Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển thu hút đầu tư

Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển thu hút đầu tư | Tỉnh Ninh Thuận là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, được xem là vùng đất có nhiều tiềm năng lợi thế có thể khai thác, được xác định là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển của nước. Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tỉnh Ninh Thuận đang nỗ lực kêu gọi, xúc tiến đầu tư, đưa Ninh Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Với nhiều tiềm năng, thế mạnh mới về năng lượng tái tạo, du lịch đẳng cấp cao, kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản… Ninh Thuận từ lâu đã là “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ninh Thuận sẽ phát triển và hình thành 6 đô thị ven biển gồm: Vĩnh Hy, Thanh Hải, Khánh Hải, Phan Rang – Tháp Chàm, Sơn Hải, Cà Ná và hình thành dải ven biển, phát triển theo cấu trúc không gian đan xen hỗn hợp đô thị du lịch về phía Bắc và phía Nam của tỉnh.

Trong giai đoạn 2021-2030, Ninh Thuận đặt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,84%/năm. Đến năm 2030, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người đạt trên 8.000 USD/năm; kinh tế biển chiếm từ 45-46% GRDP; kinh tế đô thị chiếm 70% GRDP.

Tầm nhìn chiến lược

Với tầm nhìn chiến lược giai đoạn tới là “Ninh Thuận – vùng đất hội tụ những giá trị khác biệt,” tỉnh chủ trương tập trung các ngành có tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, có khả năng cạnh tranh cao, ưu tiên phát triển 5 cụm ngành gồm: năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng – kinh doanh bất động sản.

Các chế độ ưu đãi dành cho nhà đầu tư của tỉnh Ninh Thuận hiện tốt nhất cả nước. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của địa phương rất tiện lợi. Đường quốc lộ, đường sắt đi qua tất cả các khu công nghiệp. Phía Bắc có cảng Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), phía Nam có cảng nước sâu Cà Ná; 3 địa phương lân cận đều có sân bay… nên rất thuận lợi.

Ngoài ra, Ninh Thuận tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, đột phá… Ninh Thuận đang nỗ lực hết mình để trở thành địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư của Việt Nam và là điểm đến thành công cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Vị trí địa lý

Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý như sau:

  • Phía đông giáp biển Đông
  • Phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía nam giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía bắc giáp tỉnh Khánh Hòa

 Đơn vị hành chính

Diện tích tự nhiên 3.358 km2. Khi mới tái lập, tỉnh chỉ có 1 thị xã, 3 huyện, 52 đơn vị hành chính cấp xã; đến nay Ninh Thuận có 7 huyện, thành phố, trong đó Tp. Phan Rang – Tháp Chàm đã được công nhận đô thị loại II; có 65 xã, phường, thị trấn, trong đó có 32/47 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 14 xã nông thôn mới nâng cao; có 3 huyện, thành phố hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.

Dân số

Dân số trung bình năm 2022 là 598.683 người. Mật độ dân số trung bình   178 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 75,6%, dân tộc Chăm chiếm 13%, dân tộc Răglây chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2022 khoảng  326,3 nghìn người, chiếm  54,5%  dân số của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt  64,9%. Cơ cấu lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chiếm  41,3%, công nghiệp xây dựng chiếm  22,2%, khu vực dịch vụ chiếm  36,5%.

Với nguồn lao động dồi dào trên sẽ đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh..

 Giáo dục

Năm 2022 toàn Tỉnh có 300 trường/ 4.761 phòng học các cấp, trong đó, có 128 trường Tiểu học/ 2230 phòng, 61 trường THCS/ 1.026 phòng, 22 trường THPT/ 462 phòng học, có 123 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ  58,3%), có  89 trường mẫu giáo, nhà trẻ/ 1.043 phòng học. Hệ thống giáo dục phổ thông và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố.

