Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh | Quảng Ninh là tỉnh địa đầu đông bắc Việt Nam, có diện tích 6,110,1 km. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới, sân bay. Quảng Ninh là tinh duy nhất có cả biên giới đường bộ và đường biển với Trung Quốc, là hành lang chiến lược nổi Đông Bắc Việt Nam với Trung Quốc. Quảng Ninh là cực trung tâm của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và khu vực ven biển miền bắc, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội phát triển cho đất nước. Đây là tinh khai thác than đá chính của Việt Nam.

Quảng Ninh còn có vịnh Hạ Long, là di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới và là quê gốc của Nhà Trần – một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam.

  • Hệ thống đường cao tốc dài nhất Việt Nam

Quảng Ninh hiện là tinh sở hữu hệ thống đường cao tốc dài nhất Việt Nam, tất cả đều do tinh thực hiện. Mạng lưới đường cao tốc dài 264km đã mang Quảng Ninh đến gần hơn với Hà Nội và Hải Phòng, củng cố tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và rút ngắn thời gian di chuyển đến biên giới Trung Quốc, thúc đẩy thông thương hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, Quảng Ninh còn sở hữu 213 cảng và bên trong đó số lượng cảng hàng hóa là 174. Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn thế hệ mới được đưa vào hoạt động vào năm 2020 với cơ sở hạ tầng hiện đại.

Cơ sở hạ tầng tốt và môi trường kinh doanh thân thiện và thuận lợi là điều kiện quan trọng tiên quyết đối với sự phát triển của Quảng Ninh, Quảng Ninh đã 4 năm liên tiếp dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tạo sức hấp dân mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.

Vị trí địa lý

Quảng Ninh có vị trí vị trí địa lý như sau:

  • Phía bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
  • Phía đông và nam giáp Vịnh Bắc Bộ
  • Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng
  • Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.

Đơn vị hành chính

Quảng Ninh là tinh có nhiều thành phố trực thuộc nhất Việt Nam. Tinh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm: 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện với 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Trong đó:

4 thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí. Trong đó, thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ là hai địa phương được hợp nhất làm một lấy tên chung là thành phố Hạ Long;

2 thị xã: Đông Triều, Quảng Yên;

8 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn.

Dân số

Năm 2021, dân số tỉnh Quảng Ninh đạt 1.415.000 người. Tại Quảng Ninh, dân số nam đông hơn dân số nữ. Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là “dân số trẻ”, với tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới động hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%).

Vượt xa cả thủ đô Hà Nội, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2020 đạt 66,56% và là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, chỉ sau Đà Nẵng Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Cần Thơ.

Hạ tầng giao thông phát triển đột phá

Quảng Ninh được biết đến là địa phương điển hình trong phát triển hạ tầng giao thông ở cả nước. Quảng Ninh xác định đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông là tiền đề vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đó sẽ là động lực giúp Quảng Ninh thực sự cất cánh.

Đường bộ:

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đang có một mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ với các tuyến quốc lộ gồm: QL 18A, QL 18C, QL 4B, QL 10 và QL 279 với tổng chiều dài 381km, trong đó QL18 là tuyến trọng yếu của tinh dài gần 250km xuyên suốt từ Đông Triều đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái; có 324km đường tỉnh lộ và hơn 2.000km đường liên huyện, liên xã.

Để phá thế độc đạo của quốc lộ 18, Quảng Ninh xúc tiến xây dựng cầu Bạch Đằng và đường cao tốc nối Hải Phòng – Hạ Long. Tuyến cao tốc này tiếp nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng để về Quảng Ninh, Cầu Bạch Đằng trị giá gần 7.300 tỷ, cùng với cao tốc Hải Phòng – Hạ Long trị giá hơn 6.400 tỷ giúp rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội xuống Hạ Long từ 4-5 giờ còn khoảng 1 giờ 30 phút. Dự án có ý nghĩa quan trọng giúp giải quyết những bất cập về giao thông của Quảng Ninh nhiều năm nay.

