Vị trí địa lý
Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình | Ninh Bình là tinh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ tỉnh Ninh Bình với diện tích 1,400 km Ninh Bình thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng. Quy hoạch xây dựng phát triển kinh tế xếp Ninh Bình vào vùng duyên hai Bắc Bộ. Tinh Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tinh cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế, vùng Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung, Ninh Bình nằm ở trọng tâm của nửa phía Bắc Việt Nam, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra.
Với vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình, lịch sử văn hóa đồng thời sở hữu hai khu vực là di sản thế giới và khu dự trữ sinh quyển thế giới, Ninh Bình hiện là một trung tâm du lịch có tiềm năng phong phú và đa dang.
Ninh Bình là tình đầu tiên của đồng bằng sông Hồng có 2 thành phố trực thuộc tỉnh Ninh Bình, Tam Điệp).
- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam
- Phía Đông giáp tỉnh Nam Định qua sông Đáy
- Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa
- Phía Nam giáp Biển Đông (vịnh Bắc Bộ) với bờ biển dài 16 km. Ninh Bình là tỉnh có bờ biển ngắn nhất Việt Nam.
Đơn vị hành chính
Tỉnh Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 6 huyện; 143 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 119 xã 17 phường và 7 thị trấn:
Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp; 6 huyện Gia Viễn, Nho Quan, Kim Sơn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh,
Dân số và trình độ học vấn
Năm 2020, dân số tỉnh Ninh Bình đồng thứ 44 cả nước, với 993,920 người. Mật độ dân số 717 người/ km. Hiện dân số tỉnh Ninh Bình đang nằm trong thời kỳ dân số vàng” Đây là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong quản lý và không gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế.
Ninh Bình có tỷ lệ lao động thất nghiệp đô thị khá thấp (3,7%). Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá so vùng đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước. Do vậy, đây là một nhân tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Nhất là đối với các ngành, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động.
Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình luôn đặt nhiệm vụ đào tạo, phát triển năng lực nguồn nhân lực lên vị trí hàng đầu. Lao động của tỉnh hầu hết đều có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Quy mô giáo dục
Ninh Bình đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025; phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo tinh theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và năng lực số.
Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và cả nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 155 trường mầm non, 147 trường tiểu học, 135 trường THCS; 6 trường liên cấp tiểu học và THCS, 27 trường THPT, 1 trường phổ thông thực hành sư phạm; 8 cơ sở GDTX cấp THPT; 143 trung tâm học tập cộng đồng với tổng số hơn 250,000 trẻ mầm non, học sinh học viên.
Đối với giáo dục đại học: trường Đại học Hoa Lư đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực. Nơi đây trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước.
Hệ thống giao thông
Nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình được ví như “cửa ngõ” quan trọng từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch cả đường thủy, đường sắt và nhất là đường bộ.
Đường bộ
Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A 12B, 59A…
Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn có tổng chiều dài hơn 3,800 km. Gồm: 8 tuyến quốc lộ dài 238km, 20 tuyến đường tinh dài 268.5 km, đường huyện 349.5 km đường đô thị 374 km, đường xã và hệ thống giao thông nông thôn 2,375 26 km; đường để kết hợp giao thông 219km.
Đường cao tốc qua Ninh Bình gồm 2 tuyến cao tốc Ninh Binh – Thanh Hóa (tuyến cao tốc Bắc – Nam); tuyến Ninh Bình – Hải Phòng. Hai tuyến cao tốc sẽ góp phần nâng cao tốc độ lưu thông mức độ kết nối với giao thông trong khu vực và toàn quốc.
Đường sắt
Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19 km với 4 ga, Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao. Tuyến đường sắt thuận tiện trong vận chuyển hành khách, hàng hoá và vật liệu xây dựng.
Đường thuỷ
Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường thuỷ rất thuận lợi, với tổng chiều dài 496km. Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy; sông Hoàng Long, sông Bối, sông An, sống Vạc, sống Lạng, sông Vân Sàng. Mật độ sông suối bình quân 0.5km/km2. Ninh Bình còn có các cảng lớn như: cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn. Các cảng này góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Bức tranh kinh tế Ninh Bình 10 tháng đầu năm 2021
Năm 2020, vượt qua những khó khăn, đặc biệt là những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19; KT-XH tinh Ninh Bình đã đạt được kết quả. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,78%; thu ngân sách tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt mức cao nhất từ đầu nhiệm kỳ; sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng, nông nghiệp được mùa.
Khu công nghiệp tỉnh Ninh BìnhTrong bối cảnh đại dịch Covid-19 với biến chúng mới nguy hiểm hơn trên thế giới; ở trong nước. Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát trở lại vào cuối tháng Tư; tại nhiều địa phương với diễn biến phức tạp hơn. Đặc biệt trong quý III, nhiều tỉnh thành phố trên cả nước; trong đó có các tỉnh trọng điểm kinh tế phải thực hiện giãn cách XH theo Chỉ thị 16/CT-TTg; của Thủ tướng Chính phủ.