Hệ thống các trường đào tạo gồm: Phân hiệu Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2 – Đại học Thủy lợi, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, Viện Đào tạo Khoa học và Ứng dụng miền Trung, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động.

Y tế

Toàn Tỉnh có 241 cơ sở y tế khám chữa bệnh trong đó 84 cơ sở y tế là công lập, tuyến tỉnh và tuyến huyện có  1.830 giường, đạt tỷ lệ  30,5 giường bệnh/vạn dân, trong đó:  Tuyến tỉnh có  6 cơ sở/ 1.360 giường bệnh. Tuyến huyện, xã có  67 cơ sở/ 470 giường bệnh (trong đó  59 trạm y tế xã, phường/ 295 giường bệnh). Tổng số y bác sỹ  2.105 người.

Đã đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh lên hạng I  quy mô 1.000 giường bệnh,  bệnh viện các huyện Thuận Bắc, Thuận Nam, quy mô 100 giường bệnh; nâng cấp bệnh viện huyện Ninh Phước, bệnh viện khu vực Ninh Sơn và các phòng khám đa khoa khu vực; sáp nhập và thành lập các cơ sở khám, chữa bệnh khác như Bệnh viện Y dược cổ truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Du lịch

Ninh Thuận là tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng); cách Nha Trang 105 km và cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50km về phía Bắc,. Ninh Thuận là tỉnh có nhiều vùng sinh thái, khí hậu khác nhau: vùng biển, vùng đồng bằng, trung du và miền núi gắn liền với các tiềm năng có thể khai thác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là du lịch; định hướng của Ninh Thuận là phát triển du lịch toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

Với chiều dài bờ biển 105 km có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng từ lâu như bãi tắm Ninh Chử, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, Mũi Dinh, Nam Cương…. Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, trong đó có vườn quốc gia Núi Chúa, vườn quốc gia Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia gắn liền biển, là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, đặc biệt là nơi bảo tồn loài rùa biển vàng đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Các bãi rạn san hô biển với trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển Vĩnh Hy – Thái An, Nam Cương – Phú Thọ cũng đang được bảo tồn và khai thác du lịch. Du khách sẽ không thể bỏ qua con đường ven biển đang được hình thành để từ trên cao ngắm các vũng vịnh, bãi tắm liên hoàn suốt chiều dài bờ biển Ninh Thuận.

 Thu hút khách du lịch

 Trong gần 6 tháng đầu năm 2024, Ninh Thuận thu hút gần 2 triệu lượt du khách (tăng 15,2% so với cùng kỳ, đạt 61,6% so với kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế ước đạt 51.000 lượt khách (tăng 155% so với cùng kỳ). Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 2.242 tỷ đồng.

Từ “điểm trắng” du lịch, đến nay du lịch của tỉnh từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: Vườn quốc gia Núi Chúa được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp; Ninh Chữ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu du lịch quốc gia đến năm 2045. Đây sẽ là khu du lịch quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Hạ tầng giao thông

Đến nay , hệ thống mạng lưới giao thông tỉnh Ninh Thuận gần như phát triển toàn diện, với tổng chiều dài trên 1.200 km; 100% số xã đã có đường ô tô đến tận trung tâm, hàng trăm km đường liên thôn, khu phố, nội đồng… được cứng hóa, không chỉ thuận lợi trong việc đi lại, mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển.

Mạng lưới giao thông Ninh Thuận khá thuận lợi, nằm ở giao điểm 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1 A, đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 27 lên Nam Tây nguyên. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông kết nối để tận dụng khai thác lợi thế về hạ tầng cảng biển, sân bay của các tỉnh trong khu vực tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tỉnh, mà trọng tâm là tuyến đường ven biển dài 116km và tuyến đường cao tốc từ sân bay quốc tế Cam Ranh đến thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung nguồn lực để phát triển và hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông gồm đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển. Đây sẽ là nền tảng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Đường sắt

Tỉnh Ninh Thuận có đường sắt Bắc Nam đi qua, ga lớn nhất là ga Tháp Chàm.