Quảng Ninh còn xúc tiến đầu tư cao tốc từ Hạ Long đi Vân Đồn trị giá 12.000 tỷ đồng. Dự án giúp kết nối sân bay Vân Đồn với các địa phương khác trong tỉnh Quảng Ninh. Khoảng cách đi từ Khu kinh tế Vân Đồn đi các tỉnh thành khác của phía Bắc cũng được rút ngắn.

Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái

Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài khoảng 80 km. Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đang trong quá trình thi công liên tục để kịp hoàn thành tuyến cao tốc vào năm 2021. Đây là “mảnh ghép” cuối củng để hoàn thiện gần 200 km đường cao tốc của Quảng Ninh, kết nối tuyến cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đến thành phố cửa khẩu Móng Cái thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam.

Ở phía tây, tỉnh này đang chuẩn bị đầu tư dự án đường ven sông Bạch Đằng nối từ cao tốc Hải Phòng – Hạ Long đến Đồng Triều. Tuyến đường dài hơn 50 km dự kiến sẽ đi qua Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều, giúp kết nối thuận lợi với Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Ở ven biển, một tuyến đường dài hơn 40 km, 6 làn xe, kết nối Hạ Long với Cẩm Phả cũng đang trong quá trình xây dựng. Tuyến đường ven biển này sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 18, rút ngắn thời gian đi từ Hạ Long đi Cẩm Phả.

Quảng Ninh làm mới và nâng cấp 65,7 km đường tỉnh; cải tạo, làm mới 743,6 km đường huyện, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn, miền núi.

Quảng Ninh hiện có khoảng 264 km đường cao tốc, chiếm hơn 1/10 cả nước. “Giao thông đi trước một bước” đã tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Đường biển

Quảng Ninh có cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, có thể tiếp nhận cùng lúc 2.000 tàu du lịch, là “cửa ngõ” đến Di sản – Kỳ quan thế giới Vịnh Hạ Long.

Quảng Ninh còn xúc tiến đầu tư dự án cảng tàu khách quốc tế tại vịnh Của Lục Bến quốc tế được thiết kế hiện đại, cầu cảng dài 406 m gồm 6 trụ neo, sảnh đón khách dài 130 m, rộng 30 m, có khả năng đón những du thuyền khổng lồ, phục vụ được 2 tàu đậu cùng lúc. Nhờ công trình này, Quảng Ninh hoàn toàn có thể đón được những tàu khách quốc tế chở cả nghìn khách, tạo sức bật đặc biệt cho ngành du lịch.

Cùng với đó và khoảng 200km đường hàng hải với 147 cảng bến các loại, trong đó có 5 cảng biển. Trong đó, cảng nước sâu Cái Lân có thể đón tàu có trọng tải đến 50.000 DWT. Bên cạnh đó, tinh đang kêu gọi đầu tư vào cảng nước sâu Hòn Nét – Con Ong tại Cẩm Phả, có thể đón tàu trên 100.000 DWT; khu vực cảng biển Hải Hà cũng có cảng nước sâu đón được tàu có trọng tải đến 100.000 DWT.

Đường sắt

Có 65km đường sắt quốc gia nhánh Yên Viên – Cái Lân (hiện đang được cải tạo nâng cấp), ngoài ra còn khoảng 200km đường sắt chuyên dùng của ngành Than ở khu vực Uông Bí, Hạ Long và Cẩm Phả. Theo Chương trình xây dựng nông thôn mới của tinh giai đoạn 2011-2020; hoàn thành cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân

Đường hàng không

Bước ngoặt đến với Vân Đồn vào năm 2015, khi Quảng Ninh khởi công dự án sân bay tư nhân đầu tiên tại xã Đoàn Kết. Giờ Vân Đồn đã có sân bay quốc tế, có đường cao tốc thuận lợi kết nối với các trung tâm khác, giúp hình thành một khu kinh tế ven biển lớn.

Đường sông

Quảng Ninh có 642km đường thuỷ nội địa.

* Với những bước đi chiến lược trong đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, Quảng Ninh đang vươn lên trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu Bắc Bộ và cả nước.

Định hướng không gian phát triển tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn mới

Trong giai đoạn tới, Quảng Ninh định hướng thực hiện không gian phát triển “Một tâm – Hai tuyến – Đa chiều – Hai mũi đột phá”. – Một Tâm” là TP. Hạ Long là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa của tỉnh.