Điều này đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất; kinh doanh và đời sống xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Ninh Bình nói riêng. Tuy nhiên, năm 2021, tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”. Đó là vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân; vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong trạng thái bình thường mới. 10 tháng đầu năm nay, nền kinh tế của tỉnh từng bước phục hồi và đạt tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể như sau:
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tăng 7.89%. Giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh ước đạt 80,761.9 tỷ đồng, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng giá trị xuất khẩu 10 tháng năm nay ước đạt 2,378.8 triệu USD, tăng 4.5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị nhập khẩu 10 tháng năm nay ước đạt 2,646 triệu USD, tăng 5.8% so với 10 tháng năm 2020.
Nông nghiệp
Năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh vụ mùa năm 2021 đạt 54.24 tạ/ha, tăng 0.17% so với cùng vụ năm trước. Chăn nuôi gia cầm ước đạt 6.7 triệu con, tăng 6,3 so với cùng thời điểm năm trước.
Lâm nghiệp
10 tháng đầu năm nay, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 207 ha, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 22,8 nghìn m3, tăng 3,4%; sản lượng củi khai thác 25.2 nghìn tấn, giảm 3%.
Thủy sản
Sản lượng thủy sản 10 tháng năm nay ước đạt 53 nghìn tấn, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư và phát triển
Tổng vốn đầu tư phát triển 9 tháng đầu năm 2021 toàn tỉnh ước thực hiện trên 21.998,3 tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.482.8 tỷ đồng, giảm 0.8%.
Thương mại, dịch vụ và giá cả
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động thương mại, vận tải, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tính chung 10 tháng đầu năm nay doanh thu các ngành dịch vụ vẫn đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2020. Riêng hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Tổng số khách đến các điểm thăm quan, du lịch trên địa bàn tỉnh trong 10 tháng đạt gần 925,7 nghìn lượt khách; giảm 58,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hóa
Toàn tỉnh trong 10 tháng năm 2021: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước thực hiện trên 27,980.3 tỷ đồng, tăng 16,1% so với 10 tháng 2020.
Chỉ số giá tiêu dùng
CPI bình quân 10 tháng đầu năm 2021 tăng 0.91% so với cùng kỳ năm trước.
Vận tải hành khách
Tính chung 10 tháng 2021; vận tải hành khách toàn tỉnh ước thực hiện gần 13.7 triệu lượt khách, giảm 1.4% so với 10 tháng 2020; và luân chuyển trên 756,4 triệu lượt khách, tăng 1%.
Vận tải hàng hóa
Tính 10 tháng năm 2021; khối lượng hàng hoá vận chuyển toàn tỉnh đạt gần 44,4 triệu tấn, tăng 3,4%; và luân chuyển trên 6,315.5 triệu tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Doanh thu vận tải
Trong 10 tháng: doanh thu vận tải toàn tỉnh đạt gần 5,345 tỷ đồng, tăng 4.4% so với cùng kỳ.
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ninh Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh bình quân đạt 8,5%/năm. Cơ cấu kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) đến năm 2025: công nghiệp – xây dựng 49%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 8,5%; dịch vụ 42,5%. Đồng thời, cơ cấu kinh tế GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2025 đạt 105 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt 19.000 tỷ đồng trở lên. Mục tiêu đẩy mạnh phát triển KT-XH của tinh gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thu hút đầu tư
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; tỉnh Ninh Bình đã xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới; đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ; nhằm khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh; tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất; kinh doanh.
Giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Ninh Bình thu hút 279 dự án; tổng vốn đăng ký đầu tư gần 38,200 tỷ đồng, Trong đó có 56 dự án trong KCN; CCN với tổng vốn đầu tư gần 19,300 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 79 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.410 triệu USD. Các nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước, vùng lãnh thổ: Hàn Quốc (38 dự án); Trung Quốc (5 dự án), Đài Loan (15 dự án), Hồng Kông (4 dự án); Thái Lan (2 dự án), Nhật Bản (2 dự án), EU (7 dự án).
-
Năm 2021
Ninh Bình xác định công tác thu hút đầu tư được ưu tiên hàng đầu song phải lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao, không thu hút đầu tư bằng mọi giá. Theo quyết định của UBND tỉnh, năm 2021 tỉnh Ninh Bình tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và lĩnh vực VH-XH Phấn đấu trong năm 2021, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách tăng trên 10% so với năm 2020.
UBND tỉnh cũng đề ra 05 giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021:
+ Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành:
+ Cải cách thu hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh;
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư;
+ Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư
Quy mô khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Ninh Binh rất chú trọng phát triển công nghiệp. Tinh đã tạo nhiều cơ chế, chính sách thiết thực để thu hút đầu tư, chính sách đất đai, ưu đãi về thuế, đào tạo lao động, cải cách thủ tục hành chính.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, toàn tỉnh có 7 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 1,472ha.
Năm 2004, KCN Khánh Phú- KCN đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập. Đến nay tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch 7 KCN, với tổng diện tích 1,472ha, chiếm 1,061% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Có 5 KCN đã xây dựng và đi vào hoạt động. Gồm: KCN Khánh Phú (351ha), KCN Phúc Sơn (142ha), KCN Tam Điệp I (64ha); KCN Tam Điệp II (386ha), KCN Gián Khẩu (162ha), KCN Khánh Cư (67ha), KCN Kim Sơn (200ha). Hiện nay, các KCN của tỉnh Ninh Bình có tỷ lệ lấp đầy gần như đạt 100%.