Đường bộ

Năm 1992, khi mới tái lập tỉnh hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư đồng bộ, các tuyến đường đi qua khu vực thị trấn, thị tứ; các xã vùng sâu, vùng xa bị chia cắt, việc đi lại của người dân rất khó khăn. Nhưng đến nay, tổng chiều dài của các tuyến đường bộ trong tỉnh đã tăng lên 1.531 km.

Trong đó, hạ tầng giao thông đường bộ do Trung ương quản lý là 1 tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đang được triển khai thi công; 3 tuyến Quốc lộ (QL) với tổng chiều dài 175,5 km, gồm: Tuyến QL 1A dài 64,5 km, QL 27 dài 66 km và QL 27B dài 44 km; tỉnh quản lý 14 tuyến đường với tổng chiều dài 321,019 km; giao thông đô thị phát triển được 339,32 km và khoảng 476,68 km đường liên xã. Nhờ đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao thương, phục vụ phát triển sản xuất.

Đường hàng không

Nằm ở phía bắc TP. Phan Rang – Tháp Chàm, sân bay Thành Sơn được xây dựng từ năm 1960, hiện nay là sân bay quân sự cấp 1, có diện tích gần 2.200ha. Sân bay này hiện có 2 đường cất hạ cánh rộng 31m và 23m, dài hơn 3.000m, có thể đón được máy bay Airbus 321, Boeing hoặc tương đương… bảo đảm triển khai các công trình hàng không dân dụng.

Cảng biển

Hiện tỉnh có 3 cảng cá: Đông Hải với cầu tàu dài 265 m, Cà Ná dài 200 m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120 m và Bến cá Mỹ Tân, là nơi trú đậu cho  3.200 tàu thuyền đánh cá trong Tỉnh và các tỉnh vào trú bão an toàn, có khả năng tiếp nhận tàu có quy mô công suất đến 500 CV.

Ngoài ra, tỉnh Ninh Thuận đang xây dựng Cảng biển tổng hợp Cà Ná với diện tích khoảng 567ha, với công suất thiết kế 27 triệu tấn/năm, có tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 25.430 tỉ đồng.

Cảng biển tổng hợp Cà Ná sẽ phục vụ tàu hàng lỏng đến 50.000 tấn, hàng tổng hợp, container và tàu nhập khí LNG đến 100.000 tấn; hàng rời đến 300.000 tấn, với tổng cộng 17 khu bến; được phân kỳ đầu tư thành 3 giai đoạn.

Tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế năm 2023

Trong 3 năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 9,28%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 tăng 9,40%, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước và xếp thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; GRDP bình quân đầu người đạt 87,7 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 27,8%, công nghiệp – xây dựng chiếm 39,6%, dịch vụ chiếm 32,6%. Giá trị sản xuất toàn ngành, đạt 13.576,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,12%/năm, giá trị tăng thêm đạt 5,3%/năm, vượt mục tiêu đề ra (3-4%/năm).

Ngành kinh tế mũi nhọn

Chủ trương xây dựng tỉnh Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước đạt kết quả tích cực; tiếp tục khẳng định là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đến cuối năm 2023, có 58 dự án năng lượng hoàn thành đưa vào vận hành với tổng công suất 3.870,2MW, với sản lượng điện ước đạt trên 7,6 tỷ kWh, chiếm trên 16,5% tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống hạ tầng truyền tải được đầu tư đồng bộ nhằm giảm tải công suất cho các dự án năng lượng tái tạo.

 Ngành du lịch phát triển nhanh và từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Các dự án trọng điểm, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư; chất lượng dịch vụ từng bước được nâng lên. Lượng khách du lịch đến tỉnh tăng nhanh, năm 2023 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2020; doanh thu gấp 2,6 lần so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 10% GRDP tỉnh.