Hai Tuyến, gồm:

+ Tuyến phía Tây: xuất phát từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và Thủ đô Hà Nội, phát triển chuỗi đô thị – công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao và du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh. Trong đó, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới.

+ Tuyến phía Đông: xuất phát từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới Đông Bắc Á phát triển chuỗi đô thị sinh thái – dịch vụ thương mại, du lịch tổng hợp cao cấp, nông nghiệp sạch – công nghệ cao và kinh tế biển, lấy phát triển công nghiệp để dẫn dắt nông nghiệp.

– “Đa chiều” là: phối hợp liên kết ở cấp quốc gia, hợp tác cạnh tranh ở cấp quốc tế.

– Hai mũi đột phá là: Khu kinh tế Vân Đồn và Khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

Quảng Ninh trong Top 5 tỉnh thành phố có GDP đầu người cao nhất cả nước

Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng cao, GRDP đạt gần 11% trong giai đoạn 2016 – 2019. Sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh những năm gần đây thật sự phải khiến cho nhiều người bất ngờ. Trong khi GDP tăng trưởng của cả nước vào khoảng 6,5% thì tinh này đã đạt mức 10,1%, cao hơn cả Hà Nội (8,3%) và TP Hồ Chí Minh (8,0%). Từ 2 thập kỷ này tốc độ tăng trưởng của Quảng Ninh đều trên 10%/năm.

Tăng trưởng GDP cao kéo theo GDP bình quân đầu người Quảng Ninh cũng cao hơn hẳn so với mức bình quân cả nước. Số liệu mới nhất năm gần đây cho thấy GDP bình quân đầu người của Quảng Ninh cao gấp 1,5 lần so với cả nước. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 6.135 USD, cao gấp đôi bình quân chung cả nước. Hết năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 6.700 USD, lọt top 5 tỉnh, thành phố có GDP đầu người cao nhất cả nước.

Năm 2021

Dự kiến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trên 10%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 51.000 tỉ đồng, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về Chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPITốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng năm 2021 của Quảng Ninh tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo, GRDP cả năm 2021 của tinh sẽ đạt 2 con số như mục tiêu đề ra.

Trong quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ninh sẽ là một trong ba đầu tàu kinh tế của miền Bắc bên cạnh Hà Nội và Hải Phòng.

Phát triển kinh tế 8 tháng đầu năm 2021

8 tháng đầu năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, nhưng tinh Quảng Ninh thực hiện tốt mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội:

Tăng trưởng GRDP đạt 8,6%, cao hơn so với cùng kỳ 2020 (cùng kỳ tăng 8,5%) nhưng thấp hơn 1,1 điểm % so với kịch bản tăng trưởng đề ra đầu năm (9,7%);

Tổng thu NSNN đạt 33.527 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt 26.462 tỷ đồng, thu từ XNK đạt 7.056 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 64.000 tỷ đồng, tăng 7,8%.

Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 7,44% so với cùng kỳ;

Chỉ số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 5,6% so với cùng kỳ;

Khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 54,3 triệu tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ;

Doanh thu vận tải, kho bãi đạt 17.792 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ;

Kim ngạch xuất khẩu đạt 1690 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ;

Kim ngạch nhập khẩu đạt 1730 triệu USD, tăng 10.2% so với cùng kỳ;

Thành lập mới 1322 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 22.500 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ. Hiện nay, toàn tỉnh có 17.500 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 195.000 tỷ đồng;

Mục tiêu năm 2025: Mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt khoảng 10%/năm;

GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000USD

Cơ cấu kinh tế năm 2025:

Công nghiệp – xây dựng 49 – 50%; Dịch vụ 46 – 47%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3 – 5%;

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%/năm;

Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm;

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt trên 75%;

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt 87,5%, trong đó, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chúng chỉ đạt trên 52%;

Hằng năm, giữ vững vị trí nhóm đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).

Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Nhờ cải thiện tốt môi trường đầu tư, khơi thông những điểm nghẽn của nền kinh tế về cơ chế chính sách, hạ tầng, Quảng Ninh đang tạo sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Từ khi hình thành Khu công nghiệp đầu tiên là Cái Lân vào năm 1997, đến nay, Quảng Ninh thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các dự án thứ cấp đạt khoảng 7,4 tỷ USD. Trong đó, lượng vốn FDI chiếm 56,5%, tương đương 4,18 tỷ USD. Con số này được đánh giá là còn khiêm tốn với địa phương có tiềm năng lớn như Quảng Ninh.

Chúng ta có thể kể đến một số nhà đầu tư nổi bật như:

Tập đoàn Texhong với 2 dự án đầu tư có tổng vốn trên 500 triệu USD là; Nhà máy sản xuất sợi Texhong Ngân Long (giai đoạn I) tại Khu công nghiệp Hải Yến (TP. Móng Cái); và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Texhong Hai Hà (giai đoạn I); tại xã Quảng Điền, huyện Hải Hà. Hiện tại đã có 18 dự án của nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào KCN; với tổng nguồn vốn đã huy động trên 1,3 tỷ USD; giải quyết công ăn việc làm ổn định cho trên 11.300 lao động.

Tập đoàn Amata Thái lan đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Sông Khoai; có quy mô 714 ha, với tổng vốn đầu tư hơn 155,5 triệu USD.

Nhà đầu tư Khu công nghiệp DEEP C đến từ Bi cũng đã cùng các đối tác đầu tư; 2 dự án hạ tầng gồm Khu công nghiệp Nam Tiền Phong 369,8ha; và Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong 1.192,9 ha (thuộc Khu công nghiệp – Dịch vụ Đầm Nhà Mạc; nằm trong Khu kinh tế Quảng Yên).

Foxconn, tập đoàn xếp thứ 24 trong nhóm 500 tập đoàn lớn nhất toàn cầu; là nhà cung ứng sản xuất linh kiện chính cho các “ông lớn” công nghệ như Apple, Motorola; Nokia và HP, đã đầu tư vào Khu công nghiệp Đông Mai (thị xã Quảng Yên). Năm 2021, nhà máy của Foxconn tại KCN Đông Mai dự kiến sản xuất khoảng; 1 triệu màn hình tinh thể lỏng và ti vi với giá trị xuất khẩu khoảng 250 triệu USD.

Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Theo Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, 9 tháng đầu năm 2021; UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp giấy chứng nhận thu hút 8 dự án đầu tư FDI mới; và điều chỉnh tăng vốn cho 4 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,076 tỷ USD; tăng 2,73 lần so với cùng kỳ năm 2020. Dự kiến đến hết năm 2021; thu hút FDI cấp mới và điều chính trên địa bàn sẽ đạt khoảng 1,3 tỷ USD; tăng gần 2,5 lần so với cả năm 2020 (589 triệu USD).

Năm 2021 có sự xuất hiện của Tập đoàn Jinko Solar. Tập đoàn đã quyết định lựa chọn Quảng Ninh đầu tư 2 dự án; có hàm lượng khoa học công nghệ cao tại Khu công nghiệp (KCN) Sông Khoai, bao gồm:

+ Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam; với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu USD (dự án khởi động ngày 31/3/2021).

+ Dự án Công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam, có tổng vốn đầu tư gần 400 triệu USD; (trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án ngày 19/9).

Đây là 2 dự án có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất; được đầu tư trên địa bàn Quảng Ninh từ trước đến nay sẽ; tạo ra những cú huých phát triển mới trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Quảng Ninh. Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ có doanh thu bình quân năm hơn 25.654 tỷ đồng; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 461,3 tỷ đồng, giúp giải quyết việc làm cho 2.188 lao động địa phương.

Phát triển khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Ngành Công nghiệp của Quang Ninh trong thời gian qua đã từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh; phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh; thời gian tới đòi hỏi ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục có những bước phát triển mới; nhanh và vững chắc, tạo bước đột phá vững chắc cho sự phát triển thương mại; dịch vụ giai đoạn 2016-2020.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn; chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài; đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… Tài nguyên than có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tân, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long; Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều, mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40 – 50 triệu tấn. Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… có trữ lượng tương đối lớn.

Cùng với đó, Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và 2 cửa khẩu quốc gia là Hoành Mô (Bình Liêu) và Bắc Phong Sinh (Hải Hà), tiếp giáp một thị trường có dân số đông, kinh tế phát triển năng động của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đặc biệt, khi các dự án đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, sân bay quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động, hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh với khu vực và thế giới sẽ đồng bộ cả đường biển, bộ, sắt và đường hàng không…

Phát triển kinh tế – xã hội

Với quan điểm phát triển kinh tế – xã hội bền vững; phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế từng bước chuyển dịch từ các hoạt động “nẫu” sang “xanh”; giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, có tác động lớn đến môi trường; thúc đẩy các ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường. Quảng Ninh xác định đẩy mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo (CBCT) trở thành; một trong ba trụ cột chính của ngành công nghiệp, động lực cho phát triển kinh tế.

Theo số liệu thống kê, năm 2010 Quảng Ninh mới có 291 doanh nghiệp (DN) CBCT; đến năm 2020 đã tăng lên 841, chiếm hơn 80% số DN toàn ngành công nghiệp của tinh. Tổng nguồn vốn đầu tư ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2010 – 2020 đạt gần 69 nghìn tỷ đồng; chiếm hơn 13% tổng vốn đầu tư toàn tinh, chiếm gần 29% tổng vốn toàn ngành công nghiệp; và giải quyết việc làm cho hơn 54 nghìn lao động mỗi năm.

Trước mắt; với nền tảng hạ tầng các KCN hiện có và đang được hoàn thiện, dự kiến trong năm 2021; các KCN, KKT thuộc địa bàn quản lý của Ban sẽ thu hút thêm từ 400 triệu đến 500triệu USD. Trong đó, thu hút mới từ 10 đến 12 dự án, với tổng vốn đạt 350 đến 450 triệu USD; và điều chỉnh tăng vốn cho năm đến sáu lượt dự án FDI với tổng vốn đầu tư; tăng thêm khoảng 50 triệu USD.

Mục tiêu đến năm 2025

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp CBCT trong GRDP của tỉnh đạt 15%; đến năm 2030 đạt 20%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tinh đang tập trung phát triển nhanh; bền vững ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2020 2025, tầm nhìn đến năm 2030; với quyết tâm đưa công nghiệp CBCT trở thành một trong ba trụ cột chính; trong ngành công nghiệp của địa phương.

Đến nay, đã có 7KCN được chủ đầu tư thực hiện đầu tư kinh doanh hạ tầng; và cho nhà đầu tư thứ cấp thuê lại đất để thực hiện đầu tư các dự án; bao gồm: KCN Cái Lân, KCN Việt Hưng, KCN Hải Yên, KCN Đông Mai, KCN Cảng biển Hải Hà; KCN Nam Tiền Phong KCN Sông Khoai.

Khu công nghiệp (KCN) Cái Lân - Quảng Ninh
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) Việt Hưng-Quảng Ninh
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Khu công nghiệp (KCN) Hải Yên - Quảng Ninh
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Đông Mai
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
Nam Tiền Phong
Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh đã có 7 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích trên 391ha. 2 cụm công nghiệp tại huyện Bình Liêu; huyện Hải Hà đang tiến hành thẩm định thành lập và đề nghị bổ sung vào quy hoạch; đối với cụm công nghiệp huyện Vân Đồn.

Đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh sẽ có 18 khu công nghiệp trải dài từ; thị xã Đông Triều đến thành phố Móng Cái với tổng diện tích trên 861ha.

Giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.712,64ha. Đến năm 2030; phấn đấu tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt từ 60-75%.

→ Quý khách cần tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Bất động sản Việt Nam Blue Ocean Realty

✓ Fanpage: blueoceanrealtyvn

✓ Youtube: BlueOceanRealty@batdongsanbor

✓ Instagram: blueoceanrealtyvn

✓ Tiktok: @bortintuc

✓ Hotline/ Zalo: 088 808 9696

Compare listings

Compare
Gọi Hotline
zalo-icon
Chat Facebook