Hiệu quả của các dự án được đánh giá ở mức khá so với cả nước và khu vực. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đa phần là các dự án có quy mô lớn. Đến nay, các KCN đã thu hút được 113 dự án với tổng vốn đăng ký 61,474 tỷ đồng. Trong đó, có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 504.6 triệu USD.
-
22 cụm công nghiệp
Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình còn có 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 đạt 18,9%/năm; vượt so với mục tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh là 16%/ năm. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 (theo giá so sánh 2010) đạt là 279,037 tỷ đồng. Trong đó năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 78,585 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với năm 2016.
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình đặt mục tiêu phấn đấu; giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2025 (theo giá so sánh 2010) đạt 128,000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân đạt 10,25.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 – 2025:
- Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, bổ sung vào quy hoạch tổng thể thêm 2 khu công nghiệp mới. Gồm: KCN Nho Quan (300ha) và KCN Gián Khẩu II (Gia Viễn – 495ha), nâng tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp lên 2,267ha.
- Thành lập mới 4KCN: Tam Điệp II, Kim Sơn, Nho Quan, Gián Khẩu II, tổng diện tích 1381ha.
- Hoàn thành lập Quy hoạch phân khu 3 khu công nghiệp: Kim Sơn, Nho Quan, Gián Khẩu II. – Thu hút được 4 nhà đầu tư xây dựng- kinh doanh hạ tầng các KCN: Tam Điệp II, Kim Sơn, Nho Quan, Gián Khẩu II. Triển khai đầu tư hạ tầng các KCN theo giai đoạn đầu tư được phê duyệt.
Phấn đấu đến hết năm 2025: tập trung thu hút các dự án đầu tư theo định hướng của tỉnh; tổng vốn đầu tư thu hút từ các dự án đầu tư mới trong KCN đạt trên 5.000 tỷ đồng; 100% các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải 4 tập trung, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt trên 90.000 tỷ đồng/năm; thu ngân sách đạt trên 15.000 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho trên 45,000 lao động.
Mục tiêu Ninh Bình phấn đấu đến hết năm 2030:
- Tổng vốn đầu tư thu hút từ các dự án đầu tư mới trong KCN đạt trên 12.000 tỷ đồng;
- Doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN đạt trên 120,000 tỷ đồng/năm.
- Thu ngân sách đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm;
- Giải quyết việc làm cho trên 50,000 lao động;
- Có ít nhất 2 khu nhà ở và dịch vụ công nhân phục vụ các khu công nghiệp.
Quy mô cụm công nghiệp
Song song với đầu tư phát triển KCN, tỉnh Ninh Bình cũng rất tập trung phát triển các CCN và làng nghề. Tinh đã được phê duyệt quy hoạch 25 cụm công nghiệp (CCN) với diện tích quy hoạch 971.07ha.
Hiện, tinh Ninh Bình đã thành lập 17 cụm công nghiệp. Theo đánh giá từ Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình, các CCN trên địa bàn tỉnh đang phát triển khá nhanh. Trong đó có các CCN: Câu Yên, Ninh Phong, Yên Ninh, Gia Vân, Sơn Lai, Phú Sơn tỷ lệ lấp đầy đạt 100%; CCN Ninh Vân đạt 33.6%, CCN Đồng Hướng đạt 52.3%. CCN Mai Sơn đạt 49.82%; CCN Khánh Nhạc đạt 71.6%, CCN Gia Phú đạt 46.5%, CCN Văn Phong đạt 26.17%, CCN Gia Lập đạt 3.4%; 4 CCN đang trong quá trình triển khai gồm: Khánh Thành, Khánh Hải 2, Khánh Hồng, Khánh Thượng.
Các CCN của Ninh Bình cũng đang tạo sức hút mạnh mẽ với các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: giúp địa phương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu sản xuất tập trung (làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân); phát triển nghề truyền thống (nghề cói ở CCN Đồng Hương, nghề gỗ mỹ nghệ ở cụm làng nghề Ninh Phong).
Giai đoạn 2021-2025, Ninh Bình phấn đấu đưa tổng diện tích đất các CCN lên khoảng 946.3ha với 25 CCN. Trong đó thành lập mới 01 CCN. Ninh Bình cũng phấn đấu đưa tỷ lệ lấp đầy bình quân từ 70-75%.
Đẩy nhanh phát triển CCN là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI quyết định đầu tư vào Ninh Bình.
-
Phát triển xanh và bền vững
Ninh Bình sẽ trở thành tinh có động lực tăng trưởng mạnh của Bắc Bộ và cả nước. Tinh đã và đang là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và du khách với cách làm sáng tạo, đổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh và bền vững.
→ Quý khách cần tìm hiểu thêm về “Khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình” vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty
✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn
✓ Youtube: BlueOceanRealty và @batdongsanbor
✓ Instagram: blueoceanrealtyvn
✓ Tiktok: @bortintuc
✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696