Chủ đề và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2024-2025:

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tập trung vào một số lĩnh vực đột phá nhằm tạo ra cơ chế thông thoáng, mở đường cho sự phát triển trên chặng đường tiếp theo; trọng điểm là các lĩnh vực: Năng lượng sạch, du lịch đẳng cấp cao, nông nghiệp đặc thù ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, kinh tế đô thị.

Năm 2024 xác định là năm “tăng tốc”, có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021-2025.

Phấn đấu đến năm 2025 đạt các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu là: Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) đạt 10-11%/năm; kinh tế biển chiếm khoảng 41-42% GRDP của tỉnh; GRDP bình quân đầu người đạt 113-115 triệu đồng/người; cơ cấu kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm 18-19%, công nghiệp – xây dựng chiếm 42-43%, dịch vụ chiếm 39-40%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt 100-105 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt 6.400-6.500 tỷ đồng, cân đối được chi thường xuyên của ngân sách tỉnh…

Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đầu tư phát triển

Hiện số khu công nghiệp ở Ninh Thuận trên địa bàn toàn tỉnh có 4 Khu công nghiệp, trong đó có 3 KCN đã đi vào hoạt động là  KCN Thành Hải, KCN Du Long, KCN Phước Nam, KCN Trung Nam (Cà Ná) đang trong thời gian quy hoạch và 7 cụm công nghiệp, đạt tổng diện tích 1.830 ha. Trong đó, 7 cụm công nghiệp đã được thành lập, đang triển khai thực hiện thủ tục đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật với quy mô diện tích trên 264ha, bao gồm: Cụm công nghiệp Tháp Chàm 23,48ha; Quảng Sơn 50,28ha, Phước Tiến 40ha, Hiếu Thiện 50ha, Phước Minh 1 và 2 trên 100ha.

Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Thuận sẽ phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.700ha và 19 cụm công nghiệp với diện tích 770ha.

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn để thu hút nhà đầu tư. Quy hoạch đất phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2025 là 9.648ha; trong đó, đất khu công nghiệp 1.233ha, đất cụm công nghiệp 692ha, đất sản xuất phi nông nghiệp 659ha, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 199ha, đất công trình năng lượng 6.865ha. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian này là hơn 165,3 ngàn tỉ đồng.

Thu hút 8 dự án đầu tư

Cũng theo Ban Quản lý các KCN Ninh Thuận, năm 2023, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 8 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 1.145 tỉ đồng, trong đó có 2 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư 675,5 tỉ đồng (tương đương 28,15 triệu USD).

Quy hoạch Ninh Thuận xác định chọn 5 cụm ngành đột phá, gồm: năng lượng và năng lượng tái tạo; du lịch chất lượng cao; công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và kinh doanh bất động sản và 2 động lực tăng trưởng mới là kinh tế biển và kinh tế đô thị. Cùng với đó, tỉnh Ninh Thuận xác định vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là cực tăng trưởng mới, là động lực quan trọng để phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh về cảng biển, cảng cạn và trung tâm dịch vụ logistics, khu công nghiệp, đô thị, du lịch, hướng đến năm 2025 đủ điều kiện thành lập Khu kinh tế ven biển của cả nước.

Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển thu hút đầu tư
Khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận phát triển thu hút đầu tư

Tìm hiểu thêm chúng tôi:

Nếu bạn quan tâm đến Bất động sản Việt Nam , bất động sản Hà Nội hoặc đầu tư vào Việt Nam, chúng tôi là đối tác lý tưởng.

Với chuyên môn trong lĩnh vực khu công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khu công nghiệp Hà Nội, chúng tôi cam kết mang đến những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hãy liên hệ ngay để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

🏢 Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

👍 Fanpage: blueoceanrealtyvn

▶️ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

📸 Instagram: blueoceanrealtyvn

💃 Tiktok: @bortintuc

📲 Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook
Tuyen Sale