – là trung tâm đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp – nơi thông thương trực tiếp với cửa khẩu quốc tế Prey-Voa thuộc Campuchia.

Kết nối các cảng trong khu vực, bao gồm:

– Cảng biển Hiệp Phước – Tp. HCM: Tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 – 70.000 DWT, công suất bốc dỡ 200 triệu tấn/năm. Xem vị trí – Cạnh Khu công nghiệp Long Hậu.

– Cảng Cát Lái – Tp. HCM: Công suất bốc dỡ 70 triệu tấn/năm.

Bức tranh kinh tế của Long An trong 9 tháng đầu năm 2023

9 tháng đầu năm 2023, tỉnh Long An dẫn đầu cả nước và đứng thứ 3/114 chủ đầu tư cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn giải ngân đầu tư công của tỉnh Long An đến nay là 9.845,9 tỷ đồng. Đến ngày 04/10/2023, tỉnh giải ngân 7.098,5 tỷ đồng, đạt 72,1% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2022. Tỉnh Long An được mệnh danh là “vua giải ngân” trên cả nước .

Đối với thu ngân sách, 9 tháng 2023 tỉnh vùng ĐBSCL này đã thu 13.754 tỷ đồng, đạt 68,23 dự toán tỉnh giao, giảm 15,98% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa 11.415 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu 2.339 tỷ đồng.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An cho biết, 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh Long An ước tăng 4,93%, có chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.

Trong đó, khu vực 1 tăng 3,59%; khu vực 2 tăng 6,42% và khu vực 3 tăng 3,99%. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 3 có sự bứt tốc ngoạn mục ước 7,78%, đáng chú ý khu vực II tăng tới 12,4% so cùng kỳ, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nhấn mạnh.

Đầu tư FDI vào tỉnh

Về tình hình vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào tỉnh, Long An đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 82 dự án, vốn đầu tư cấp mới 543,5 triệu USD (tăng 253,7 triệu USD). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.215 dự án FDI, vốn 10.519 triệu USD; trong đó có 588 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.624 triệu USD.

Cũng trong 9 tháng năm 2023, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 59 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký mới là 42.495 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2.191 dự án trong nước với số vốn đăng ký trên 254.502 tỷ đồng.

Mục tiêu phát triển của tỉnh Long An đến 2030, tầm nhìn 2045:

Ngày 28/02/2023 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 489/KH-UBND nhằm triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình số 22-CTr/TU ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm 10 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất của cả nước dựa trên công nghiệp xanh, tự động hóa, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; không gian phát triển được tổ chức hiệu quả, thống nhất; có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao, an sinh xã hội được bảo đảm; môi trường sinh thái được bảo vệ, thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Mục tiêu giai đoạn 2021-2030

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9,0%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2,0-2,5 lần so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế (GRDP) của khu vực I, II, III lần lượt là 7%, 64% và 29%. GRDP bình quân đầu người đạt 180 triệu đồng. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 55%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có hơn 50% số xã nông thôn mới nâng cao.

Về tầm nhìn đến năm 2045: Tỉnh Long An phát triển đột phá, là cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Thành phố Hồ Chí Minh, duy trì vị thế tỉnh công nghiệp phát triển bền vững hàng đầu của cả nước, cân bằng giữa giá trị về kinh tế – xã hội và môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.

Tỉnh Long An đầu tư phát triển khu công nghiệp

Tỉnh Long An có lợi thế phát triển mạnh mẽ khu công nghiệp nhờ vị trí liền kề với TP HCM, lại được hưởng lợi rất lớn khi đóng vai trò cầu nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các trung tâm phân phối, logistics tại khu vực miền Nam. Long An hiện có 18 khu công nghiệp đang hoạt động.

Hiện nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư với diện tích đất công nghiệp gần 4.300ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 66%; trong đó, có 878 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 6,2 tỷ USD và 930 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn hơn 133.000 tỷ đồng.

Đối với cụm công nghiệp, toàn tỉnh hiện có 23 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 688 dự án với tổng diện tích đất đã cho thuê hơn 800ha; tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động đạt 87,5%.

Theo UBND tỉnh Long An, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ có 17 khu công nghiệp thành lập mới với diện tích tăng thêm gần 3.200ha. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 51 khu công nghiệp với diện tích gần 12.500ha. Khi đó, tỉnh Long An sẽ là địa phương đứng thứ 2 cả nước (sau Bình Dương) về diện tích các khu công nghiệp, tạo điều kiện và cơ hội lớn để thu hút đầu tư.

Ưu tiên công nghiệp chế biến

Tỉnh Long An luôn ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng tái tạo; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, sản phẩm điện tử, hóa chất và sản phẩm hóa chất, năng lượng…

Đặc biệt, Long An sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp theo hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 13%/năm trong giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh tập trung phát triển khu công nghiệp, tỉnh Long An cũng quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.800ha, nâng tổng số các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 72 cụm với tổng diện tích gần 4.000ha.

Khu công nghiệp tỉnh Long An thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Long An thu hút đầu tư
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook